• Chào mừng Bạn tham gia chương trình SÁT HẠCH KIẾN THỨC ONLINE CHO HỌC SINH THI LẠI ĐẠI HỌC do Hocmai.vn tổ chức!

“Làm bài thi bất kì thời gian nào trong tháng 11 - Không giới hạn số lần thi, môn thi.”

VIDEO TIN TỨC
CHIA SẺ

“Hồi tớ mới biết tin trượt ĐH vì thiếu 0,5 điểm, mẹ tớ đánh mắng nhiều lắm, còn lôi chuyện tớ có bạn trai hồi năm lớp 12 ra làm lý do tớ trượt nữa. Họ hàng thì toàn các anh chị đỗ đạt nên tớ xấu hổ vô cùng. Tớ không có ai để chia sẻ, thậm chí còn cắt tay tự tử nhưng không được. Cuối cùng tớ cũng phải suy nghĩ trưởng thành hơn, hiểu rằng dù bố mẹ nói thế nhưng bố mẹ rất thương con và có khi còn buồn hơn mình. Tớ quyết định không học NV2, sắp xếp lại sách vở lớp 12 và quyết tâm đăng ký ngay lớp học ôn thi. Năm sau tớ đỗ luôn 2 trường cả khối A1 và D, thậm chí còn thừa điểm nữa. Quan trọng là không được sợ sệt hay nản lòng, chính mình mới là người hiểu rõ tình hình và mong muốn của mình nhất chứ không phải ai khác, cứ đi là thấy đường, cứ gõ cửa sẽ mở”.

T. Dung (thi lại ĐH Ngoại thương)


“I Can - You Can - We Can! Mình cũng đang là học sinh lớp 13, đang ôn thi lại và học online thầy Ngọc vs thầy Hùng. Sang năm chúng ta sẽ làm được! Cố Lên!”.

(Quốc Khánh)


“Mình là học sinh tỉnh lẻ, cũng trượt đại hoc. Bây giờ ôn lại không biết đắt đầu từ đâu. Mình có đỗ NV2 vào một trường đại học công lập nhưng không học và quyết đấu tranh với bổ mẹ cho mình xuống thủ đô để ôn thi lại. Bạn nào cũng đang ôn thi đại học ở Cầu Giấy thì kết bạn với mình nhé!”.

(Trần Phương Linh – THPT Mai Sơn)


“Mình là học sinh lớp 13 cũng đang học khoá thầy LBT Phương, thầy Ngọc và thầy Hùng! Năm nay là năm thi thố đáng buồn cuả mình, trong khi lớp 50 con người đứa đi học ĐH, đứa học CĐ, riêng mỗi mình ôn thi lại! Thật buồn khi cuộc đua chỉ con mỗi mình mình! Mình hận lắm, mỗi lần nghĩ đến các bạn mình mình cảm thấy thật xấu hổ và đáng trách cái thói lười biếng của mình! không biết năm nay có làm lên cơm cháo gì không? Chán quá!”.

(Một bạn giấu tên)


“Cảm giác giống hệt mình. Nhưng thay vì sự giúp đỡ của bố mẹ và bạn bè cũ, mình lại lấy lại niềm vui từ những người bạn mới quen. Năm sau thi lại nhưng vẫn học tiếp ở đây, nơi đầu tiên mình cảm thấy tất cả mọi người là bạn.”.

(Nguyễn Thế Quân)

  1. 1. Chương trình SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THI LẠI ĐẠI HỌC.
  2. 2. Thi lại Đại học, bạn có thể thành công?
  3. 3. ...
  4. 4. ...
  5. 5. ...

HỘI HỌC SINH 13 QUYẾT TÂM ĐỖ ĐẠI HỌC


HỎI ĐÁP

Hỏi:

Em làm bài sát hạch kiến thức 3 môn Toán, Văn, Anh được 23,5 điểm. Xin hỏi với số điểm này em có thể đăng ký khoa Tài chính Ngân hàng của ĐH Hà Nội được không? (N.Đ.Nguyên)

Đáp:

Điểm chuẩn khối D1 ngành Tài chính Ngân hàng của ĐH Hà Nội sẽ ở mức từ 29,5 đến 31 điểm (tiếng Anh nhân hệ số). Với điểm thi của em hiện tại, nếu chăm chỉ ôn luyện ngay từ bây giờ thì sẽ hoàn toàn có khả năng đậu vào ngành này.


Hỏi:

Em sinh năm 1991 và đã tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy. Song do thời gian gần đây quy chế tuyển sinh liên thông có chút thay đổi do thông tư của bộ GD-ĐT nên em sẽ phải dự thi kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ. Em sẽ dự thi vào năm 2014 này, em cũng có tìm hiểu thì được biết điểm vào trường của sinh viên liên thông sẽ bằng điểm tuyển sinh NV1 của trường. Em chỉ còn 8 tháng để ôn 3 môn Toán, Hóa và Sinh. Về phần kiến thức thì sau 4 năm không sử dụng gần như đã quên hết. Thầy có thể tư vấn cho em về cách ôn tập được không? Và theo thầy em có khả năng sẽ thi được bao nhiêu điểm với thời gian ôn chỉ 8 tháng cho cả 3 môn? Hiện tại em cũng có tham gia khoa ôn tập online của thầy trên hocmai.vn và em cảm thấy rất hay và dễ hiều. Em xin cảm ơn thầy, mong thầy giúp đỡ. (Dương Đức Quý)

Đáp:

Thầy Lê Bá Trần Phương: Điểm chuẩn của liên thông đối với các trường thuộc tốp 2 thường là bằng với điểm sàn (trừ 1 số trương tốp đầu) nên áp lực đối với hệ liên thông không cao. Em chỉ cần học kĩ những chuyên đề mà thầy giảng trên online là có thể thành công. 8 tháng ôn thi là quá đủ rồi.


Hỏi:

Làm thế nào để đạt được trọn vẹn 10 điểm môn toán? Thầy cho em hỏi phương pháp học các chuyên đề được cho là tốn nhiều chất xám như: Hệ phương trình, Bất đẳng thức, Giải tích trong mặt phẳng. (Hoàng Quang Minh)

Đáp:

Thầy Lê Bá Trần Phương: Theo thầy thì em không nên đặt mục tiêu đạt trọn vẹn 10 điểm môn Toán bởi vì để đạt được 10 điểm môn Toán thì ta phải giải quyết được 1 câu rất khó, câu này sẽ tiêu tốn rất nhiều thơi gian ôn thi của em. Em chỉ cần tập trung ôn các nội dung kiến thức cơ bản để lấy 9 điểm là quá tốt rồi.


Hỏi:

Em hoàn toàn mất căn bản môn Vật lí vậy thì em có thể đăng kí vào khoá nào để học môn này thưa thầy? (Đặng Thái Vĩnh)

Đáp:

Thầy Đặng Việt Hùng: Nếu em mất căn bản hoàn toàn thì em hãy tham gia khóa Vật lí 12 trước để làm quen. Sau khoảng 3-4 tháng em có thể chuyển sang học LTĐH. Em hãy cố gắng lên, thầy tin là em làm được điều đó!


Hỏi:

Bí quyết nhớ nhiều công thức Vật lí là gì ạ? (Huỳnh Hải Đăng)

Đáp:

Thầy Đặng Việt Hùng: Hãy làm bài tập thật nhiều, biến đổi lại các công thức được học để biến nó thành của em. Khi đó, vấn đề nhớ được công thức và hiểu được công thức không có gì là quá ghê gớm cả.


Hỏi:

Em thấy đề thi Vật lí năm 2013 có vẻ dễ hơn so với các năm trước, mục tiêu của em năm nay là 9đ môn Vật lí (dù đề có khó như năm 2012), thầy có thể tư vấn giúp em cách học và ôn luyện như thế nào cho khoa học và đạt hiệu quả cao nhất không ạ? (Lý Quang Viễn)

Đáp:

Thầy Đặng Việt Hùng: Hoàn toàn trong tầm tay của em. Thầy chỉ đảm bảo 8đ tối thiểu, còn 9 hay 10 là phụ thuộc vào năng lực của các bạn nữa em ạ. Bản thân em có sự quyết tâm lớn như vậy thầy rất mừng. Đến giai đoạn tháng 1/2014 em hãy tham gia khóa luyện/giải đề môn Vật lí để rèn luyện thêm kĩ năng làm đề, và cọ xát với các đề thi chuẩn em nhé. Chúc em thành công!


Hỏi:

Từ khi vào 12 em xác định sẽ trau dồi vốn lý đã mất căn bản từ lớp 10 và 11. Chương đầu của Lý 12 là dao động điều hòa, ngay trên lớp và học thêm em đều chăm chú lắng nghe và phân tích bài toán nhưng dù có thế nào đi nữa em vẫn không hiểu được để giải bài cần ta tìm công thức nào cho phù hợp. Chương này có hơn cả chục công thức em không thể phân biệt được khi nào ta tìm đúng công thức mà đề bài cần ạ. Thầy có cách nào để giúp em khi nhìn vào 1 bài toán cho các số liệu sẵn có mà ta xác định đúng công thức không? (Nguyễn Minh Hoàng)

Đáp:

Thầy Đặng Việt Hùng: Vấn đề em gặp phải chính là bị loạn phương pháp. Điều này cũng có thể do cách giảng của giáo viên chưa phù hợp và quan trọng hơn là cách học của em chưa hiệu quả. Toàn bộ chương trình Vật lí LTĐH có hơn 130 công thức tất cả (số liệu thống kế 2 năm trước), nếu ban đầu khi mới học mà em nghe đến con số này chắc em sẽ phát hoảng. Nhưng việc học là liên tục, có tính kế thừa. Từ khi em học tiểu học, rồi trung học... em học đến hàng trăm, hàng nghìn công thức tất cả đó. Lời khuyên của thầy là: Để có thể tiến bộ hơn, em cần suy nghĩ tích cực hơn nhé!


Hỏi:

Xin thầy cho em hỏi làm thế nào để có thể học tốt môn vật lý 12 ? Cụ thể là hiểu được bản chất của nó. Em thấy phần dao động điều hòa kiến thức khá rộng, có 1 số phần khó hiểu như dao động của con lắc lò xo, khó nhớ như các dạng toán về thời gian quãng đường. Em đã nghỉ học thêm và đang theo học khoá KIT-1 của thầy, mong thầy có thể chỉ cho em phương pháp học online thật hiệu quả. (Khuất Thị Mỹ Châu)

Đáp:

Thầy Đặng Việt Hùng: Không chỉ là Vật lí, mà bất cứ môn học nào, để học tốt thì điều quan trọng nhất là các em phải ý thức được việc học của mình. Phần dao động là phần mở đầu cho chương trình Vật lí 12 LTĐH (với chương trình cơ bản). Các kiến thức về dao động khá phong phú và nó có logic đến 2-3 chương sau. Điều em băn khoăn là các công thức nhiều, khó nhớ các dạng bài tập đã được thầy giải quyết triệt để trong khóa LTĐH 2013 – 2014. Hệ thống bài giảng được thầy xây dựng tỉ mỉ, phân chia các dạng toán nhỏ để các em học một cách sâu sắc nhất. Thầy tin rằng khi em học xong chương dao động điều hòa, em sẽ tiến bộ rõ rệt. Em hãy tập trung cho việc học, và một thời gian nữa cho thầy biết kết quả em nhé!


Hỏi:

Em là học sinh 12, đang học khoá LTĐH Vật lí của thầy, em thấy nó rất bổ ích và hữu dụng. Em có một khó khăn nhỏ mong thầy giải đáp: Em đọc một số phương pháp của thủ khoa, có anh chị thì bảo để thi ĐH tốt cần học thuộc tất cả công thức tính nhanh để tăng tốc khi làm bài, có anh chị lại bảo chỉ nên nhớ công thức chính, các thứ còn lại thì tự suy ra chứ không nên nhớ. Xin hỏi thầy thì phương pháp nào mới là hiệu quả nhất? (Nguyễn Thanh Thi)

Đáp:

Thầy Đặng Việt Hùng: Trong quá trình học, em cần hiểu công thức (trừ một số công thức khó hiểu quá) và chứng minh được lại các công thức ấy là rất tốt. Khi làm bài tập nhiều, em sẽ thuộc hết các công thức. Với môn Vật lí thì hầu như là các em đều phải học kỹ năng biến đổi, suy luận để ra được công thức với những bài khó. Em cứ làm thật nhiều bài, luyện với nhưng bài biến đổi học búa thì sẽ có thêm nhiều kỹ năng. Chúc em học tốt!


Hỏi:

Năm nay em đã là học sinh lớp 13 rồi. Năm ngoái em có thi ĐH nhưng chưa đạt được ước mơ của mình nên năm nay em muốn quyết tâm thử sức 1 lần nữa. Nhưng vấn đề là em không biết nên bắt đầu từ đâu để học lại môn hoá cho thật chắc do em yếu môn này nhât. Vì vậy em có vấn đề muốn hỏi thầy như sau: Em nên ôn hữu cơ, vô cơ hay đại cương trước và cách phân bổ thời gian cho từng phần như thế nào? (hiện giờ chỉ còn 9 tháng nữa là đến kì thi rồi) (Bùi Ngọc Khánh Vy)

Đáp:

Thầy Vũ Khắc Ngọc: Về lịch trình ôn tập, tốt nhất là em nên tin tưởng theo sự sắp xếp trong khóa học của thầy, ưu tiên các kiến thức Nền tảng của Hữu cơ và Vô cơ (chính là Đại cương) trước, sau đó, hãy duy trì việc học song song Hữu cơ và Vô cơ. Rất nhiều bạn do cả nửa cuối năm lớp 11 trên lớp chỉ học Hữu cơ nên kiến thức Vô cơ quên nhiều và sinh ra tâm lý “ngại” học Vô cơ, cứ lần nữa và muốn “để dành” học Vô cơ sau. Điều này là rất sai lầm. Kinh nghiệm của thầy cho thấy là nếu cứ học theo cách đó thì tới khi học xong Hữu cơ, Vô cơ của em càng “mất gốc” và ngược lại, sau khi học xong Vô cơ thì Hữu cơ cũng quên sạch. Đó là lý do vì sao khóa học phải sắp xếp song song Hữu cơ và Vô cơ.


Hỏi:

Em bị mất gốc môn Hóa hoàn toàn và giờ không biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào từ đâu để năm nay e đủ tự tin để đi thi, mong thầy tư vấn phương pháp học hiệu quả? (Trương Thị Hoài Linh)

Đáp:

hầy Vũ Khắc Ngọc: Chào các em, như thầy đã phân tích ở trên, môn Hóa là môn học rất “có tính hệ thống” về mặt kiến thức, do đó, nếu các em bị “mất gốc” thì cần lấy lại “kiến thức gốc”. Hãy bắt đầu từ những kiến thức nền tảng nhất, mất gốc ở đâu thì lấy lại gốc từ đó. Khóa học LTĐH KIT-1 trên Hocmai.vn của thầy được thiết kế rất khoa học và theo kiểu “từ gốc đến ngọn”, do đó, các em có thể tham khảo lộ trình xuất bản bài giảng của Khóa học làm cơ sở để xây dựng kế hoạch ôn tập cho mình. Dù cho em không đăng ký khóa LTĐH mà tự học hoặc đi học Luyện thi ở đâu đó khác thì thầy tin rằng trình tự bài giảng mà khóa học vạch ra vẫn rất có giá trị tham khảo đối với các em. Dĩ nhiên, việc lấy lại gốc là không hề dễ dàng, đòi hỏi các em vừa phải có niềm tin, vừa phải kiên nhẫn, kiên trì với bản thân, vừa phải chăm chỉ, nghiêm túc, … thì mới thực hiện có hiệu quả và đi đến cái đích cuối cùng được. Bên cạnh việc theo dõi chăm chỉ các bài trong khóa, các em còn cần chủ động xem thêm các nội dung các kiến thức khác mà bản thân mình còn thấy “chưa ổn” bằng cách đọc thêm SGK và các sách tham khảo khác. Với những bài đã học mà vẫn thấy “chưa ổn” thì phải xem đi xem lại nhiều lần (ưu điểm của học online là các em được xem đi xem lại tới 10 lần – điều mà đi học offline không thể có), sau khi xem xong thì phải “làm hết” bài tập tự luyện sao cho thật nhuần nhuyễn mới thôi. Ngoài ra, em có thể mang các vấn đề còn vướng mắc của mình đi trao đổi thêm với bạn bè và các thầy cô giáo khác trên trường/lớp, facebook, diễn đàn, …