Nền tảng Vật lí - Thầy Đỗ Ngọc Hà

  Mục lục bài giảng
  • Lý thuyết
  • Ví dụ 1
  • Ví dụ 2
  • Ví dụ 3
  • Ví dụ 4
Nhấn để bật tiếng
X

CHUYÊN ĐỀ 1. ĐIỆN TỪ HỌC (Vật lí 11)

Bài 2. Lực điện

Độ dài: 25 phút - Số lượt học 2.673


Dạng 1: Lực Cu-Lông.
Dạng 2: Lực điện $$ \overrightarrow{F}=q.\overrightarrow{E} $$
Kiến Thức Cần Nhớ
▪ Lực tương tác giữa hai điện tích điểm $$ {{q}_{1}} $$ và $$ {{q}_{2}} $$ nằm yên, đặt cách nhau đoạn $$ r $$ có đặc điểm:
• Phương là đường thẳng nối hai điện tích.
• Chiều là chiều của: lực đẩy nếu \[{{q}_{1}}{{q}_{2}}>0\](cùng dấu) hoặc lực hút nếu \[{{q}_{1}}{{q}_{2}}<0\](ngược dấu).
• Độ lớn: Tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách:
\[F=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}};\ k={{9.10}^{9}}N{{m}^{2}}{{C}^{-2}}\],
$$ \varepsilon $$ là hằng số điện môi của môi trường; trong chân không $$ \varepsilon =1 $$ .
▪ Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích không đổi: $$ \sum{q}=const $$
Hai quả cầu kim loại giống hệt nhau ban đầu tích điện $$ {{q}_{1}} $$ và $$ {{q}_{2}} $$ ; nếu cho tiếp xúc nhau thì hai quả cầu sẽ phân bố lại điện tích và vì các quả cầu giống nhau nên điện tích của mỗi quả bằng nhau và bằng $$ q=\frac{{{q}_{1}}+{{q}_{2}}}{2} $$

Chưa có thông báo nào