PEN-M – TỐI ĐA HÓA ĐIỂM SỐ DỰA TRÊN NĂNG LỰC
1. Giới thiệu PEN-M:
- Tên gọi đầy đủ: Khóa học luyện thi THPT quốc gia PEN-M
- Tên gọi viết tắt: PEN-M
- Thời gian khai giảng: 25/4/2015
- Mục đích: Đưa ra chương trình ôn tập một cách có chọn lọc những kiến thức cần thiết nằm trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2015, giúp học sinh tối đa hóa được điểm số dựa trên năng lực của mình ở thời điểm hiện tại
2. Đối tượng tham gia khóa học
* Nhóm 1 |
* Nhóm 2 |
|
Học sinh |
- Học sinh Trung bình – Trung bình khá, học sinh có nhu cầu giảng chậm, giảng kỹ và tập trung vào kiến thức cơ bản |
- Học sinh Khá - Giỏi, học sinh đã nắm vững kiến thức, có nhu cầu giảng nhanh và xoáy sâu vào kiến thức khó |
Mục tiêu |
- Đạt 6-8 điểm/môn |
- Đạt 8-10 điểm/môn |
Phương pháp giảng dạy |
- Dạy kỹ những kiến thức căn bản dễ lấy điểm, có tần suất xuất hiện trong đề thi cao; không tập trung vào các kiến thức khó, ít xuất hiện trong đề thi + Hướng dẫn phương pháp nhận diện và mẹo làm các dạng bài |
- Tổng ôn lại kiến thức trọng tâm có trong đề thi trên cơ sở nhắc lại + Xoáy sâu vào các dạng bài hay và khó; cũng như đưa ra lưu ý với các dạng bài cơ bản nhưng hay dễ mất điểm |
Lợi ích khi tham gia khóa học |
- Sau khóa học, học sinh có thể nắm được những kiến thức căn bản trọng tâm dễ lấy điểm và đảm bảo có thể đạt từ 6-8 điểm |
- Sau khóa học, học sinh được rà soát lại những dạng bài cơ bản nhưng dễ mất điểm và nắm được những dạng bài hay và khó; đảm bảo có thể đạt từ 8-10 điểm |
Chi tiết khóa học dành cho nhóm 1 | Chi tiết khóa học dành cho nhóm 2 |
3. Cấu trúc khóa học:
- Video bài giảng: số lượng 40-50 bài giảng với thời lượng 45 phút/ bài
- Tài liệu bài giảng
- Bài tập tự luyện
+ Môn tự luận: 5-10 bài tập/ bài giảng dạng tự luận
+ Môn trắc nghiệm: 20-30 bài tập/ bài giảng dạng trắc nghiệm
- Đáp án bài tập tự luyện
+ Môn tự luận: Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết
+ Môn trắc nghiệm: Đáp án + Gợi ý giải 50% số bài tập
- Đề thi thử: Học sinh tham gia thi thử tại trang “Chương trình đánh giá năng lực"
4. Danh sách giáo viên tham gia giảng dạy khóa PEN-M 2015
Nhóm | Khóa học | Giáo viên |
Nhóm 2 | Toán |
Lê Anh Tuấn |
Vật lí |
Đặng Việt Hùng |
|
Hóa học |
Vũ Khắc Ngọc |
|
Tiếng Anh |
Trương Hoàng Anh |
|
Chung | Sinh học |
Nguyễn Thành Công |
Lịch sử |
Lê Thị Thu Hương |
|
Ngữ văn |
Phạm Hữu Cường |
|
Trịnh Thu Tuyết |
||
Nhóm 1 | Toán |
Lê Bá Trần Phương |
Lại Tiến Minh |
||
Vật lí |
Phạm Văn Tùng |
|
Đỗ Ngọc Hà |
||
Nguyễn Minh Nam |
||
Hóa học |
Phạm Ngọc Sơn |
|
Phạm Văn Tiến |
||
Tiếng Anh |
Nguyễn Kiều Oanh |
|
Nguyễn Thanh Hương |
HỌC THỬ KHÓA LUYỆN THI THPT QUỐC GIA PEN-M 2015
1. HỌC THỬ VIDEO CÁC KHÓA THUỘC PEN-M 2015
2. Danh sách khóa học PEN-M tại Hocmai.vn
Lê Anh Tuấn |
|
Lê Bá Trần Phương |
|
Lại Tiến Minh |
|
Đặng Việt Hùng |
|
Phạm Văn Tùng |
|
Đỗ Ngọc Hà |
|
Nguyễn Minh Nam |
|
Lê Thị Thu Hương |
|
Nguyễn Thành Công |
Vũ Khắc Ngọc |
|
Phạm Ngọc Sơn |
|
Phạm Văn Tiến |
|
Trương Hoàng Anh |
|
Nguyễn Kiều Oanh |
|
Nguyễn Thanh Hương |
|
Phạm Hữu Cường |
|
Trịnh Thu Tuyết |
HỌC SINH ĐỖ ĐẠI HỌC NÓI VỀ KHÓA HỌC VÀ GIÁO VIÊN HOCMAI.VN
Tân sinh viên báo tin vui đỗ đại học: Chi tiết >>>
Xem thêm ở đây >>>
Học sinh cảm nhận khóa học của các giáo viên nổi tiếng
* Từ Facebook:
- Học sinh nhận xét Thầy Lê Bá Trần Phương: Chi tiết >>>
- Học sinh nhận xét Thầy Phan Huy Khải: Chi tiết >>>
- Học sinh nhận xét Thầy Đặng Việt Hùng: Chi tiết >>>
- Học sinh nhận xét Thầy Vũ Khắc Ngọc: chi tiết >>>
- Học sinh nhận xét Thầy Phạm Ngọc Sơn: chi tiết >>>
- Học sinh nhận xét Cô Trịnh Thu Tuyết: chi tiết >>>
* Học sinh nhận xét trực tiếp trên khóa học
- Khóa học PEN-C môn Ngữ văn Cô Trịnh Thu Tuyết: Chi tiết >>>
- Khóa học PEN-C môn Ngữ văn Thầy Nguyễn Quang Ninh: Chi tiết >>>
- Khóa học PEN-C môn Hóa học Thầy Phạm Ngọc Sơn: Chi tiết >>>
- Khóa học PEN-C môn Hóa học Thầy Vũ Khắc Ngọc: Chi tiết >>>
- Khóa học PEN-C môn Vật lí Thầy Đặng Việt Hùng: Chi tiết >>>
- Khóa học PEN-C môn Toán Thầy Đoàn Công Thạo: Chi tiết >>>
- Khóa học PEN-C môn Toán Phan Huy Khải: Chi tiết >>>
THẦY CÔ HOCMAI.VN LÊN SÓNG
Chiến lược ôn thi THPT quốc gia 2015
Đứng trước kỳ thi THPT quốc gia 2015 với nhiều thay đổi, học sinh cần tìm ra chiến lược để vượt vũ môn thành công. Đánh giá đúng năng lực bản thân và hiểu rõ đề thi là giải pháp tối ưu để học sinh hoàn thành mục tiêu đỗ vào trường đại học mà mình mong muốn.
1.Thế nào là đánh giá đúng năng lực bản thân?
-
Đánh giá năng lực bản thân là xác định đúng năng lực hiện tại. Trên cơ sở đó, học sinh lựa chọn phương pháp học và đặt ra mục tiêu phù hợp với năng lực.
Năng lực học tập không đơn thuần là xếp loại học lực trung bình, khá hay giỏi. Năng lực học tập hiểu theo một cách đơn giản là khả năng hiểu, tiếp thu kiến thức; khả năng vận dụng kiến thức; khả năng lĩnh hội kiến thức mới và kĩ năng làm bài hiệu quả.
Biết rõ năng lực của bản thân là hiểu mình đã tiếp thu kiến thức mức độ như thế nào; khả năng vận dụng kiến thức giải bài tập cũng như vận dụng kiến thức vào thực thế ra sao. Năng lực học tập còn thể hiện ở kĩ năng làm bài hiệu quả để tối ưu hóa điểm số (kĩ năng hiểu, phân tích đề ; kĩ năng phân bổ thời gian hợp lí khi làm bài).
Rất nhiều học sinh vì quá tự tin hoặc quá tự ti vào năng lực của mình nên đã lựa chọn trường đại học không phù hợp dẫn đến trượt đại học hoặc đậu nhưng bỏ ngang giữa chừng vì không phù hợp với trường đại học đó.
Em Hoàng Anh Tuấn (tân SV Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ : “Khi đăng kí thi trường Đại học Bách khoa Hà Nội, em nghĩ mình sẽ được ít nhất 8 điểm Toán. Tuy nhiên, do không biết mình nắm vững kiến thức nào nên em “ôm đồm” cả 10 câu, nhất là em dành tận 40’ giải bài toán tìm giá trị lớn nhất. Kết quả là em chỉ được 6,25 điểm Toán vì không giải được câu khó mà những câu hỏi còn lại cũng chưa chính xác”.
Năm 2015, việc xét tuyển vào các trường đại học có nhiều thay đổi. Sau khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia, học sinh mới lựa chọn trường đại học dựa trên kết quả thi và sở thích cá nhân. Đánh giá đúng năng lực sẽ giúp học sinh đặt ra mục tiêu điểm số phù hợp để có cơ hội lựa chọn trường đại học vừa sức.
Đối với học sinh lớp 12, điểm tổng kết môn học xếp loại trên lớp là một căn cứ để ghi nhận năng lực ở thời điểm hiện tại. Đối với học sinh không đỗ đại học thì điểm thi của năm trước đó cũng là là một căn cứ giúp các em nhìn lại bản thân. Ngoài ra, học sinh có thể làm bài kiểm tra đánh giá kiến thức ở các đơn vị giáo dục uy tín để nhận được kết quả đáng tin cậy.
2.Thế nào là hiểu đề thi?
-
Hiểu đề chính là biết cấu trúc đề như thế nào, bao gồm kiến thức gì, tỉ trọng của từng phần kiến thức, nội dung kiến thức nào thuộc câu hỏi dễ, nội dung kiến thức nào thuộc câu hỏi khó,…
Hiểu đề giúp học sinh có một cái nhìn tổng quan về nội dung kiến thức trong đề thi, từ đó xây dựng được một lộ trình khoa học để chuẩn bị tốt nhất về mặt kiến thức trước khi thi.
Trên cơ sở xác định đúng năng lực và hiểu đề thi, học sinh có thể xây dựng cho mình phương pháp làm bài để đạt được mục tiêu điểm số. Lúc này, học sinh sẽ biết nếu mục tiêu 5-6 điểm nên tập trung trang bị kiến thức nào, mục tiêu 9-10 điểm nên chú trọng phần kiến thức nào mà không học một cách dàn trải, thiếu tính trọng tâm.
3.Hiểu năng lực của mình và hiểu đề thi giúp học sinh xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả phù hợp năng lực
-
Em Hoàng Thị Việt Hường (SV Trường ĐH Y dược Huế) chia sẻ: “Năm 2013, là học sinh lớp chuyên trường chuyên THPT Phan Bội Châu, Nghệ An nên em hơi chủ quan về lực học của mình nên không đỗ vào ĐH Dược Hà Nội. Việc đầu tiên khi bắt đầu ôn thi lại, em chủ động rà soát lại kiến thức để biết mình “hổng” chỗ nào. Sau đó, em tìm hiểu cấu trúc đề thi các năm từ 2010 đến 2013 để lên kế hoạch học tập hợp lí. Điểm số của em đã cải thiện đáng kể”.
TS. Nguyễn Cam, thầy giáo luyện thi đại học nổi tiếng TP.HCM, người tham gia giảng dạy trực tuyến tại HTV4 và Hocmai.vn cũng đánh giá cao sự cần thiết phải “biết mình”, “biết đề” trước kỳ thi THPT quốc gia 2015. Thầy chia sẻ: “Đánh giá đúng năng lực của mình là chìa khóa để các em biết mình đã nắm chắc kiến thức nào và phải bổ sung kiến thức nào. Đây cũng là căn cứ quan trọng để các em lựa chọn trường đại học vừa sức. Bên cạnh đó, các em cần tìm hiểu nội dung, cấu trúc đề thi để có định hướng ôn tập trọng tâm. Hiểu được đề thi còn giúp các em làm bài thi một cách khoa học, biết được câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Ở môn Toán, một câu dễ hay một câu cực khó đều mang về 1 điểm. Vì vậy, hiểu rõ đề các em sẽ trở thành sĩ tử khôn ngoan nhất”.
Có thể nói, đánh giá đúng năng lực của bản thân và hiểu rõ đề thi là cơ sở đầu tiên để học sinh xác định mục tiêu chọn trường, từ đó xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mục tiêu đó.
- Theo: Dantri.com.vn
Tin khác từ báo Dantri.com.vn Vietnamnet.vnVnexpress.vn
News.zing.vn
Chia sẻ - hỏi đáp