Nguyễn Thanh Toàn
  • 5.000 + học sinh đang theo dõi
  • 500 + bài giảng online
  • 8 + năm kinh nghiệm
Nguyễn Thanh Toàn

THÔNG TIN GIÁO VIÊN

Họ và tên

Nguyễn Thanh Toàn

Nơi công tác:

Trường Quốc tế Đức TP.HCM

Môn dạy:

Ngữ văn

Học vị:

Thạc sĩ

những câu chuyện thú vị

Nguyễn Thanh Toàn

ĐÔI NÉT VỀ THẦY

- Thạc sĩ Nguyễn Thanh Toàn tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn tại trường đại học Sư phạm Tp.HCM, với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại các Trường Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự học hỏi, trau dồi không ngừng, thầy luôn tìm kiếm ra các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. 

- Sự say mê trong công việc và lợi thế tiếp xúc nhiều năm với môi trường giáo dục quốc tế, thầy luôn muốn mình trở thành một thầy giáo "sáng tạo" - sáng tạo trong tư duy, phương pháp và cách truyền tải kiến thức. Với mong muốn đó, thầy ấp ủ phát triển nhiều mô hình dạy học tiềm năng và đảm bảo chất lượng hiệu quả. 

- Quan điểm giảng dạy của thầy: Giáo viên giỏi phải kiểm soát được lớp học của họ. Môi trường lớp học của giáo viên phải là một nơi an toàn để học sinh tương tác một cách tôn trọng với nhau và với giáo viên.

Nguyễn Thanh Toàn

THÀNH TÍCH

- Tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 

- Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam Trường Đại học Sài Gòn.

- Thầy có kinh nghiệm 8 năm giảng dạy Văn học Việt Nam và Tiếng Việt tại các Trường Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh cho học sinh Việt Nam và học sinh nước ngoài (Trường Quốc tế Anh TP.HCM, Trường Quốc tế Đức TP.HCM).

- Trưởng bộ môn Tiếng Việt và Văn học Việt Nam tại Trường Quốc tế Đức TP.HCM.

- Chứng nhận tham gia khóa học từ tổ chức Tú tài Quốc tế IB (International Baccalaureate Organization).

Nguyễn Thanh Toàn

PHONG CÁCH GIẢNG DẠY

- Kết hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật giảng dạy khác nhau để giúp học sinh cải thiện kết quả của mình, luôn chú trọng vào kỹ năng hiểu và biết cách sử dụng ngôn ngữ hiệu quả thông qua thực hành nói và viết. Ngoài ra, bằng tình cảm và sự thấu hiểu, thầy luôn biết cách truyền thụ tình yêu văn học và ngôn ngữ thông qua các bài học.

- Một trong những câu trích dẫn yêu thích của thầy: "Giáo viên là người nhận được nhiều nhất từ các bài học và giáo viên thực sự cũng là một người đang học" - (Elbert Hubbard).

Previous Next

Những điều học sinh nói

Thầy Toàn thật dễ mến và dạy rất dễ hiểu

Cảm ơn những giờ giảng văn thật thú vị  và hấp dẫn của thầy Toàn, nhờ thầy mà điểm văn của em đã tiến bộ từ 6,5 lên 8 điểm trong học kỳ vừa qua. Thầy Toàn đúng là thầy giáo dễ mến của chúng em ạ! - Khánh Linh (Tp. HCM) 

Thầy đẹp trai và giảng bài rất hay

Em học online khóa học của thầy Toàn tại Hocmai.vn. Em rất thích cách giảng văn của thầy, khoa học và mạch lạc lắm ạ. Nhờ thầy mà em thấy việc học văn trở nên thú vị hơn, không còn buồn ngủ nữa ạ. - Hải Anh (Hà Nội)

Em cảm ơn thầy Toàn vì những bài giảng tâm huyết

Dù chỉ học thầy qua những bài giảng online ở trên Zoom thôi nhưng em thấy rất mến thầy vì nụ cười dễ thương và cách giảng bài thật dễ hiểu, sinh động. Em mong có dịp được gặp thầy ngoài đời để nói lời cảm ơn đến thầy. Chúc thầy sức khỏe và có thêm thật nhiều bài giảng bổ ích cho học sinh - Ngọc Hân (Nam Định)

khóa học của tôi

Topclass iLearn Ngữ văn 7 (Bộ Cánh Diều)

Học phí trọn gói: 2.000.000 đồng
Ngày bế giảng: 30-06-2025

Topclass iLearn Ngữ văn 7 (Bộ Cánh Diều)

Tiếp nối mạch nội dung của chương trình Ngữ văn 6, trong khóa TopClass iLearn Ngữ văn 7 - Bộ Cánh Diều thầy Nguyễn Thanh Toàn và cô Nguyễn Thị Nga sẽ tiếp tục giúp học sinh chinh phục kiến thức ở 10 bài học lớn bao gồm:
  • BÀI 1. TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
  • BÀI 2. THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
  • BÀI 3.TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG
  • BÀI 4. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
  • BÀI 5. VĂN BẢN THÔNG TIN
  • BÀI 6. TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ
  • BÀI 7. THƠ
  • BÀI 8. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
  • BÀI 9. TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN
  • BÀI 10. VĂN BẢN THÔNG TIN
Mỗi bài học đều được tổ chức theo tiến trình sách giáo khoa bao gồm Đọc, Viết, Nói và Nghe, Ôn tập - tự đánh giá và Hướng dẫn tự học. Thay vì đưa thông tin một cách một chiều, ở mỗi tiến trình giáo viên đều đưa ra các nhiệm vụ, hoạt động hướng tới việc học sinh tự mình trải nghiệm để đúc rút ra kiến thức, kĩ năng cho bản thân mình. Các bài học đều được đầu tư công phu từ khâu hình ảnh tới việc chỉn chu trong nội dung. Học sinh cùng giáo viên hoàn thành các nhiệm vụ trong bài học hoàn toàn có thể tự tin khi đứng trước các bài thi, bài kiểm tra trên trường.

Các bạn học sinh đang theo học Ngữ văn 7 - Bộ sách Cánh diều hãy cùng tham gia khóa học này nhé!

Topclass iLearn Ngữ văn 6 - Cánh Diều (HKI)

Học phí trọn gói: 1.200.000 đồng
Ngày bế giảng: 30-06-2025

Topclass iLearn Ngữ văn 6 - Cánh Diều (HKI)

Đang cập nhập

Topclass iLearn Ngữ văn 6 - Cánh Diều (HKII)

Học phí trọn gói: 1.200.000 đồng
Ngày bế giảng: 30-06-2025

Topclass iLearn Ngữ văn 6 - Cánh Diều (HKII)

Đang cập nhập

Topclass iLearn Ngữ văn 7 - Bộ Cánh Diều (HKI)

Học phí trọn gói: 1.200.000 đồng
Ngày bế giảng: 30-06-2025

Topclass iLearn Ngữ văn 7 - Bộ Cánh Diều (HKI)

Đang cập nhập

Topclass iLearn Ngữ văn 7 - Bộ Cánh Diều (HKII)

Học phí trọn gói: 1.200.000 đồng
Ngày bế giảng: 30-06-2025

Topclass iLearn Ngữ văn 7 - Bộ Cánh Diều (HKII)

Đang cập nhập

Topclass iLearn Ngữ văn 6 - Cánh Diều

Học phí trọn gói: 2.000.000 đồng
Ngày bế giảng: 30-06-2025

Topclass iLearn Ngữ văn 6 - Cánh Diều

Khóa học vừa giảng dạy kiến thức vừa giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp, những năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong môn Ngữ văn 6 thông qua cách tổ chức thực hiện dạy học theo SGK Ngữ văn 6 - Bộ Cánh Diều

Khóa TopClass iLearn Ngữ văn 6 - Cánh Diều gồm 10 bài tích hợp với dạy thể loại văn bản. Nội dung chính:
  • Bài 1. Truyền thuyết và truyện cổ tích (Truyền thuyết và cổ tích; các đặc trưng của truyền thuyết và cổ tích; Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) nghĩa của từ ngữ, viết văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích; Nói và nghe - Kể lại một truyện truyền thuyết và cổ tích).
  • Bài 2. Thơ – Thơ lục bát (Thơ lục bát và các đặc trưng của thơ lục bát; biện pháp tu từ ẩn dụ; tập làm thơ lục bát; nói & nghe – kể lại một trải nghiệm đáng nhớ).
  • Bài 3. Kí – Hồi kí và du kí (Hồi kí, du kí và những đặc điểm của hồi kí và du kí; từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn; viết bài văn kể lại một kỉ niệm của bản thân; nói&nghe - kể lại một kỉ nghiệm của bản thân).
  • Bài 4. Văn bản nghị luận – Nghị luận văn học (Nghị luận văn học và đặc trưng của văn bản nghị luận văn học; nghĩa của một số thành ngữ thông dụng và tác dụng của dấu chấm phẩy; viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát; nói&nghe - trình bày ý kiến về một vấn đề.)
  • Bài 5. Văn bản thông tin – Thuật lại một sự kiện (Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện và những đặc trưng của nó; mở rộng vị ngữ trong viết và nói; viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; nói &nghe – Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử)
  • Bài 6. Truyện – Truyện đồng thoại, truyện Pu -skin và An – đéc – xen (Truyện đồng thoại, truyện pu -kin, An – đéc, xen và những đặc trưng của truyện đồng thoại, truyện cổ tích viết lại; mở rộng chủ ngữ trong khi nói và viết; viết bài văn kể lại một trải nghiệm đang nhớ khi viết và nói)
  • Bài 7. Thơ – Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả (Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả và đặc trưng của thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, biện pháp tu từ hoán dụ; viết đoạn văn đóng ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; nói&nghe – trình bày ý kiến về một vấn đề)
  • Bài 8. Văn bản nghị luận – Nghị luận xã hội (Văn bản nghị luận và các đặc trưng của văn nghị luận xã hội; văn bản và đoạn văn, từ Hán Việt thông dụng trong viết và nói; viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm; nói&nghe - trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm)
  • Bài 9. Truyện – Truyện ngắn (Truyện ngắn và các đặc trưng của truyện ngắn; đặc điểm, chức năng của trạng ngữ; viết bài văn tả cảnh sinh hoạt; nói&nghe - thảo luận nhóm về một vấn đề)
  • Bài 10. Văn bản thông tin – Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân kết quả (Văn bản thông tin thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả và những đặc trưng của văn bản; lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu và dấu ngoặc kép trong khi nói và viết; tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện; viết biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận; thảo luận nhóm về một vấn đề)