ĐÁP ÁN BÀI TẬP

Bài 42. Luyện tập: Nhận biết một số hợp chất...

Hóa học

1.
Để phân biệt các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng
dung dịch NaOH và dung dịch NH3:
Dùng NaOH có thể nhận biết được MgCl2 có hình thành kết tủa trắng, CaCl2 không thấy xuất hiện kết tủa, ZnCl2, AlCl3 có kết tủa sau đó tan
Dùng NH3 nhận biết được ZnCl2 và AlCl3 vì Zn(OH)2 tan trong NH3
2.
Dung dịch muối A không màu, lấy một phần có phản ứng với dung dịch AgNO3 cho kết tủa vàng không tan trong axit mạnh. Cho vài giọt hồ tinh bột vào 1 phần dung dịch muối A, sau đó sục khí ozon vào thấy xuất hiện màu xanh thẫm. Đốt muối A cho ngọn lửa màu tím. Muối A là
Dựa vào phản ứng đặc trưng của I2 ; I- ; K+ hoặc loại trừ.
3.
Để phân biệt các dung dịch loãng: HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
Dung dịch Ba(OH)2 và bột đồng kim loại.
Phương trình phản ứng:
Ba(OH)2 + H2SO4 \[ \to \] BaSO4 + 2H2O
8HNO3 + 3Cu \[ \to \] 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO

4.
Hãy chọn phương pháp hóa học nào trong các phương pháp sau để nhận biết được mỗi kim loại Na, Ca và Al (theo trình tự tiến hành)?
Dựa vào tính chất đặc trưng của kim loại kiềm, kiềm thổ
5.
Có 4 ống nghiệm không nhãn, mối ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết được các dung dịch nào?
Hai dung dịch NaCl và KHSO4.
NaCl: quì tím không đổi màu
KHSO4 : quì tím chuyển màu đỏ
6.
Có 5 dung dịch đựng trong 5 bình mất nhãn: CaCl2, MgCl2, FeCl3, FeCl2, NH4Cl. Dùng kim loại nào sau đây để phân biệt 5 dung dịch trên?
Na.
Natri có thể nhận biết được cả 5 dung dịch trên
CaCl2: có khí thoát ra ,không thấy hình thành kết tủa
MgCl2 : có khí thoát ra và hình thành kết tủa trắng
FeCl3 : có khí thoát ra và hình thành kết tủa đỏ nâu
FeCl2: có khí thoát ra và hình thành kết tủa trắng xanh
NH4Cl: có khí mùi khai thoát ra
7.
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là
Lúc đầu có kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
Dựa vào phản ứng tạo phức của NH3 với Cu2+
Phương trình phản ứng
2NH3 + 2H2O + Cu2+ \[ \to \] Cu(OH)2 + 2NH4+
4NH3 +Cu(OH)2 \[ \to \] Cu[NH3]4(OH)2
8.
Bằng một thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch: nhôm sunfat, kali clorua, bạc nitrat, đồng(II) nitrat, sắt(II) clorua và magie nitrat.
- KCl + NaOH: không phản ứng
- NaOH + AgNO3 \[ \to \] NaNO3 + AgOH\[ \downarrow \].
Nhưng AgOH không bền: 2AgOH \[ \to \] Ag2O(nâu xám) + H2O
- Al2(SO4)3 + 6NaOH \[ \to \] 2Al(OH)3\[ \downarrow \] + 3Na2SO4
Nếu dư NaOH thì kết tủa keo của Al(OH)3 tan, được dung dịch trong suốt:
NaOH + Al(OH)3 \[ \to \] NaAlO2 + 2H2O
- 2NaOH + Cu(NO3)2 \[ \to \] Cu(OH)2\[ \downarrow \](màu xanh) + 2NaNO3
- 2NaOH + FeCl2 \[ \to \] Fe(OH)2\[ \downarrow \](màu trắng phớt xanh) + 2NaCl
2NaOH + Mg(NO3)2 \[ \to \] Mg(OH)2\[ \downarrow \](màu trắng) + 2NaNO3
Hai kết tủa trắng là Mg(OH)2 và Fe(OH)2 để ngoài không khí ẩm, kết tủa nào chuyển dần sang màu nâu đỏ, thì đó là Fe(OH)2 : 4Fe(OH)2 + O2 + H2O \[ \to \] Fe(OH)3(màu nâu đỏ)
9.
Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa các dung dịch nào sau đây?
Ta có thể nhận biết tối đa cả 5 dung dịch
NH4Cl có khí mùi khai thoát ra
FeCl2: có kết tủa trắng xanh
AlCl3: có kết tủa keo sau đó kết tủa tan
MgCl2: có kết tủa trắng
CuCl2: có kết tủa xanh
10.
Để phân biệt các dung dịch Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3 đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
Dung dịch CaCl2 và nước vôi trong.
Dung CaCl2 có thể nhận biết được muối axit và muối trung hòa
Dùng Ca(OH)2 có thể nhận biết được 2 muối sunfit và cacbonat thông qua hiện tượng kết tủa tan