×
Cần trợ giúp?
Nhân viên của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ
Tư vấn trực tiếp tại đây

Học tốt Ngữ văn 7 - Cô Trần Thị Vân Anh

  Mục lục bài giảng
  • Tác giả
  • Tác phẩm
  • Tìm hiểu chi tiết - cội nguồn của cốm
  • Giá trị của cốm
  • Nghệ thuật thưởng thức cốm
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Một thứ quà của lúa non: Cốm

Một thứ quà của lúa non: Cốm

Độ dài: 41 phút - Số lượt học 194

Là một trong những đặc sản đất Hà Thành mỗi độ thu về, cốm đã trở thành một nét tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực đất kinh kì. Kết tinh từ những gì quý giá nhất của đất, của trời, hương vị, sắc màu của cốm đã chinh phục bao thực khách. Bài kí Một thứ quà của lúa non: cốm là một trong những áng văn hay về thứ đặc sản ấy của thủ đô.

4 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm tuổi hoc trò

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1227860

    Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để làm bài em nhé:
    1. Mở đoạn
    - Giới thiệu đối tượng cần phát biểu cảm nghĩ: Kỉ niệm tuổi học trò
    2. Thân đoạn
    - Mỗi kỉ niệm tuổi học trò lại gợi trong ta bao cảm xúc:
    + Có thể là nỗi buồn khi bị điểm thấp, bị thầy cô phạt, bị cha mẹ đánh đòn.
    + Có thể là niềm vui khi được nô đùa bên bạn bè.
    + Có thể là sự xúc động trong thời khắc chia tay, rời xa mái trường, xa bạn bè.
    - Khẳng định những kỉ niệm tuổi học trò là những kỉ niệm tươi đẹp, trở thành hành trang theo con người đến suốt cuộc đời.
    + Những kỉ niệm ấy khiến con người ta sống đẹp hơn.
    + Những kỉ niệm ấy giúp ta biết trân trọng, nâng niu những tình cảm giản dị trong cuộc sống...
    3. Kết đoạn: Thể hiện sự trân trọng, nâng niu những kí ức, kỉ niệm tươi đẹp bên mái trường, thầy cô, bạn bè.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tác giả - 19sVì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1227809

    Chào em, tác giả nào vậy em? Em phải cung cấp ngữ liệu cụ thể thì các ad mới có thể giải thích, hỗ trợ được cho em chứ em?
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tác giả - 19sChỉ ra và nêu tác dụng của BPTT trog câu" Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt... Nhớ một trưa hè gà gáy khan... Nhớ một thành xưa son uế oảỉ"
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1227806

    Chào em, câu này hỏi kiến thức rất cơ bản mà em, ad nghĩ em hoàn toàn có thể trả lời được mà em? Đừng lười suy nghĩ em ạ, đây chỉ là kiến thức cơ bản của lớp 7 thôi em:
    - Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ: từ "nhớ" trong đoạn văn được lặp đi lặp lại 3 lần nhằm bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, nỗi niềm hoài niệm về quá khứ của nhân vật trong đoạn trích em nhé.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Một mảng kỉ niệm lớn của đứa trẻ – đó là món ăn, đặc biệt là cái thứ mà người dân Bắc gọi là quà bánh. Hồi nhỏ chúng tôi không được cho tiền đến trường ăn quà, vì ba mẹ tôi cho rằng trẻ con sử dụng tiền sẽ hư! Đó quả là một thiệt thòi, vì dù trong cặp hoặc sau mui xe luôn xếp sẵn những quả chuối, quýt, bánh mật,… thì những quả cấm vẫn là quả quý. Đặc biệt là cái món thịt bò khô, anh chàng đi bán rao hàng bằng cách lắp xắp cái kéo, trên thùng gỗ bày đủ nước chấm, ớt, đu đủ xanh. Những sợi đu đủ màu ngọc thạch trắng, giòn, ớt đỏ và lá thơm xanh hợp thành một bức tranh tĩnh vật – kiệt tác đối với tuổi học trò…
    Nhưng món ăn tôi nhớ nhất lại là quà mua ở chợ Ngã Ba Thá. Chợ họp trên một đồi nhỏ, những dãy người ngồi bán hàng vòng vèo theo hình xoáy trôn ốc lên đến đỉnh đồi. Củ khoai từ trắng nõn, bở tơi ăn với kẹo vừng kẹo bột. Lúc ấy kẹo vừng kẹo bột còn làm bằng đường mía, không trắng tinh như bây giờ, và còn giữ mùi thơm của mía. Kẹo dày mình, hình bằng quả cau nhỏ, vặn xẹo một chút. Màu của kẹo bột giống hệt màu của quả cau đã gọt vỏ, vậy nên mới có nơi gọi đó là kẹo cau… Kẹo nhai nghe rau ráu, rào rạo như tiếng rạm cua rán giòn, mà không cứng lốc cốc như thứ kẹo bây giờ. Ngày ấy kẹo cắn vỡ ra, ta thấy thớ bột lỗ chỗ những khoảng hổng, mà không chắc nịch lại… Vả chăng giờ đây, trẻ con đâu có ăn kẹo vừng kẹo bột nữa, mà chỉ thích nhai kẹo cao su!…
    Gọi là món ăn nhưng thực chất là món ăn tinh thần. Bởi người ta ăn ngon chủ yếu là do kỉ niệm. Những món ăn thuở nhỏ là những thứ ngon nhất còn lại cả đời người.
    ( Theo Đặng Anh Đào, Tầm xuân )
    tình cảm của tác giả trong đoạn văn
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1227875

    Chào em, câu này em hoàn toàn có thể tìm trong đoạn văn và trả lời được mà em. Em nên chủ động hơn trong học tập em nhé:
    - Tình cảm của tác giả ở trong đoạn văn trên: Nỗi nhớ da diết, sự xúc động khi nhắc đến những món quà bánh tuổi thơ.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào