×
Cần trợ giúp?
Nhân viên của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ
Tư vấn trực tiếp tại đây

Học tốt Ngữ văn 7 - Cô Trần Thị Vân Anh

  Mục lục bài giảng
  • Đề văn nghị luận
  • Dàn ý bài văn nghị luận
  • Cách lập dàn ý
  • Luyện tập
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Độ dài: 32 phút - Số lượt học 191

Trong mạch bài giảng hướng dẫn làm bài văn nghị luận, hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em cách phân tích đề, nhận biết dàn ý và cách Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. Đây là những thao tác rất cơ bản nhưng vô cùng quan trọng để các em có một bài văn đầy đủ, đúng trọng tâm yêu cầu. Mời các em cùng bắt đầu bài học.

3 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đề văn nghị luận - 6sThầy/ cô có thể nhận xét giúp em bài tập làm văn này có được không ạ? Đề của bài văn là: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
    Bài làm
    “ Người không học như ngọc không mài”- học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Bởi vậy, nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
    Học tập còn có cách hiểu khác là tiếp thu những kiến thức giá trị và cơ bản của loài người. Nhiệm vụ của mỗi học sinh là học tập. Những kiến thức ta tích lũy hằng ngày, dần dần sẽ là hành trang cho chúng ta trong cuộc sống. Học không phải là con đường thành công duy nhất, nhưng là con đường ngắn nhất. Nhờ học tập, mà ta có đủ tự tin, bản lĩnh, để đương đầu khó khăn với thử thách. Kiến thức là kho tang vô tận của loài người, nếu không học thì làm sao ta biết được trong kho tang ấy có những điều tuyệt vời, kì diệu đến nhường nào! Thế giới và xã hội luôn không ngừng đổi mới, những thiết bị công nghệ bắt đầu trở nên phổ biến, vậy nếu ta không chịu khó học hỏi thì dần dần ta sẽ tụt lại phía sau và trở thành người vô dụng trong xã hội từ lúc nào không hay.
    Lê- nin đã từng khẳng định rằng : “ Học, học nữa, học mãi,…”. Từ khi còn là chàng thanh niên, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, Bác Hồ đã luôn học hỏi không ngừng. Bác học các thứ tiếng khác nhau. Thậm chí, trong lúc làm việc, Bác đã viết lên tay những từ mới của các tiếng để vừa làm việc vừa học thuộc chúng. Nhờ có kiến thức sâu rộng, Bác đã tìm ra đường cứu nước, giữ gìn được non sông, giành lại độc lập cho nước ta. Bác chính là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo về việc học tập không ngừng nghỉ. Hay, nhà bác học Marie Currie, khi còn rất trẻ, tuy gia đình bà rất khó khăn và có nhiều định kiến về phân biệt giới trong ngành giáo dục thời bấy giờ đã là rào cản rất lớn đối với bà, nhưng bà vẫn không từ bỏ để tiếp tục đến một ngôi trường học danh giá để tiếp tục công việc học tập của mình. Có câu ngụ ngôn rằng “ Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phục”. Vậy, ta mới thấy rằng học tập thật quan trọng trong đời sống. Kiến thức không chỉ kiến ta trở thành người có ích cho xã hội mà còn khiến cho mọi người phải khâm phục.
    Con đường thành công nào cũng đều có gai và phải dành ra rất nhiều thời gian. Nếu khi còn trẻ, ta không chịu khó học tập thì đến khi ta đã già, mắt đã mờ, chân đã chậm thì lúc ấy mọi kiến thức ta tiếp thu sẽ không còn nhớ được lâu và dễ dàng như khi còn trẻ. Đến lúc ấy, ta mới nhận ra và cảm thấy tiếc nuối bởi thời gian mà ta bỏ phí, không tập trung học.
    Trước đây, tôi nghĩ rằng học chẳng để làm gì, bởi sau một thời gian, khi hỏi lại thì ta cũng sẽ quên. Nhưng bây giờ, tôi lại cảm thấy ân hận và tiếc nuối thời gian mà mình đã bỏ phí để làm những việc đâu đâu mà lại bỏ quên nhiệm vụ quan trọng là học tập của mình. Các bạn ơi, tôi biết các bạn vẫn còn lơ là và không mấy quan tâm đến việc học, vì vậy, ta hãy chấn chỉnh lại nề nếp học, tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân và kĩ năng.
    Học tập là nhiệm vụ của mỗi người chúng ta. Hãy học tập như chưa từng được học, để mai sau, ta không phải hối tiếc mà thay vào đó là lời cảm ơn bản thân vì đã dành thời gian, chú tâm vào việc học. Đừng bỏ bê, ham chơi mà quên mất con đường thành công nhờ việc học đang ở phía trước.

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1274448

    Chào em, em chú ý sửa lại một số diễn đạt sau nhé!
    - Từ khi còn là chàng thanh niên, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, Bác Hồ đã luôn học hỏi không ngừng. nên bỏ cụm từ "vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta" trong câu này vì không cần thiết lắm.
    - Câu này em diễn đạt chưa hết ý "Con đường thành công nào cũng đều có gai và phải dành ra rất nhiều thời gian." "dành ra rất nhiều thời gian để làm gì?"
    - Diễn đạt mang tính văn nói "Nếu khi còn trẻ, ta không chịu khó học tập thì đến khi ta đã già, mắt đã mờ, chân đã chậm thì lúc ấy mọi kiến thức ta tiếp thu sẽ không còn nhớ được lâu và dễ dàng như khi còn trẻ."

    1274677

    Dạ em cảm ơn thầy cô nhiều ạ.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 3 năm trước

    1274681

    Không có gì em nhé, chúc em học tốt.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đề văn nghị luận - 13sthầy cô có thể giúp em làm 1 văn bản nghị luận 'Thương người như thể thương thân' được không ạ? em cảm ơn thầy cô ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Lê Thị Dinh khoảng 3 năm trước

    1255405

    Chào em!
    Em tham khảo dàn ý sau nhé.
    A. Mở bài:
    Tình yêu thương con người la một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng và là yếu tố quan trọng giúp xây dựng một xã hội đoàn kết, văn minh.
    - Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu tục ngữ Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã khuyên nhủ chúng ta về lối sống yêu thương lẫn nhau giữa người với người.
    B. Thân bài:
    Luận điểm 1: Giải thích
    - Thương người như thể thương thân: Yêu thương những người xung quanh như thương chính bản thân mình.
    - Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải có lòng thương người, yêu thương đồng loại như yêu thương chính bản thân mình và người thân của mình.
    Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy
    - Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển chung của xã hội.
    - Những người trong gia đình là những người có chung dòng máu, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ, vì vậy yêu thương nhau là một lẽ đương nhiên bởi “máu chảy ruột mềm”.
    - Đến những người bạn bè, hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” là những người tuy không cùng máu mủ, huyết thống, nhưng lại là những người vui cùng ta lúc ta vui, đồng cảm, giúp đỡ ta khi ta gặp khó khăn, đôi khi tình cảm giữa những người tưởng chừng như xa lạ đó lại cũng vô cùng sâu nặng, thân thiết.
    - Xa hơn, đến những con người không biết mặt, biết tên, khác miền khác dân tộc, nhưng tất cả lại cùng chung dòng máu Lạc Việt, cùng là con cháu Rồng Tiên, cũng được gọi với 2 tiếng thân thương: “đồng bào”. (Lấy ví dụ cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi thiên tai bão lũ)
    - Lòng thương người không chỉ là yêu thương người thân ruột thịt, bạn bè làng xóm, đồng bào quê hương, mà rộng ra là yêu thương toàn nhân loại trên thế giới.
    - Lòng thương người, tương thân tương ai chính là gốc rễ của tình thân ái, của lòng nhân nghĩa – truyền thống quý báu của dân tộc ta.
    Luận điểm 3: Bài học rút ra
    - Tình thân ái, lòng yêu thương con người chính là sợi dây bền chặt kết nối những con người xa lạ lại với nhau, kể cả những người con xa quê, lưu lạc nơi đất khách quê người, cũng luôn hướng về đồng bào tổ quốc. Điều này tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, tạo ra sức mạnh dân tộc to lớn, giúp ta đánh thắng mọi kẻ thù tàn bạo để có được hòa bình độc lập ngày hôm nay.
    - Lòng nhân ái, thương người được thể hiện không chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hành động cụ thể, bằng những nghĩa cử cao đẹp:
    + Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người gặp khó khăn, thiếu thốn.
    + Dù ở nơi nào vẫn luôn hướng về tổ quốc, chung tay bảo vệ đồng bào, kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ những người gặp khó khăn…
    Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
    - Vẫn còn những trường hợp vô tâm, ích kỉ, “khác máu tanh lòng”, bán nước hại dân,…
    - Những người lợi dụng lòng thương của mọi người để trục lợi…
    C. Kết bài:
    - Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ Tình yêu thương con người chính là bài học quý giá mà ông cha ta răn dạy con cháu đời sau.
    - Liên hệ bản thân: Chúng ta cần xây dựng và phát huy tình cảm tốt đẹp này bởi nó chính là kim chỉ nam quan trọng giúp hình thành những tình cảm, lối sống cao đẹp khác.

    1255730

    @Lê Thị Dinhthầy cô có thể giúp em viết thành 1 bài hoàn chỉnh được không ạ?
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1255746

    Em hãy dựa vào dàn ý để tự viết bài viết hoàn chỉnh và gửi lại để Ad nhận xét cho em nhé!

    1255865

    @Nguyễn Thị Thúy NgaNhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu có từ ngàn đời này của dân tộc ta, nó gắn liền với công cuộc dựng và giữ nước của một quốc gia dân tộc. Tình yêu thương con người la một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng và là yếu tố quan trọng giúp xây dựng một xã hội đoàn kết, văn minh mà ông cha ta để lại. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp này, “Thương người như thể thương thân” là biểu hiện cho nét đẹp đó. Mỗi con người chúng ta đều không thể nào tồn tại riêng lẻ, đơn độc.
    Chúng ta cần sống trong các mối quan hệ cộng đồng, cùng người khác học tập, vui chơi, làm việc. Và để giữ được các mối quan hệ như vậy, ta cần phải đối xử tốt với người khác. Và “cách đối xử tốt” ấy đã được chiếu vào cách ta tự đối xử với chính mình. Chúng ta muốn được giúp đỡ, yêu thương, tôn trọng như thế nào thì hãy đối xử với người khác như thế. Điều gì ta không muốn gặp phải, thì đừng bao giờ làm với người khác. Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển chung của xã hội. Những người trong gia đình là những người có chung dòng máu, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ, vì vậy yêu thương nhau là một lẽ đương nhiên bởi “máu chảy ruột mềm”. Đến những người bạn bè, hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” là những người tuy không cùng máu mủ, huyết thống, nhưng lại là những người vui cùng ta lúc ta vui, đồng cảm, giúp đỡ ta khi ta gặp khó khăn, đôi khi tình cảm giữa những người tưởng chừng như xa lạ đó lại cũng vô cùng sâu nặng, thân thiết. Xa hơn, đến những con người không biết mặt, biết tên, khác miền khác dân tộc, nhưng tất cả lại cùng chung dòng máu Lạc Việt, cùng là con cháu Rồng Tiên, cũng được gọi với 2 tiếng thân thương: “đồng bào”. Lòng thương người không chỉ là yêu thương người thân ruột thịt, bạn bè làng xóm, đồng bào quê hương, mà rộng ra là yêu thương toàn nhân loại trên thế giới. Lòng thương người, tương thân tương ai chính là gốc rễ của tình thân ái, của lòng nhân nghĩa – truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tình thân ái, lòng yêu thương con người chính là sợi dây bền chặt kết nối những con người xa lạ lại với nhau, kể cả những người con xa quê, lưu lạc nơi đất khách quê người, cũng luôn hướng về đồng bào tổ quốc. Điều này tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, tạo ra sức mạnh dân tộc to lớn, giúp ta đánh thắng mọi kẻ thù tàn bạo để có được hòa bình độc lập ngày hôm nay. Lòng nhân ái, thương người được thể hiện không chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hành động cụ thể, bằng những nghĩa cử cao đẹp: Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người gặp khó khăn, thiếu thốn. Dù ở nơi nào vẫn luôn hướng về tổ quốc, chung tay bảo vệ đồng bào, kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ những người gặp khó khăn… Vẫn còn những trường hợp vô tâm, ích kỉ, “khác máu tanh lòng”, bán nước hại dân,… Những người lợi dụng lòng thương của mọi người để trục lợi…
    Câu tục ngữ đã đúc kết những điều được coi là chân lí của cha ông ta, một truyền thống, đạo lí sâu sắc, hãy biết dành tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn đây cũng như là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình. Chúng ta cần xây dựng và phát huy tình cảm tốt đẹp này bởi nó chính là kim chỉ nam quan trọng giúp hình thành những tình cảm, lối sống cao đẹp khác.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1255918

    Về cách diễn đạt Ad thấy bài này viết tốt, dẫn chứng, lập luận thuyết phục. Em có thể tự làm được nên chủ động làm và nhờ người khác nhận xét hơn là nhờ người khác làm hộ bài cho mình nhé!

    1256341

    @Nguyễn Thị Thúy Ngadạ em cảm ơn thầy cô ạ
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1256446

    Trong quá trình học tập nếu có bất cứ thắc mắc gì , em vui lòng để lại câu hỏi tại mục Trao đổi bài HOCMAI luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp cho em nha. Chúc em học tốt!
  • Phan Hoàng Bảo Ngân khoảng 3 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Luyện tập - 7p:59sthầy cô có thể giúp em làm 1 văn bản nghị luận 'đừng lãng phí thời gian' được không ạ,em cảm ơn ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1252041

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Tài nguyên lớn nhất và có giá trị nhất của con người chính là thời gian. Bởi thế, không có sự tiết kiệm nào ý nghĩa bằng việc tiết kiệm thời gian. Để răn dạy con người tiết kiệm thời gian, ông cha ta đã viết nên câu tục ngữ “thời gian là vàng”. Tiết kiệm thời gian là sử dụng thời gian cho những công việc mang lại ý nghĩa chân thực trong chính cuộc sống của mỗi chúng ta và cho người khác. Tiết kiệm thời gian là không phung phí thời gian cho những công việc vô nghĩa, không mang lại lợi ích gì. Thời gian là vô giá. Không có gì có thể đánh đổi được thời gian trong cuộc đời bạn. Tiết kiệm thời gian và dùng nó để tạo ra các giá trị hữu ích cho bản thân và cho cuộc sống. Con người ai cũng có giới hạn của họ và họ đều cần có những phút giây nghỉ ngơi để có thể bắt đầu làm việc một cách thoải mái và hiệu quả nhất. Đừng sống bằng cuộc đời của người khác trong khi bạn không có đủ thời gian cho chính mình. Đừng cố thực hiện theo những giáo điều vốn đã cũ kĩ, lạc hậu và không còn giá trị nào nữa. Đừng sống bằng quá khứ huy hoàng khi bạn có thể tạo ra một tương lai tốt hơn. Đừng để những âm thanh cao giọng, hồ đồ lấn át giọng nói của bạn đi. Hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Chính thời gian và lòng tin của chính bạn mới là nguồn sức mạnh tạo ra mọi thứ bạn muốn. Thời gian là vàng bạc, là giá trị không thể đánh đổi được, chúng ta phải luôn biết tiết kiệm nó. Người nào đang lãng phí thời gian tức là họ chưa sống cuộc sống đích thực. Lãng phí thời gian chính là sự lãng phí lớn nhất của con người. Bởi thế, tiết kiệm thời gian là một nhiệm vụ cần được thực hiện ngay nếu ta còn mong muốn xây dựng một cuộc đời đầy ý nghĩa.
    Phan Hoàng Bảo Ngân khoảng 3 năm trước

    1252221

    @Nguyễn Thị Thúy Ngaem cảm ơn ạ
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1252384

    Không có gì em nhé, chúc em luôn học tốt!

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào