[PEN-C Tiếng Anh] Chuyên đề Ngữ pháp

Ôn luyện thành thạo kiến thức Ngữ pháp trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh.
Giáo viên: Hương Fiona
Nhấn để bật tiếng

Vui lòng không chia sẻ tài khoản cho người khác. Tài khoản vi phạm sẽ bị khóa vĩnh viễn.

HOCMAI chúc bạn học tập hiệu quả!

Mô tả khóa học

Ngữ pháp chuyên đề rất trọng vì chiếm tỉ trọng điểm lớn trong bài thi. Tần suất xuất hiện các câu hỏi về ngữ pháp tương đối nhiều dưới các dạng bài khác nhau. Để học tốt ngữ pháp:
  • Học sinh nên học ngữ pháp theo trục dọc: động từ + mệnh đề + các loại câu. Lý do cho cách học này là “động từ” là thành phần trung tâm tạo nên sự kết nối giữa chủ ngữ và các thành phần khác trong câu. Khi đã hiểu được bản chất của động từ thì việc học mở rộng ra mệnh đề và câu sẽ dễ dàng hơn.
  • Ngoài việc học các kiến thức rất cơ bản của các chuyên đề ngữ pháp học sinh nên mở rộng các cách sử dụng nâng cao/ trường hợp đặc biệt vì các kiến thức ngữ pháp trong SGK chỉ ở mức cơ bản, chưa đủ để có thể hỗ trợ các em hiểu được nếu gặp phải những câu có cấu trúc rắc rối hoặc những bài đọc hiểu được viết theo văn phong bay bổng. Ví dụ trong SGK không đề cập đến mệnh đề danh ngữ hay trật tự của nhiều loại tính từ trước danh từ thì các em cần mở rộng bằng cách đọc nhiều sách về ngữ pháp.
  • Việc nắm chắc cấu trúc tổng quát của một câu Tiếng Anh rất quan trọng, nó sẽ giúp xác định được khung câu và từ đó biết được câu đó thuộc loại kiến thức ngữ pháp nào, thành phần nào đang bị thiếu. Vì vậy, để làm được những câu ngữ pháp tốt thì các em nên luyện tập phân tích câu thường xuyên, có thể trong quá trình làm bài tập, thử tập xác định đâu là thành phần chủ ngữ, động từ, tân ngữ, trạng ngữ,…
  • Việc học tất cả kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh không phải là điều dễ dàng, học sinh cần có một lối “tư duy theo kiểu toán học”, nghĩa là từ một công thức tổng quát để có thể suy ra nhiều thứ tránh phải nhớ nhiều mà vẫn hiểu được đúng bản chất của kiến thức đó. Ví dụ nhắc đến câu bị động, công thức tổng quát là: be + P2; từ đây học sinh áp dụng với tất cả các thì; bị động với thì hiện tại đơn thì chia “be” thành “am/is/are + P2; bị động với quá khứ đơn thì “be” thành “was/ were + P2, …
  • Trong quá trình học, học sinh cần ghi chép cẩn thận những phần kiến thức mình học được, đó cũng là một lần để ghi nhớ. Để khắc sâu hơn học sinh có thể ghi lại ra giấy những phần kiến thức đã học xem mình nhớ được bao nhiêu phần trăm lượng kiến thức.
  • Cuối cùng không thể thiếu được việc luyện tập thường xuyên theo chuyên đề ngữ pháp hoặc dạng bài kiểm tra về ngữ pháp. Đây là cách rất hiệu quả để học sinh ghi nhớ được lý thuyết thông qua quá trình làm bài tập.

Kết quả học tập

  • Nắm vững các cấu trúc ngữ pháp, trau dồi thêm vốn từ vựng
  • Thành thạo phương pháp làm của các dạng bài từ dễ tới khó trong chuyên đề

Đối tượng

  • Học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh

Đề cương khóa học

CHUYÊN ĐỀ: NGỮ PHÁP


Giới thiệu giáo viên
Hương Fiona
Hương Fiona -

Từ 2016 - 2024, Cô đã hợp tác cùng Hệ thống giáo dục HOCMAI tạo nên khóa học thành công. Cảm ơn Cô đã đồng hành cùng HOCMAI!

  • Sinh viên xuất sắc toàn khóa 50 (2008- 2012) trường ĐH Kinh tế Quốc dân
  • Dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt được thành tích cao trong kì thi THPT quốc gia, đỗ vào các trường Đại học uy tín trên cả nước.