×
Cần trợ giúp?
Nhân viên của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ
Tư vấn trực tiếp tại đây

Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Giới thiệu bài học và yêu cầu cần đạt
  • Sự kiện
  • Cốt truyện - Câu chuyện - Truyện kể
  • Người kể chuyện
  • Nhân vật
  • Thần thoại (1): Khái niệm
  • Thần thoại (2): Đặc điểm
  • Thần thoại (3): Phân loại
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Tri thức ngữ văn

Độ dài: 63 phút - Số lượt học 4.722

24 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thần thoại (3): Phân loại - 3p:38sthầy cô có thể cho em ví dụ về nhân vật tư tưởng với ạ, em vẫn chưa hiểu về kiểu nhân vật này lắm.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1493885

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Trong văn học có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình mà là một tư tưởng, một ý thức. Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật tập trung thể hiện một ý thức, một tư tưởng nào đó mà theo tác giả, loại ý thức, tư tưởng ấy rất đáng chú ý trong đời sống xã hội. Giăng Van-giăng là nhân vật tư tưởng nhân đạo, thể hiện lòng yêu thương con người vô bờ bến, thậm chí thương và tha thứ cho kẻ thù của mình. Giave là con người của tư tưởng phụng sự pháp luật Nhà nước. Nhân vật người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn thể hiện tư tưởng lên án lễ giáo phong kiến, cái lễ giáo nhân nghĩa ăn thịt người của xã hội trung cổ. Nhân vật Độ (Đôi mắt – Nam Cao) là thể hiện quan niệm về lối sống, cái nhìn, trách nhiệm của hai kiểu nhà văn. Nhân vật hoạ sĩ trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là nhân vật tư tưởng khẳng định một phẩm chất phải có của nhân cách: đó là sự tự biết xấu hổ, biết sám hối, biết tự phán xét mình.

    Nhân vật tư tưởng trong văn học cổ và văn học lãng mạn thường mang tính chất tượng trưng, trong chủ nghĩa hiện thực lại kết hợp mật thiết với yếu tố tính cách hoặc loại hình. Trong sáng tác, loại nhât vật này dễ rơi vào công thức, minh họa, trở thành cái lò tư tưởng của tác giả và loại nhân vật thiếu sức sống.
  • Lương Thị Nhã Định khoảng 7 tháng trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thần thoại (3): Phân loại - 1p:8sCô có thể cho em ví dụ về thần thoại sáng tạo với ạ.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 7 tháng trước

    1492797

    Chào em, em tham khảo gợi ý: Ðấu tranh chinh phục hạn hán, lũ lụt, gắn với ước mơ về cuộc sống hạnh phúc hơn của người Việt. Qua đó, thần thoại cũng thể hiện sự bất lực của con người nguyên thủy trước những sự vật hiện tượng xung quanh họ (Cóc kiện trời, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thần Lúa, Chú Cuội cung trăng).
  • Lương Thị Nhã Định khoảng 7 tháng trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thần thoại (2): Đặc điểm - 8p:49sCô có thể cho em ví dụ rõ hơn về tính nguyên hợp của thần thoại chứa đựng yếu tố lịch sử, triết học, tôn giáo... với ạ? Em cảm ơn cô.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 7 tháng trước

    1492794

    Chào em, ví dụ như khi em đọc thần thoại Hy Lạp, em sẽ thấy được các yếu tố lịch sử, triết học, tôn giáo trong tác phẩm. Ở "Thần thoại Hy Lạp", người đọc thấy được một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp mà trên thế giới gọi là Hellenismos. Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, nền văn minh của nó cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành của một huyền thoại[1].
  • Nhật Minh Dương khoảng 8 tháng trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Cốt truyện - Câu chuyện - Truyện kể - 9p:21sem muốn hỏi mạch kể là gì ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 8 tháng trước

    1490496

    Chào em,
    Cốt truyện (hay còn gọi là mạch truyện) là mạch chính của một tác phẩm, gồm các sự kiện, biến cố và hành động diễn ra trong không gian và thời gian nhất định.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    lập thời khóa biểu học tốt hè lên 10
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 9 tháng trước

    1488685

    Chào em, đúng rồi, em nên lập thời khóa biểu để có một kế hoạch học tập rõ ràng em nha.

    1488688

    @Phạm Văn TuânThầy /cô có thể cho em 1 tkb mẫu đc ko ạ
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 9 tháng trước

    1488693

    Chào em, các ad không có thời khóa biểu mẫu đâu em ạ, em phải căn cứ dựa vào thời gian của mình để tự lập tkb em nha.
Xem thêm 19 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào