Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Chi tiết cuối truyện
  • Thế giới thần linh, ma quỷ trong truyện – Chủ đề của tác phẩm
  • Kết nối đọc – viết
  • Kết nối đọc – viết
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ) - Phần 3

Độ dài: 75 phút - Số lượt học 1.289

11 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Chi tiết cuối truyện - 1sHãy nêu một số yếu tố trong truyện truyền kì
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 7 tháng trước

    1494421

    Chào em, em tham khảo nhé!
    * Yếu tố kì ảo:
    - Sự xuất hiện của các nhân vật thần tiên: Tiên nữ, yêu quái, thần linh... thường xuất hiện và tham gia vào các sự kiện trong truyện, tạo nên không khí huyền bí và kỳ lạ.
    - Những phép thuật, thần thông: Nhân vật có thể sử dụng phép thuật để biến hóa, bay lượn, hoặc tạo ra những điều kỳ diệu.
    - Cảnh vật, sự vật mang tính huyền bí: Những khu rừng rậm rạp, những ngôi chùa cổ kính, những vật phẩm thần kỳ... đều góp phần tạo nên một không gian huyền ảo, khác xa với cuộc sống thường ngày.
    * Yếu tố hiện thực:
    - Cốt truyện gắn liền với cuộc sống: Dù có yếu tố kì ảo, nhưng truyện truyền kì thường phản ánh những vấn đề xã hội, tình cảm con người một cách chân thực.
    - Nhân vật có tính cách đa dạng: Nhân vật trong truyện không chỉ có những nhân vật thần tiên mà còn có những nhân vật mang tính cách con người như: tài hoa, bạc mệnh, trọng tình nghĩa...
    - Cảnh vật, sự vật mang tính đời thường: Bên cạnh những yếu tố kì ảo, truyện truyền kì cũng miêu tả những cảnh vật, sự vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Chi tiết cuối truyện - 26sphân tích và đánh giá chủ đề đặc sắc nghệ thuật truyện Tản Viên từ phán sự lục ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1459847

    Chào em, em tham khảo nhé!
    * Nghệ thuật kể chuyện với kết cấu truyện giàu kịch tích, nhiều chi tiết lôi cuốn, cách dẫn dắt chuyện khéo léo, hợp lý, cách kể tả sinh động và hấp dẫn.
    - Mở đầu câu chuyện bằng cảnh Tử Văn tắm rửa sạch sẽ, khấn vái rồi "châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi lo sợ thay cho Tử Văn".
    => Gây sự tò mò, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra như vì sao Tử Văn đốt đền, vì sao mọi người lại lo sợ,... khiến độc giả có hứng thú tiếp tục tìm hiểu sâu vào câu chuyện.
    - Tạo ra các nút thắt cho câu chuyện, từ nhỏ đến lớn, rồi dẫn đến những cao trào mạnh mẽ, khiến độc giả hồi hộp trông ngóng cách Nguyễn Dữ gỡ nút thắt:
    + Ngô Tử Văn sau khi đốt đến thì bỗng "thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi cả người nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét", sau đó bị tên tướng giặc họ Thôi đe dọa, thách thức.
    + Thổ thần đến mách nước cho Tử Văn biết về chuyện tên yêu quái đã kiện chằng ở Minh ti, để cho chàng chuẩn bị.
    + Nửa đêm bệnh của Tử Văn trở nặng rồi bị bắt xuống dưới Minh ti, đường đi liên tục hiện ra những quang cảnh hãi hùng, sống động, mở ra trong mắt người đọc những liên tưởng đặc sắc, thú vị về sự rùng rợn cõi âm bằng các chi tiết nhỏ như "...gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác...".
    + Ngô Tử Văn ở điện Diêm Vương chàng bình tĩnh, khẳng khái trả lời và đối đáp một cách mạch lạc với cả Diêm Vương và tên tướng giặc họ Thôi, "lời rất cứng cỏi không chịu nhún nhường chút nào".
    => Nút thắt truyện dần được nới lỏng, Diêm Vương nỗi lòng nghĩ về sự "thật thà" của hồn ma tên tướng giặc.
    - Cởi bỏ nút thắt: Diêm Vương sai người tra xét rõ ngọn ngành, cho gọi Thổ Thần thật tới, cuối cùng câu chuyện được mở nút, mọi sự sáng tỏ, kẻ nào đáng tội phải chịu phạt, Tử Văn được tha bổng, cho sống lại.
    * Chi tiết hoang đường kỳ ảo được đan xen:
    - Sự thông linh giữa ba cõi trần-tiên-ma, gây hứng thú sâu sắc cho người đọc. Các chi tiết hoang đường như cảnh rùng rợn ở cõi âm, sự xuất hiện của các nhân vật dưới điện Diêm Vương tăng thêm phần kịch tính, mở ra một không gian truyện mới lạ, hấp dẫn.
    - Việc xây dựng các nhân vật kỳ ảo như hồn ma tên tướng giặc họ Thôi, Diêm Vương, Thổ công là ý tưởng của tác giả về sự liên kết chặt chẽ giữa các thế giới thực và ảo, mỗi nhân vật là đại diện cho một thế lực trong xã hội, không chỉ đúng với cõi trần gian và giữa ba cõi tiên, âm, dương cũng đều đúng.
    - Sự xuất hiện của các nhân vật có mang yếu tố hoang đường kì ảo có ý nghĩa giáo dục con người rằng dù sống hay chết thì thế giới vẫn luôn có trật tự, thiện luôn thắng ác, con người dù ở cõi nào cũng phải hành xử đúng mực => Tư tưởng răn đe và giáo dục mà Nguyễn Dữ muốn truyền tải cũng trở nên sâu sắc, ấn tượng hơn.
    * Xây dựng tuyến nhân vật thiện - ác tương phản đối lập nhau rõ ràng:
    - Nhân vật Ngô Tử Văn tuy chỉ là người phàm nhưng dũng cảm có tấm lòng hành thiện trượng nghĩa, bình tĩnh trước mọi biến cố xảy đến, khi cần thưa chuyện thì nói năng mạch lạc, chứng cứ rõ ràng.
    - Trái lại hồn ma tên tướng giặc làm việc ác, giả nhân giả nghĩa, nói dối trắng trợn, cuối cùng đành chịu đuối lý trước sự vạch trần mạnh mẽ, thẳng thắn của Ngô Tử Văn.
    - Tính chất thiện - ác của nhân vật được bộc lộ một cách rõ ràng qua lời nói, hành động, cùng với nội tâm (Ngô Tử Văn), điều đó giúp độc giả có một cái nhìn đa chiều và khách quan hơn về các nhân vật.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đọc đoạn trích sau:
    Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một ngươì con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chồ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
    (Trích "Nhà mẹ Lê"- Thạch Lam, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
    Đoạn trích "Nhà mẹ Lê" đề cập đến vấn đề gì? Anh/ chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ)

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1457968

    Chào em, với đề bài như vậy, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. Mở bài
    - Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm
    - Giới thiệu vấn đề: Sự khó khăn, vất vả của gia đình mẹ Lê và vẻ đẹp của người mẹ
    2. Thân bài: Để làm rõ vấn đề này, em cần:
    - Hoàn cảnh gia đình nhà mẹ Lê:
    + Đông con: một người mẹ với mười một người con.
    + Nơi ở: ở một căn nhà lá; chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.
    - Vẻ đẹp của mẹ Lê:
    + Tảo tần, chịu thương chịu khó nuôi 11 người con: "Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng."
    + Hạnh phúc giản đơn khi có thêm mấy bát gạo nuôi con: " tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng." --> tình mẹ ấm áp.
    + Yêu con nên bác lo sợ ngày rét, rồi khi đàn con tím tái, "bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó."
    => Tình mẹ bao la với trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương
    3. Kết bài: Khái quát vấn đề.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đọc đoạn trích sau:
    Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con.....để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
    (Trích "Nhà mẹ Lê"- Thạch Lam, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
    Đoạn trích "Nhà mẹ Lê" đề cập đến vấn đề gì? Anh/ chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ)
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1457745

    Chào em, em vui lòng trích dẫn đầy đủ em nhé.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Chi tiết cuối truyện - 1sThầy cô giúp e với ạ: Viết đoạn văn 150 chữ phân tích 1 chủ đề e thấy sâu sắc trong tác phẩm Chức Phán Sự Đền Tản Viên
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1457262

    Chào em, với đề bài như vậy, em có thể triển khai theo hướng: Sự đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu:
    - Thực trạng: cái ác, cái xấu đang xuất hiện nhiều trong đời sống, ở bất cứ nơi đâu ta cũng có thể nhìn thấy/ bắt gặp những hành động, việc làm xấu...
    - Bàn luận: Vì sao cần phải đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu?
    + Đấu tranh là hạnh phúc.
    + Đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người - hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại...
    + Đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu giúp ngăn chặn những điều xấu, điều ác trong xã hội --> tạo một môi trường lành mạnh, giúp cho thế hệ sau được phát triển...
Xem thêm 6 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat