Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Yêu cầu cần đạt
  • Ấn tượng về thơ Đường luật (1)
  • Ẩn tượng về thơ Đường luật (2)
  • Khởi động (3): Ấn tượng về thơ Đỗ Phủ
  • So sánh bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ
  • Các thẻ đọc
  • Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Đường luật
  • Tác giả Đỗ Phủ
  • Thu hứng (1): Khái quát chung về bố cục
  • Khái quát chung về thi luật và văn bản
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Thu hứng (Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ) - Phần 1

Độ dài: 83 phút - Số lượt học 1.446

7 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 9sCô có thể giúp em lập dàn ý phân tích bài thơ Thu hứng kỳ 4 này được không ạ :
    "Văn đạo Trường An tự dịch kỳ
    Bách niên thế sự bất thăng bi
    Công hầu đệ trạch giai tân chủ
    Văn vũ y quan dị tích thì
    Trực bắc quan san kim cổ chấn
    Chinh tây xa mã vũ thư trì
    Ngư long tịch mịch thu giang lãnh
    Cố quốc bình cư hữu sở tư "
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1461484

    Chào em, em tham khảo nhé!
    - Bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) viết về cảnh đất nước, quê hương đang bị biến đổi trong loạn lạc, chiến tranh, qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng cho sự tồn vong của triều đại, đất nước và nỗi niềm mong muốn cho cuộc sống bình yên trở lại.
    - Với nội dung phản ánh như vậy, rõ ràng bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) có mối quan hệ chặt chẽ với bài Cảm xúc mùa thu (bài 1). Cả hai bài thơ đều thông qua việc miêu tả quang cảnh mùa thu nơi xứ người để thể hiện nỗi lòng, tâm sự thương nhớ quê nhà, lo lắng cho vận mệnh đất nước của một người đang phải rời xa quê hương vì loạn lạc như Đỗ Phủ.
    - Trước những thay đổi liên tục (như bàn cờ) ở kinh đô, trong triều đình do loạn An Lộc Sơn, ở vùng biên giới sự hỗn loạn cũng luôn xảy ra do sự xâm lấn của các tộc ngoại bang, nhà thơ Đỗ Phủ vô cùng lo lắng. Tấm lòng của ông luôn hướng về Trường An, về quê nhà, thể hiện sự lo lắng và trách nhiệm trữớc vận mệnh dân tộc, mong muốn sự an lành cho quê hương đang chìm đắm trong loạn lạc.
    a. Câu 1 và 2 (Câu đề)
    - Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:
    + “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.
    + “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt
    - “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.
    - “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm
    → Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm
    → Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.
    b. Câu 3 và 4 (Câu thực)
    - Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:
    + Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”
    + Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.
    + Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.
    - Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)
    → Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.
    → Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách
    → Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo
    → Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

    1461737

    @Nguyễn Thị Thúy NgaDạ em hỏi dàn ý của bài "Thu hứng kỳ 4" ấy ạ, chứ không phải là bài thu hứng kỳ 1 trong sgk ạ.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1461805

    Chào em, em lập dàn ý phân tích bài thơ theo thứ tự đề - thực - luận - kết em nhé. Ví dụ khi phân tích 2 câu thực - luận, em có thể tham khảo gợi ý:
    - Việc vận dụng phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận:
    Nhà cửa / của công hầu / đều có / chủ mới,
    Áo mũ / các quan văn võ / đã khác / ngày xưa.
    Biên cương / phía bắc / vang / tiếng trống đồng,
    Xe ngựa / miền tây / dong ruỗi / thư lông.
    Quan sát bốn câu trên có thể thấy tác giả bài thơ đã vận dụng khá triệt để các phép đối: đối giữa hai câu thực với nhau, đối giữa hai câu luận với nhau. Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ...; hình ảnh câu trên đối với hình ảnh câu dưới. Ở đây còn có thể nhận ra ít nhiều sự đối nhau giữa hai câu thực và hai câu luận theo hướng đối tương đồng, nghĩa là cùng hướng tới việc thể hiện sự loạn lạc, bất an của hiện thực đất nước.
    Việc vận dụng phép đối giúp cho hình ánh được diễn tả trong các câu thơ trở nên nổi bật hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, người nghe.
  • Nguyễn Thị Đỗ Quyên khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 60sSo sánh hai tác phẩm sang thu và thư hứng ? Em cảm ơn nhiều ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1460510

    Chào em, với đề bài như vậy, em tham khảo một số gợi ý sau:
    * Giống nhau: đều viết về đề tài mùa thu, thể hiện được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của người nghệ sĩ; ở cả hai bài thơ đều có nghệ thuật đối.
    * Khác nhau:
    - Bài "Sang thu" viết theo thể thơ 5 chữ; còn bài "Thu hứng" viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
    - Bài "Sang thu" viết về vẻ đẹp mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam; bài "Thu hứng" mang đậm đặc điểm của cảnh sắc, sinh hoạt người Trung Quốc.
    - Bài "Sang thu" thể hiện những triết lí, chiêm nghiệm về con người, đất nước Việt Nam sau chiến tranh; còn bài "Thu hứng" là bao tâm sự, nỗi niềm của người con xa quê, nặng lòng với quê hương, đất nước...
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Khái quát chung về thi luật và văn bản - 5p:30schỉ ra tính đặc trung của thơ đường luật được thể hiện trong bài thơ Thu Hứng theo tiêu chí luật bằng trắc, niêm, đối ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1459215

    Chào em, điều này không khó em ạ, em hoàn toàn có thể làm được mà em? Ad lấy ví dụ về luật bằng trắc: Bài thơ được làm theo luật trắc vì tiếng thứ hai của bài thơ là thanh trắc (tiếng lộ). Các thanh bằng - trắc trong các câu thơ có sự đan xen với nhau, ví dụ ở câu 1: T - B - T; câu 2: B - T - B... Còn đối, bài thơ có nghệ thuật đối giữa câu 3 - 4, 5 - 6; niêm: câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7.
  • tran ngo khanh vy khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Chỉ ra và phân tích đặc trưng của thơ Đường luật được thể hiện trong bài thơ THU VỊNH theo các tiêu chí:
    - Hình thức: bố cục, luật bằng trác, niêm, đối, ngôn từ.
    - Nội dung: cấu tứ, cảm quan về vũ trụ và con người.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1378656

    Chào em, em tham khảo nhé!
    - Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.
    - Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: cao - hiu – vào – nào – Đào
    - Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:
    Câu 1: B B B T T B B (v)
    Câu 2: B T B B T T B (v)
    Câu 3: T T B B B T T
    Câu 4: B B T T T B B (v)
    Câu 5: T B T T B B T
    Câu 6: T T B B T T B (v)
    Câu 7: B T T B B T T
    Câu 8: T B T T T B B (v)
    - Về niêm: Hai câu thơ niêm với nhau ở chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
    Câu 1 niêm với câu 8
    Câu 2 niêm với câu 3
    Câu 4 niêm với câu 5
    Câu 6 niêm với câu 7
    - Nghĩa của câu 3-4 và 5,6 đối nhau
    - Nội dung: Thu vịnh là một bài thơ hay viết về mùa thu cua Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước.
  • tran ngo khanh vy khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Những tư duy nghệ thuật của người Trung Quốc được phản ánh trong hình thức thơ Đường luật?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1376162

    Chào em, phần nội dung em hỏi khá lớn và mang tính chuyên sâu, Ad gửi em link bài nghiên cứu vấn đề này để em tham khảo nhé!
    https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-va-quan-tri-kinh-doanh-dai-hoc-thai-nguyen/giao-trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc/thi-phap-tho-duong-nguyen-thi-bich-hai-937231/28029751
    Những tư duy nghệ thuật của người Trung Quốc được phản ánh trong hình thức thơ Đường luật được khai thác ở cách khía cạnh:
    - Quan niệm nghệ thuật về con người.
    - Không gian nghệ thuật.
    - Thời gian nghệ thuật.
    - Thể loại và ngôn ngữ.
Xem thêm 2 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat