Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Hình tượng ngôn từ trong khổ thơ thứ ba
  • Nhân vật trữ tình trong vai trò “khách xa”
  • Mối quan hệ giữa người “khách xa” và “làng”
  • Thời điểm xuất hiện bức tranh mùa xuân
  • Hình ảnh người phụ nữ gánh thóc (1): Hình ảnh thực của kí ức trong quá khứ
  • Hình ảnh người phụ nữ gánh thóc (2): Trong nỗi băn khoăn trăn trở của hiện tại
  • Thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình
  • Nhan đề “Mùa xuân chín”
  • Nghệ thuật ngôn từ đặc sắc trong sự đối sánh với thơ Đường luật"
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) - Phần 3

Độ dài: 81 phút - Số lượt học 976

13 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • nguyễn phương anh khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Qua bài thơ QUA NHÀ của nhà thơ NGUYỄN BÍNH, em hãy chỉ ra nhân vật trữ tình trong bài thơ trên và nêu ra tình cảm của nhân vật trữ tình đó". thầy cô cho e hỏi nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ạ? Em cảm ơn ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1466507

    Chào em, em tham khảo nhé!
    - Nhân vật trữ tình: “anh” – một chàng trai thôn quê.

    - Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy; mong muốn, nhắc nhở người mình yêu gìn giữ vẻ đẹp truyền thống và cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên.
  • nguyễn phương anh khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Phân tích , đánh giá bài thơ Qua nhà cụa Nguyễn Bính thầy cô giúp e với ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1466508

    Chào em, em tham khảo nhé!
    ⇒ Bài thơ “Qua nhà” của Nguyễn Bính là một tác phẩm thơ lãng mạn, thể hiện tình yêu đơn phương, một phía của người con trai dành cho cô gái.
    → Hình ảnh: Nguyễn Bính đã sử dụng hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam để tạo nên không gian cho bài thơ. Hình ảnh cây bưởi nhiều hoa, quãng đồng xa xôi, giếng thơi mùa ngập nước tràn, ba gian nắng chiều… đều gợi lên một không gian quê hương yên bình nhưng cũng đầy hoang vu và xào xạc sau khi người con gái đi lấy chồng.
    ∞ Ý nghĩa: Bài thơ “Qua nhà” đã thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc tình yêu đơn phương, một phía của người con trai. Tình yêu này không chỉ được biểu hiện qua những cử chỉ, hành động như việc đi vòng qua nhà cô gái mà còn được thể hiện qua sự chờ đợi, mong mỏi và niềm đau buồn khi người con gái đi lấy chồng.
    →← Như vậy, qua bài thơ “Qua nhà”, Nguyễn Bính đã khéo léo khắc họa nên tâm trạng của người con trai khi yêu và sự thay đổi của không gian quen thuộc sau khi người con gái ra đi. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính, phản ánh rõ nét tình yêu quê hương và tình yêu con người trong cuộc sống.
  • nguyễn phương anh khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Phân tích đánh giá bài thơ mùa xuân chín. Thầy cô cho e hỏi bài này thì làm như nào ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1465450

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Hàn Mặc Tử là một thi sĩ có phong cách thơ rất riêng biệt, độc đáo. Ông để lại cho đời nhiều tập thơ nổi tiếng như Gái Quê, Thơ Điên hay Chơi Giữa Mùa Trăng. Bài thơ "Mùa xuân chín" là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.

    Tựa đề bài thơ đầy ấn tượng" Mùa xuân chín", ta nghe như có sự mềm mại, hương thoang thoảng của vị xuân rạo rực mà không kém phần đằm thắm, ý tứ chất chồng những tầng sâu ý nghĩa khiến ta tò mò muốn khám phá, thôi thúc ta đi sâu vào nội dung tác phẩm để khám phá nét "chín" của mùa xuân trong thơ Hàn Mặc Tử ra sao.

    "Trong làn nắng ửng khói mơ tan
    Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
    Sột soạt gió trêu tà áo biếc
    Trên giàn thiên lý bóng xuân sang"

    Bức tranh mùa xuân chốn thôn quê thật thanh bình, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương. Trong làn nắng nhẹ của của bầu trời, làn khói xa như tan đi, tạo nên vẻ đẹp như mơ như thực, không quá chi tiết, chỉ đôi nét chấm phá nhưng khiến ta không khỏi xuyến xao trước khung trời đầy yên bình lúc này. Trên những mái nhà tranh nơi quê nghèo lấm tấm màu hoa thiên lý điểm tô, cơn gió nhẹ đung đưa những chiếc lá xanh biếc tạo nên thứ âm thanh lạ lùng" sột soạt", tất cả đều quá đỗi nhẹ nhàng mà thân thương. Mùa xuân đang len lỏi vào cảnh vật, trên giàn thiên lý báo xuân về, mùa xuân đến, cây cỏ, thiên nhiên, đất trời, và lòng người như hoà quyện lấy nhau:

    "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
    Bao cô thôn nữ hát trên đồi;"

    Vạn vật mang sức xuân, làn mưa xuân tưới thêm cho cỏ cây sức sống mới đầy xanh tươi "gợn tới trời" như đang đùa giỡn với nắng, với gió với mây. Tiếng hát đón xuân của bao cô gái thôn quê đầy tình tứ, mùa xuân đến khiến ai cũng vui tươi, phấn khởi, tâm hồn đầy trẻ trung, yêu đời. Giai điệu nhạc cất lên cùng lời ca:

    "Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
    Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi."

    Niềm vui xuân hoà cùng niềm vui của hạnh phúc lứa đôi, thế là ngày mai trong đám cô thôn nữ ấy, có người đi lấy chồng bỏ lại sau lưng những cuộc vui, có chút gì đó tiếc nuối đan xen trong niềm vui ấy. Mùa xuân điểm tô cho đời, kết nên quả ngọt cho tình yêu, mùa của niềm hạnh phúc tràn đầy.

    "Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
    Hổn hển như lời của nước mây,
    Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
    Nghe ra ý vị và thơ ngây..."

    Niềm yêu đời họa trong lời hát thơ ngây, trong sáng, tinh nghịch "tiếng ca vắt vẻo" trên lưng núi, hoà vào cảnh vật, âm vang mãi. Những âm thanh như đang chuyển động theo nhịp thời gian, "hổn hển" "thì thầm" với nhau đầy ý vị, thân thương. Tiếng thơ nghe sao khiến người bâng khuâng, xao xuyến đến lạ kỳ.

    "Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
    Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
    Chị ấy năm nay còn gánh thóc
    Dọc bờ sông trắng nắng chang chang"

    Nếu ở khổ thơ đầu là hình ảnh cỏ cây tươi xanh thì đây chính là hình ảnh đối lập khi xuân chín, xuân đã không còn thơ mộng như khi vừa sang nữa, nó mang màu của nỗi tiếc nuối ngậm ngùi, mang màu của nắng gió thôn quê: "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang". m "ang" cuối bài làm cho câu thơ mang tâm trạng mênh mang khó tả, như nỗi lòng thì nhân đang băn khoăn, trĩu nặng xót xa về thân phận người con gái:

    "Chị ấy năm nay còn gánh thóc
    Dọc bờ sông trắng nắng chang chang"

    Nếu ngày xưa khi đang tuổi xuân thì, nhịp xuân sang cùng lòng bao cô gái ngân nga lời ca, tiếng hát chào mừng thì giờ đây khi xuân chín, xa rời xuân xanh năm nào, "chị ấy" giờ trở thành một người phụ nữ với bao nỗi lo toan. Trách nhiệm cuộc sống và công việc của người mẹ, người vợ thêm nặng, song, dù vất vả, nhọc nhằn vẫn ánh lên nét đẹp rạng ngời.

    Bài thơ thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ dù giản dị nhưng được nhà thơ chọn lọc rất tinh tế. Mỗi tiếng thơ thốt lên là cả một bầu trời thương yêu vừa mang nỗi thương cảm vừa mang nỗi nhớ mênh mang chốn quê nhà vất vả, gian nan. Với ngôn ngữ kết tinh cùng tấm lòng hồn hậu của thi nhân, Hàn Mạc Tử đã viết nên một "mùa xuân chín" vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Ôn tập thi gk Văn 10 kết nối trị thức thì nên ôn j ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1465347

    Chào em, em sẽ cần ôn lại kiến thức Tiếng Việt, các tri thức thể loại và cách viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học nhé!
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Hình tượng ngôn từ trong khổ thơ thứ ba - 9p:0sThưa thầy cô em còn chưa cảm nhận được ba bài thơ sau của Hàn Mặc Tử, mông thầy cô phân tích đánh giá giúp em ạ::
    Vịnh hoa cúc
    Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa

    Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha,

    Vẻ mắt khác chi người quốc sắc

    Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.
    ( Hàn Mặc Tử)

    Gái quê
    Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự
    Tôi đều nhận thấy trên môi em
    Làn môi mong mỏng tươi như máu
    Đã khiến môi tôi mấp máy thèm

    Từ lúc tóc em bỏ trái đào
    Tới chừng cặp má đỏ au au
    Tôi đều nhận thấy trong con mắt
    Một vẻ ngây thơ và ước ao

    Lớn lên em đã biết làm duyên
    Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng
    Nghe nói ba em chưa chịu nhận
    Cau trầu của khách láng giềng bên
    ( Hàn MặcTử)
    Nắng tươi
    Mây hờ không phủ đồi cao nữa,
    Vì cả trời xuân tắm nắng tươi...
    Hơi nắng dịu dàng đầy nũng nịu,
    Sau rào, khẽ kiếm cặp môi tươi...

    Môi tươi thiếu nữ vừa trang điểm,
    Nắng mới âm thầm trước hết hôn,
    Ðưa má hồng đào cho nắng nhuộm,
    Tình thay! Một vẻ ngọt và ngon...

    Lá xuân sột soạt trong làn nắng,
    Ta ngỡ, em ơi, vạt áo hường,
    Thứ áo ngày xuân em mới mặc,
    Lòng ta rộn rã nỗi yêu đương..
    ( Hàn Mặc Tử)
    Em xin chân thành cảm ơn ạ!
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1389238

    Chào em, Anh sẽ gợi ý cho em cách cảm nhận bài thơ "Gái quê" từ đó em tự cảm nhận 2 bài thơ còn lại nhé!
    ❖ Mở đoạn
    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung chính (Bài thơ Gái Quê (Hàn Mặc Tử), tác giả viết về vẻ đẹp của cô gái thôn quê và tình tứ của nhân vật trữ tình trong bài thơ.)
    ❖ Thân đoạn
    - Giới thiệu về vẻ đẹp của cô gái thôn quê:
    + Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng điệp ngữ "xuân" được lặp lại 3 lần để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, căng đầy sức sống của cô gái. Điệp ngữ không chỉ giới thiệu về vẻ đẹp ngoại hình mà cả phẩm chất của cô gái: lịch sự.
    + Tất cả vẻ đẹp đó hiện lên trên đôi môi của cô gái: Tôi đều nhận thấy trên môi em
    + Biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp với từ láy "mong mỏng" khiến ta cảm nhận được vẻ đẹp của làn môi cô gái, hình ảnh "máu tươi" đã phô diễn một cách táo bạo và độc đáo vẻ đẹp ấy.
    ⇨ Vẻ đẹp đó của cô gái thôn quê đã khiến cho "môi tôi mấp máy thèm". Từ láy "mấp máy" vừa cho thấy điểm nhìn vừa cho thấy tình cảm của tác giả. Tác giả đứng từ xa quan sát chỉ biết "mấp máy" thèm chứ không dám nói thành lời.
    - Vẻ đẹp của cô gái thôn quê là vẻ đẹp nhất quán từ thời thơ ấy, tất cả đều hiện lên trong đôi mắt - cửa sổ tâm hồn:
    + Dường như nhân vật trữ tình đã để ý cô gái thôn quê từ lúc tóc còn bỏ trái đào - lúc nhỏ cho đến "Tới chừng cặp má đỏ au au" - khi cô gái đang ở tuổi thanh xuân nhất. Từ láy "au au" gợi sắc thái cực tả vẻ đẹp của cô gái.
    + Tác giả nhận thấy trong con mắt sự thống nhất về "vẻ ngây thơ và ước ao" của cô gái.
    - Khổ thơ cuối của bài thơ gợi nhiều ẩn dụ độc đáo:
    + "Lớn lên em đã biết làm duyên/Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng": đến hai câu thơ này ta có thể hoàn toàn khẳng định nhân vật trữ tình ở đây có thể là bạn thân của cô gái, có thể là hàng xóm của cô gái gắn bó với nhau từ lúc nhỏ. Nhưng khi lớn lên cô gái "đã biết làm duyên" nên e thẹn mỗi khi "gặp tôi" thì "che nón nghiêng".
    + Nhân vật trữ tình mở lời "Nghe nói ba em chưa chịu nhận/Cau trầu của khách láng giềng bên" câu thơ vừa thông báo về tình trạng hiện tại của cô gái thôn quê vừa mở ra một ẩn ý: ba em chưa chịu nhận cau trầu của khách láng giềng bên thì sao? Thì nhân vật "tôi" ướm hỏi ý tứ của cô gái hay vui mừng vì điều đó, vui mừng vì cô gái vẫn còn son, vì mình vẫn có cơ hội, .... Câu thơ cuối để lửng chưa có câu trả lời đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ.
    - Cảm nhận về những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
    + Thể thơ 7 chữ, giọng điệu trầm lắng, pha chút vui tươi.
    + Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh mang tính cực tả "tươi như máu", "au au".
    + Kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, ...
    ❖ Kết đoạn
    Khẳng định cảm xúc của em về bài thơ.
Xem thêm 8 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat