HOCMAI đang ngoại tuyến

Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Người anh hùng dân tộc
  • Nhà tư tưởng vĩ đại
  • Nhà văn hóa lớn
  • Nạn nhân chốn quan trường
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Tác gia Nguyễn Trãi - Phần 2

Độ dài: 36 phút - Số lượt học 345

2 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Nguyễn Hồng Ngọc Hân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Phân tích bài thơ sau:
    TỰ THÁN BÀI 7
    Giàu chẳng kịp, khó còn bằng,
    Danh lợi lòng đã ắt dửng dưng.
    Dò trúc xông qua làn suối,
    Tìm mai theo đạp bóng trăng.
    Giang sơn bát ngát kìa quê cũ,
    Tùng cúc bù trì ấy của hằng.
    Một phúc thanh nhàn trong thuở ấy,
    Nghìn vàng ước đổi được hay chăng?
    (Nguyễn Trãi toàn tập, Quốc âm thi tập, Phần vô đề, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976)

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1412244

    Chào em, em tham khảo nhé!
    * Khái quát về nhà thơ Nguyễn Trãi và nội dung bài thơ
    * Cảm nhận về bài thơ
    - Hai câu đầu:
    Giàu chẳng kịp, khó còn bằng,
    Danh lợi lòng đã ắt dửng dưng.
    + Quan điểm của Nguyễn Trãi về danh lợi, giàu sàng, nhà thơ không còn bận tâm đến những điều đó nữa
    - Hai câu đầu:
    Dò trúc xông qua làn suối,
    Tìm mai theo đạp bóng trăng.
    + Nhà thơ tìm về với thiên nhiên, vui thú với cảnh điền viên: trúc, suối, mai, trăng
    - Hai câu đầu:
    Giang sơn bát ngát kìa quê cũ,
    Tùng cúc bù trì ấy của hằng.
    + Mặc dù vậy nhưng trong lòng vẫn còn nặng lòng với vận nước, với nhân dân, vẫn luôn đau đáu, phiên muộn về việc quốc gia triều chính
    - Hai câu đầu:
    Một phúc thanh nhàn trong thuở ấy,
    Nghìn vàng ước đổi được hay chăng?
    + Tự hỏi lòng việc có được sự an nhàn, thảnh thơi bây giờ liệu có dùng tiền tài, danh vọng để đổi được không
    - Về nội dung: Cuộc sống “về nhàn” bình dị, đạm bạc mà thanh cao của một nhân cách lớn, tâm hồn lớn.
    - Về nghệ thuật:
    + Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. giọng điệu nhẹ nhàng, khoan thai.
    + Hệ thống thi liệu (trúc, suối, mai, trăng, tùng, cúc) dân dã, gần gũi, mang đậm phong vị dân tộc; ngôn ngữ giản dị, tự nhiên.
    + Phép đối: “trúc -mai” (cảnh vật); “làn suối – bóng trăng” (sự vật); “xông - đạp” (hành động)
    * Nhận xét ngắn gọn về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi:
    - Tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật thôn quê, lối sống cần mẫn, giản dị, thanh bạch.
    - Cốt cách thanh cao đáng trân trọng, ngưỡng mộ. Lối sống “lánh đục về trong” là cách ứng xử của bậc đại Nho trước thế thời rối ren, loạn lạc, để bảo vệ nhân cách, danh dự của bản thân.
  • Nguyễn Hồng Ngọc Hân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 38
    Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
    Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
    Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc,
    Âu thì tóc đã bạc mười phân.
    Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
    Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
    Dầu phải dầu chăng mặc thế,
    Đắp tai biếng mảng sự vân vân.
    (Nguyễn Trãi toàn tập, Quốc âm thi tập, Phần vô đề, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976)

    Trả lời các câu hỏi sau:
    Câu 1: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được khắc họa trong bài thơ ?
    Câu 2: Anh chị suy nghĩ như thế nào về quyết định mặc thế của của nhân vật trữ tình “Dầu phải dầu chăng mặc thế?”
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1411203

    Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. Bức tranh thiên nhiên chủ yếu được khắc họa qua hai câu thơ:
    Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
    Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
    --> Một bức tranh thiên nhiên thật đẹp, thật lung linh, tràn đầy sức sống. Vạn vật như giao hòa, quấn quýt với nhau.
    2. Dầu phải dầu chăng mặc thế
    --> Em có thể đồng tình/ không đồng tình với quyết định mặc thế của nhân vật. Ví dụ, nếu em không đồng tình với quyết định này thì em có thể nhấn mạnh:
    - Số phận con người gắn chặt với số phận của cộng đồng, dân tộc --> con người có trách nhiệm với thế sự cũng là có trách nhiệm với chính bản thân mình.
    - Hơn nữa, trong thâm tâm của Nguyễn Trãi vẫn luôn hướng đến đất nước, dân tộc, ông chỉ là nhàn thâm chứ không nhàn tâm, không thể buông bỏ được việc nước, việc dân...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào