Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Yêu cầu cần đạt
  • Tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài
  • Phân tích bài viết tham khảo
  • Thực hành viết
    • Chuẩn bị viết và xây dựng đề cương
    • Viết và chỉnh sửa, hoàn thiện
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Viết

Viết báo cáo nghiên cứu (về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam)

Độ dài: 3 phút - Số lượt học 484

8 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 3p:2sViết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian người mô côi trong truyện cổ tích
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1477776

    Chào em, với yêu cầu này, em cần có các bước:
    - Giải thích: Thế nào là mồ côi? --> Tạo cơ sở để khảo sát nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích: nhân vật này nhiều hay ít? Đặc điểm của kiểu nhân vật này trong truyện cổ tích là gì? (về ngoại hình, về phẩm chất, về cuộc đời, số phận?). Việc miêu tả nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích có ý nghĩa gì? (gửi gắm điều gì?).
  • Lan Nguyễn Thị khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 10s...Em đang lúng túng với đề bài: Phân tích chủ đề và nhân vật trong đoạn văn sau. Em nhờ cô giúp đỡ ạ Em xin cảm ơn ạ

    .Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
    Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt.Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần.Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
    Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
    Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
    Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ.Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
    - Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
    Đứa khác nói:
    - Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
    Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
    - Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
    Sơn ưỡn ngực đáp:
    - Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
    Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
    - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
    Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
    - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
    - Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
    - Sao không bảo u mày may cho?
    Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
    - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
    - Ừ, phải đấy.Để chị về lấy.
    Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui....
    (Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1, trang 56, NXB Giáo dục – 2001)

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1421874

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nhân vật chính trong truyện là cậu bé Sơn.
    Dù gia đình có khá giả, được sống trong sự đầy đủ và tình yêu thương, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách. Cậu lại rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
    Đặc biệt là hành động cao cả của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương. Như vậy, nhân vật Sơn được khắc họa qua ngôn ngữ, hành động và suy nghĩ. Việc sử dụng ngôn từ giản dị cùng giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng, nhân vật Sơn hiện lên đầy sinh động, chân thực.
    Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam muốn gửi gắm bài học về tình yêu thương, sự thấu hiểu và chia sẻ trong cuộc sống.
    Lan Nguyễn Thị khoảng 2 năm trước

    1421898

    @Nguyễn Thị Thúy NgaDạ cô ơi . Cô giúp em đoạn văn chủ đề của tác phẩm trên với ạ.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1422165

    Chủ đề của đoạn trích: sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội.
  • Nguyễn Phương Linh khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 3sViết một bài văn Nghị luận về vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1413847

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Mạng xã hội phát triển mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Như “một chất gây nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “thế giới ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều người lãng phí thời gian, xao nhãng công việc, hạn chế giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm cảm do “nghiện mạng xã hội”. Và đặc biệt, bạo lực ngôn ngữ trên không gian mạng, đã và đang trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nó xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên các ứng dụng công nghệ thông tin và hậu quả của nó thì không hề kém so với bạo lực ngôn ngữ ngoài đời thực. Việc sử dụng ngôn từ bạo lực trên mạng có thể gây tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của những nạn nhân bất đắc dĩ. Đáng lo ngại, ẩn đằng sau bàn phím – thủ phạm sử dụng bạo lực ngôn từ đang diễn ra một cách tự do, phổ biến.
    Cách mạng 4.0 đã mang đến cả “bầu trời” công nghệ nhưng cũng mang đến hàng loạt những “đám đông ảo” trên mạng xã hội. Đó là những người được tập hợp rất nhanh nhưng rồi biến mất cũng rất nhanh. Khi một đám đông được hình thành thì có cùng một mục đích như: tính hiếu kỳ, tò mò muốn biết sự thật nào đó, vì muốn bảo vệ một quan điểm hay đấu tranh cho một sự thật.Với những “đám đông ảo” trên mạng, đôi lúc chẳng cần lý do, không cần biết bản chất vấn đề, chỉ cần ghi vài dòng, để lai các trạng thái, icon trên trang cá nhân của chính mình thậm chí để lai các câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến mất
    Có những người share, đưa ra những bình luận về đối tượng mà không hiểu hoặc không biết gì, nhưng vẫn bị cuốn theo, theo hiệu ứng đám đông vô tình gây tổn thương, gây áp lực cho nạn nhân. Nhiều người có thói quen sẵn sàng mang những vấn đề riêng tư của một ai đó lên mạng xã hội để phán xét, dèm pha, để bình phẩm gây nên hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân: stress, trầm cảm, tự tử.
    Ở một khía cạnh khác, khi giao tiếp trên mạng, thông qua các cách thức viết: status, blog, commemt, chat, người tham gia bị chi phối từ cảm xúc, tâm lý, định kiến của họ. Cùng một thông tin, hình ảnh nhưng mỗi người có thể diễn đạt ý theo những cách khác nhau, một câu tranh luận hoàn toàn có thể được cảm nhận thành một câu “hỏi đểu”, “đá xéo”, mỉa mai hay bắt bí nhau và bị phản ứng lại.
    Vì vậy, bạn nên tạo cho mình một thói quen dùng mạng xã hội lành mạnh, sử dụng ngôn từ hợp lý và tự tạo cho mình thói quen sống lành mạnh. Chỉ khi đó chúng ta nhận thức được những giá trị cơ bản của tốt - xấu, đúng - sai thì sẽ tránh được việc làm tổn thương nhau bằng ngôn từ.
  • Đỗ Thị Sinh khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 1sem hãy tìm những từ Hán Việt về môi trường, học tập, lao động, sức khỏe, sản xuất.


    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1405817

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    - Môi trường: thiên nhiên, nhiên liệu, khoáng sản, tài nguyên, nguyên sinh, ô nhiễm, ...
    - Học tập: giáo viên, học sinh, nhà trường, học bạ, học hành, siêng năng, năng lực, tiên tiến, xuất sắc, thành tích, ...
    - Lao động: trí óc, năng suất, hiệu quả, xây dựng, cải tiến, ..,
    - Sức khỏe: bệnh nan y, phòng bệnh, dinh dưỡng, bệnh tật, lành mạnh, điều trị, ...
  • Nguyễn Phương Linh khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 1sHình tượng những con người bất hạnh trong truyện dân gian. e muốn xin dàn bài hoặc bài viết ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1402869

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    Truyện cổ tích là truyện cô dân gian kể về những câu chuyện tưởng tượng, thường có tính chất phiêu lưu, chung quanh số phận cuộc đời những con người bất hạnh, những nhân vật tài trí thông minh hoặc khờ khạo, những nhân vật là loài vật mang tính người... Trong đó, những nhân vật bất hạnh có ý nghĩa biểu tưởng cao.
    Những nhân vật đáng thương, đáng yêu nhất trong truyện cổ tích là những người mồ côi, nhưng thân phận bất hạnh, nhỏ bé, thấp hèn, lam lũ...
    Cô Tấm, chàng Thạch Sanh, chú Sọ Dừa, anh Khoai,... là những con người, những nhân vật đáng thuơng, đáng yêu kỳ lạ!.
    Xã hội được nói đến trong cổ tích là một xã hội đã phân chia giai cấp, có người giàu và người nghèo, có kẻ ác và người lương thiện. Trong xã hội ấy có bao thân phận đáng thương. Người thì mồ côi và ở với dì ghẻ như cô Tấm, người thì phải ở với người tham lam như người em trong truyện Cây khế, người thì vất vưởng không chốn nương thân, chỉ còn biết lấy gốc đa che mưa che nắng như Thạch Sanh. Người thì như Tầm Dang, Nha Rúi, cha mẹ chết hết, bọn chủ làng cướp sạch ruộng đất, nhà cửa, cả hai phải đi ở đợ kiếm cơm, ở cõi trần đã khổ, trên cõi trời còn khổ hơn, bị vùi dập, bị xua đuổi.
    Những con người bất hạnh ấy rất cần cù trong lao động. Cô Tấm biết làm đủ việc, làm giỏi giang: chăn trâu, cắt cỏ, mò cua bắt tép, xay giã giần sàng. Thạch Sanh chỉ có một cái khố, một cái rìu mà lăn lộn rừng xanh kiếm củi sống. Sọ Dừa biết chăn trâu giỏi; đàn trâu bò của phú ông được Sọ Dừa chăn dắt con nào con nấy cũng béo tốt. Anh Khoai rất siêng năng, cày sâu cuốc bẫm. Người em trong truyện Cây khế sống hiền lành, chăm chỉ làm ăn vượt lên cảnh nghèo.
    Những con người "nhỏ bé" ấy còn có bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp. Cô Tấm nhân hậu, dịu dàng. Nha Rúi đẹp người đẹp nết, sống tình nghĩa thuỷ chung. Cái phá ba ngăn có sợi chỉ hồng nhuộm bằng máu cô, có bức thêu hình Tầm Dang, gửi lên trời cho chồng đã thể hiện một tình yêu chung thuỷ vươn lên hoạn nạn. Tầm Dang thì thà "tóc bạc" chứ quyết không để cho "lòng bạc". Nỗi buồn nhớ làng cũ của Tầm Dang, chính là tình yêu buôn làng của nhân dần ta từ bao đời nay. Sọ Dừa lúc thì biến thành một chàng trai nằm trên võng đào thổi sáo cho bò gặm cỏ, lúc thì biến thành một người chồng lịch sự,về sau, Sọ Dừa lại đi thi đậu trạng nguyên, được vua cử đi sứ... Thạch Sanh chém Trăn Tinh, bắn Đại Bàng, gảy đàn thần để lui giặc. Dũng sĩ Thạch Sanh đã trở thành phò mã, rồi được nhà vua truyền cho ngồi báu. Những con người ấy, tuy có nhờ Tiên, Phật độ trì, nhưng bản chất họ rất tốt đẹp: cần cù trong lao động, thuỷ chung trong tình yêu, nhân hậu, thông minh, dũng cảm, bền bỉ đấu tranh vươn lên trước hoạn nạn, số phận để giành lấy hạnh phúc và tự do.
    Qua số phận người mồ côi... trong cổ tích ta càng thấy rõ mặt trái của xã hội khi phân chia giai cấp. Người lương thiện bị áp chế trong đau thương. Cái ác ngự trị, là nguyên nhân gây nên mọi đau khổ trong cuộc đời. Ta càng thương cảm, quý mến những thân phận bất hạnh, mồ côi vì cuộc đời của họ đầy mồ hôi, máu và nước mắt. Vì họ là những con người lao động chân chính có bao phẩm chất tốt đẹp.
    Xây dựng nên những hình tượng tốt đẹp như cô Tấm, Sọ Dừa, anh Khoai, Tầm Dang và Nha Rúi, Thạch Sanh,... nhân dân ta gửi gắm bao ước mơ tốt đẹp, khẳng định một niềm tin ngời sáng: ở hiển thì gặp lành. Những người hiền lành ăn ở có tình nghĩa thuỷ chung sẽ được Phật, Tiên "độ trì". Những ước mơ ấy nói lên đạo đức trong sáng của nhân dân, đồng thời tạo nên tính nhân văn của truyện cô tích.
    Hình ảnh nhân vật mồ côi, những con người "nhỏ bé" trong truyện cổ tích thật đáng thương và đáng yêu. Kết thúc của họ đã làm cho truyện cô tích mãi mãi là bài ca lạc quan yêu dời của nhân dân lao động.
    Truyện cổ tích đã bồi đắp ước mơ, tình nhân ái... cho mỗi chúng ta, nhất là đối với tuổi thơ gần xa.
Xem thêm 3 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat