Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Yêu cầu cần đạt
  • Khởi động
  • Đọc văn bản
  • Khám phá văn bản (1)
  • Khám phá văn bản (2)
  • Kết nối đọc – viết
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Nghệ thuật truyền thống của người Việt (Trích - Nguyễn Văn Huyên)

Độ dài: 2 phút - Số lượt học 700

5 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Khởi động - 4p:55sHồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) – trái tim của Thủ đô, bốn mùa đều đẹp

    Hồ Hoàn Kiếm là niềm tự hào của người dân Thủ đô, không chỉ là “chứng nhân” lịch sử mà còn gắn liền với cuộc sống tinh thần của người dân Hà thành.

    1.Giới thiệu về Hồ Gươm – biểu tượng của Hà Nội
    Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi là hồ Lục Thủy do có làn nước màu xanh lục bốn mùa quanh năm hay một tên khác nữa là hồ Thủy Quân - Hồ duyệt
    thủy binh. Đến khoảng thế kỷ 15 thì được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (hoàn trả lại kiếm) gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại kiếm thần cho rùa thần.
    Hồ nước này là điểm giao giữa các khu phố cổ nổi tiếng như: Phố Hàng Đào, phố Lương Văn Can, phố Hàng Ngang,... với các khu phố Tây được người Pháp quy hoạch từ cách đây hơn 100 năm là: Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài,...
    Chính vì tọa lạc tại vị trí đắc địa này nên nơi đây rất thuận tiện cho các du khách có thể tản bộ quanh hồ, thăm thú các địa danh nổi tiếng cũng như tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của hệ thống phố cổ bao quanh.

    Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ lý tưởng cả 4 mùa từ Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân, hồ nước xanh biếc được bao phủ bởi hàng cây hoa anh đào và hoa bằng lăng nở rộ, tạo nên khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Mùa hè, bầu không khí tươi mát, hồ nước trong xanh, thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động giải trí và thể thao ngoài trời. Khi mùa thu về, khung cảnh hồ Hoàn Kiếm lấp lánh với ánh nắng mặt trời đổ qua hàng cây phượng đỏ rực rỡ, mang đến cảm giác ấm áp và ngọt ngào. Còn mùa đông,
    Hồ Gươm biến thành lại bao phủ với lớp sương mù, tạo
    nên một không gian tĩnh lặng, huyền ảo. Hồ Hoàn Kiếm về đêm đẹp lung linh, huyền ảo (Ảnh: Sưu tầm)
    2.Lịch sử và truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm
    Cách đây khoảng 6 thế kỷ, Hồ Gươm là một phân lưu của sông Hồng. Vào thế kỷ 16, khi chúa Trịnh cho tu sửa lại Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã xây phủ chúa riêng nằm bên cạnh Hoàng thành. Phủ Chúa trở thành cơ quan trung ương với các kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm và đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728, Trịnh Giang đào hầm phía Nam hồ để xây cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.

    Chúa Trịnh chia hồ lớn thành hai hồ: Hữu Vọng và Tả Vọng. Hồ Hữu Vọng dùng để duyệt quân thủy chiến của triều đình. Đến thời đại của vua Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, thời kỳ bảo hộ Pháp, hồ Thủy Quân được lấp để mở rộng thành phố Hà Nội.
    3.Cập nhật thông tin về cụ Rùa Hồ Gươm
    Cụ Rùa là một trong những biểu tượng nổi tiếng và linh thiêng của Hồ Hoàn Kiếm. Cụ rùa có 4 cá thể và 3 cá thể đều đã chết trước đó. Năm 2011, còn một cá thể rùa Hồ Gươm còn sống sót và được gọi là “Cụ Rùa”. Khi tìm thấy, “Cụ Rùa” được vớt lên để chữa trị các vết thương. Tuy nhiên đến năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng cũng đã chết.

    Lịch sử Hồ Hoàn Kiếm là thông tin du khách rất muốn tìm hiểu để hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)



    Hình ảnh tiêu bản “Cụ Rùa” (Ảnh: Sưu tầm)
    4.Những công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa cổ kính gắn liền với Hồ Gươm
    Tháp Rùa: Tháp Rùa là một công trình kiến trúc nổi tiếng nằm trên một gò đất nhỏ khoảng 350m2 giữa Hồ Gươm.
    Tháp Rùa là biểu tượng lịch sử và văn hóa độc đáo của thủ đô Việt Nam.
    Đền Ngọc Sơn: Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền nằm trên đảo Ngọc Sơn giữa Hồ Hoàn Kiếm. Đền được xây dựng vào thế kỷ 19 và được coi là một điểm đến tâm linh và du lịch quan trọng của thành phố.

    Cầu Thê Húc: Cầu Thê Húc là biểu tượng của Thủ đô với sắc đỏ đặc trưng và thiết kế độc đáo. Du khách thường check-in rất nhiều bức ảnh kỷ niệm tại đây.
    Tháp Hòa Phong: Tháp Hòa Phong mang dáng vẻ cổ kính, rêu phong nằm bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm. Tháp được xem như “chứng nhân” lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
    Đền Bà Kiệu: Với kiến trúc độc đáo và giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, Đền Bà Kiệu là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Thủ đô.
    Đền thờ vua Lê: Là di tích lịch sử lâu đời giữa lòng Thủ đô, du khách đến đền thờ vua Lê có thể tham quan, khám phá kiến trúc độc đáo của đền.
    Vườn hoa Lý Thái Tổ: Nằm ngay cạnh Hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa Lý Thái Tổ có tượng đài Lý Thái Tổ, nhiều cây
    xanh.
    Hồ Hoàn Kiếm chính là trái tim của Thủ đô Hà Nội, nơi mang đến một phần không gian yên bình giữa sự hối hả và
    nhộn nhịp của đô thị. Với hồ nước xanh mát, khu vực quanh hồ rợp cây xanh và không khí trong lành, Hồ Gươm là nơi lý tưởng để người dân và du khách đến thư giãn, tản bộ và thưởng thức cảnh quan.
    (Nguồn: vinwonders.com)

    Câu 1. Trình bày bố cục văn bản.
    Bố cục: 4 phần
    Phần 1:
    Câu 2. Theo văn bản, tên gọi hồ Hoàn Kiếm được lí giải như thế nào? Hồ Hoàn Kiếm còn có những tên gọi nào khác?
    Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi là hồ Lục Thủy do có làn nước màu xanh lục bốn mùa quanh năm hay một tên khác nữa là hồ Thủy Quân - Hồ duyệt thủy binh. Đến khoảng thế kỷ 15 thì được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (hoàn trả lại kiếm) gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại kiếm thần cho rùa thần.


    Câu 3. Tác giả miêu tả vẻ đẹp bốn mùa ở hồ ra sao?
    . Mùa xuân, hồ nước xanh biếc được bao phủ bởi hàng cây hoa anh đào và hoa bằng lăng nở rộ, tạo nên khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Mùa hè, bầu không khí tươi mát, hồ nước trong xanh, thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động giải trí và thể thao ngoài trời. Khi mùa thu về, khung cảnh hồ Hoàn Kiếm lấp lánh với ánh nắng mặt trời đổ qua hàng cây phượng đỏ rực rỡ, mang đến cảm giác ấm áp và ngọt ngào. Còn mùa đông,
    Hồ Gươm biến thành lại bao phủ với lớp sương mù, tạo
    nên một không gian tĩnh lặng, huyền ảo.
    Câu 4. Hãy liệt kê những công trình kiến trúc gắn liền với hồ Hoàn Kiếm. Từ đó, em hãy nhận xét về cách trình bày dữ liệu thông tin đó.
    Cách trình bày thông tin dữ liệu theo cách liệt kê đó giúp độc giả dễ dàng nhận biết được các địa điểm liên quan. Đồng thời cũng giúp văn bản trông rõ ràng, trình tự sắp xếp hơn.
    Câu 5. Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài viết? Tìm một số dẫn chứng để chứng minh.
    Dẫn chứng: Hồ Hoàn Kiếm là niềm tự hào của người dân Thủ đô, không chỉ là “chứng nhân” lịch sử mà còn gắn liền với cuộc sống tinh thần của người dân Hà thành.
    Và tiêu đề của văn bản
    Thái độ của tác giả: trân trọng, tự hào, yêu quý
    Câu 6. Theo em, tại sao hồ Hoàn Kiếm là niềm tự hào của người dân thủ đô?

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1472140

    Chào em, đáp án em làm hoàn toàn đúng với các câu hỏi nhé!
  • TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 19sPhố cổ Hội An - Vẻ đẹp thời gian ngưng đọng
    (Phương Thảo)

    Khu phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam. Phố cổ Hội An gói gọn trong phường Minh An với diện tích chỉ tầm 2km2 với một địa thế thật đặc biệt theo kiểu bàn cờ mà đặc trưng ở đó là những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn lượn, ngang dọc, khiến người ta rẽ lối nào rồi cũng dễ dàng gặp được nhau.

    Những con đường nhỏ hẹp tạo nên địa thế bàn cờ cho phố cổ Hội An - Ảnh: Viet Nguyen

    Theo thống kê Hội An có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu. Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất. Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.

    Thăm những ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi
    Những ngôi chùa được xây dựng từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII là một trong những điểm đến hấp dẫn ở phố cổ Hội An. Đó là Chùa Bà, Chùa Ông, Chùa Chúc Thánh, Chùa Phước Lâm, Chùa Vạn Đức, Chùa Hải Tạng.
    Hầu hết những ngôi chùa ở Hội An được xây dựng để thờ cúng các vị tiên hiền, những người có công sáng lập phố, hội và Minh Hương xã. Do đó, người ta thường thấy một kiểu kiến trúc đặc trưng với các tường gạch chịu lửa, các mái ngói âm dương và vị trí đặt bệ thờ ở gian chính giữa.Tất cả những yếu tố đó được thể hiện rõ nét nhất ở Chùa Ông hay còn gọi là Miếu Quan Công, ngôi miếu nằm ở góc đường Trần Phú giao với đường Nguyễn Huệ, nơi được xem là di tích mang đặc trưng cho kiểu kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Hội An.
    Miếu Quan Công còn được xem là trung tâm tín ngưỡng của các thương gia Hội An và chính cũng vì lẽ đó, cho tới ngày nay, vào mỗi dịp 13 tháng 1 và 24 tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Chùa Ông lại được tổ chức thu hút rất nhiều du khách về tụ họp.

    Nhưng điều khiến người ta ấn tượng nhất phải kể tới Chùa Cầu, ngôi chùa nổi danh với kiểu kiến trúc lạ mắt tạo thành một biểu tượng của chùa miếu Hội An. Chùa Cầu còn được gọi là chùa Nhật Bản, được xây dựng theo kiểu Nhật nhưng sau nhiều lần trùng tu, người ta nhận thấy nó ngày càng mang đậm nét văn hóa Việt – Trung.

    Ghé Hội An - Thăm những hội quán của người Hoa

    Điều mà nhiều người cảm thấy thú vị nhất khi tới Hội An là lòng vòng trên những con đường xuyên suốt cái đô thị cổ này. Lạc bước trên đường Trần Phú, thưởng ngoạn những công trình kiến trúc mang phong cách thời xưa cũ và những ngôi nhà cổ đậm dấu ấn thời gian, nơi mà người ta có thể chiêm ngưỡng tận mắt kiểu kiến trúc đặc trưng của phố cổ Hội An.




    Nổi danh nhất ở Hội An phải kể đến Chùa Cầu - Ảnh: Khoi Tran Duc


    Tới Hội An là phải ghé thăm những Hội quán của người Hoa - Ảnh: Dalbera


    Trần Phú cũng là con đường mà ta bắt gặp nhiều Hội quán của người Trung Hoa nhất Ở Hội An.Bắt đầu từ chùa Cầu, nhìn bên tay phải, lần lượt là năm Hội quán hiện lên trong tầm mắt: Hội quán Trung Hoa, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quỳnh Châu tiêu biểu cho năm bộ phận dân cư Hoa kiều lớn ở đây.
    Những Hội quán ở Hội An đều được xây dựng uy nghi, lộng lẫy với những kiểu trang trí cầu kỳ, những khung gỗ sơn son thiếp vàng, những bức tượng điêu khắc lạ mắt và nhiều màu sắc. Đó như một nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là một cách mà người Trung Hoa ở Hội An tưởng nhớ về quê hương nguồn cội của mình.

    Ghé Hội An - Ru mình trong những lễ hội truyền thống
    Nổi danh là một thương cảng sầm uất từ thời xa xưa, nơi giao lưu buôn bán của xứ Đàng Trong với các thương nhân đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan...vì lẽ đó, Hội An chính là nơi gặp gỡ và giao thoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ở đó, người ta thấy những tín ngưỡng lâu đời của dân tộc hòa cùng với những nền văn minh du nhập, tạo nên một bản sắc độc đáo, khác biệt nhưng lại mang một phong cách rất bình dị, đời thường.

    Thả hoa đăng thả đi những muộn phiền, để cầu may mắn - Ảnh: Thien Bui
    Không khí lễ hội truyền thống ở Hội An luôn có một nét thu hút riêng. Người ta thích thú được tận mắt chiêm ngưỡng những lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, kỷ niệm các bậc thánh nhân hay các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.
    Đặc biệt vào đêm 14 âm lịch hằng tháng, lễ hội đêm rằm phố cổ được diễn ra trong không gian bàng bạc ánh trăng và lung linh ánh sáng của đèn lồng. Những ngày này, Hội An không có ánh sáng của đèn điện, mà ở bất cứ đâu người ta đều nhìn thấy trăng, trăng làm cho phố cổ đẹp hơn, phảng phất nhiều hơn nữa cái phong vị của ngày xưa cũ khiến bất kỳ ai cũng phải ngập ngừng trong tâm tưởng.
    Những ngày này, tới với Hội An, du khách còn được hòa mình vào các trò chơi dân gian, đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tường và được nhiều người ưa thích hơn cả là thả hoa đăng. Hoa đăng mang theo những tâm tình, những phiền muộn của con người trôi theo dòng nước chảy.

    Ghé Hội An nhớ thưởng thức ẩm thực đặc trưng phố Cổ

    Đến Hội An là phải thưởng thức cho bằng hết ẩm thực Hội An, đó là tinh hoa, là nghệ thuật của nhiều nền văn hóa trên phố cổ.
    Hội An tuy bé lắm nhưng chẳng thiếu chỗ ăn ngon. Có thể là Cơm gà Phố Hội, Cao Lầu Hội An, bánh bao – bánh vạc, bánh bèo Hội An, bánh đập – hến xào, chè bắp, mỳ Quảng, hoành thánh, bánh ướt hay bánh xèo Hội An.
    Ẩm thực phong phú, đa dạng mang cái hồn phố cổ - Ảnh: Sưu tầm

    Đó danh sách 10 món ngon mà bạn nhất định phải thử khi du ngoạn trên những con đường phố cổ. Đó là những món ăn rất bình dị nhưng lại cái hồn sâu lắng của Hội An. Không chỉ là món ăn ngon, người lữ khách còn rất ấn tượng với phong cách bài trí và phục vụ ở phố cổ Hội An. Những nhà hàng được tô điểm thêm một vài bức tranh xưa, một vài chậu hoa, cây cảnh, một ít đồ mỹ nghệ hay hồ cá và hòn non bộ mang lại một không gian phảng phất phong vị của thiên nhiên, vừa truyền thống vừa hiện đại khiến tâm tình của con người bỗng thư thái bình yên tới lạ.

    Hội An đẹp như vậy đó, cái vẻ đẹp được tô điểm thêm bởi dòng chảy miệt mài của tạo hóa. Mong sao cái phố thị ấy cứ mãi cổ kính như vậy, cứ lưu lại trên mình nhưng dấu ấn của thời gian, để con người hôm nay và cả mai sau nữa vẫn còn cơ hội được chiêm ngưỡng những tinh hoa văn hóa vẹn nguyên từ thời xưa cũ, để sau những bộn bề thường nhật, người ta có một chốn đi về, hòa mình trong hoài niệm, nơi mà những bon chen của đời chưa hiện hữu.
    (Nguồn: CLB Lữ hành Unesco Hà Nội)
    Câu 1. Trình bày bố cục của văn bản
    Câu 2. Văn bản sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào? Tác dụng?
    Câu 3. Theo văn bản, tác giả đã thống kê được những công trình gì ở khu phố cổ Hội An? Nêu ý nghĩa của việc thống kê ấy?
    Câu 4. Em ấn tượng nhất với nội dung nào của văn bản? Tại sao?
    Câu 5. Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong bài viết?
    Câu 6. Hãy kể tên 3 danh lam thắng cảnh hoặc địa danh văn hóa mà em yêu thích. Từ đó, cho biết trách nhiệm của em về việc giữ gìn và bảo tồn.

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1471315

    Chào em, ad thấy em có đăng những bài tương tự như thế này, ad sẽ chỉ gợi ý cho em một số câu, những câu còn lại, em phải tự làm em nhé:
    - Văn bản sử dụng hình ảnh là yếu tố phi ngôn ngữ (Ảnh: Khoi Tran Duc, Ảnh: Thien Bui,...) --> làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn, giúp người đọc dễ hình dung hơn về đối tượng cần thuyết minh.
    - Những công trình ở phu khố cổ Hội An:
    + Ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi
    + Những hội quán của người Hoa
    + Đến phố cổ
    => Gợi tả được nét cổ kính của phố cổ Hội An
    - 3 danh lam thắng cảnh mà em yêu thích: Hồ Gươm, Hạ Long, Nha Trang. --> Cũng như bao người dân khác trên đất nước Việt Nam, em cũng có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn bằng những hành động như không vứt rác bừa bãi ra khu tham quan, quảng bá hình ảnh của những danh thắng này đến bạn bè quốc tế, không vẽ/ viết lên tường của những công trình kiến trúc,...
  • TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 19sHồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) – trái tim của Thủ đô, bốn mùa đều đẹp

    Hồ Hoàn Kiếm là niềm tự hào của người dân Thủ đô, không chỉ là “chứng nhân” lịch sử mà còn gắn liền với cuộc sống tinh thần của người dân Hà thành.

    1. Giới thiệu về Hồ Gươm – biểu tượng của Hà Nội
    Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi là hồ Lục Thủy do có làn nước màu xanh lục bốn mùa quanh năm hay một tên khác nữa là hồ Thủy Quân - Hồ duyệt
    thủy binh. Đến khoảng thế kỷ 15 thì được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (hoàn trả lại kiếm) gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại kiếm thần cho rùa thần.
    Hồ nước này là điểm giao giữa các khu phố cổ nổi tiếng như: Phố Hàng Đào, phố Lương Văn Can, phố Hàng Ngang,... với các khu phố Tây được người Pháp quy hoạch từ cách đây hơn 100 năm là: Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài,...
    Chính vì tọa lạc tại vị trí đắc địa này nên nơi đây rất thuận tiện cho các du khách có thể tản bộ quanh hồ, thăm thú các địa danh nổi tiếng cũng như tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của hệ thống phố cổ bao quanh.

    Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ lý tưởng cả 4 mùa từ Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân, hồ nước xanh biếc được bao phủ bởi hàng cây hoa anh đào và hoa bằng lăng nở rộ, tạo nên khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Mùa hè, bầu không khí tươi mát, hồ nước trong xanh, thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động giải trí và thể thao ngoài trời. Khi mùa thu về, khung cảnh hồ Hoàn Kiếm lấp lánh với ánh nắng mặt trời đổ qua hàng cây phượng đỏ rực rỡ, mang đến cảm giác ấm áp và ngọt ngào. Còn mùa đông,
    Hồ Gươm biến thành lại bao phủ với lớp sương mù, tạo
    nên một không gian tĩnh lặng, huyền ảo. Hồ Hoàn Kiếm về đêm đẹp lung linh, huyền ảo (Ảnh: Sưu tầm)

    2. Lịch sử và truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm
    Cách đây khoảng 6 thế kỷ, Hồ Gươm là một phân lưu của sông Hồng. Vào thế kỷ 16, khi chúa Trịnh cho tu sửa lại Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã xây phủ chúa riêng nằm bên cạnh Hoàng thành. Phủ Chúa trở thành cơ quan trung ương với các kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm và đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728, Trịnh Giang đào hầm phía Nam hồ để xây cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.

    Chúa Trịnh chia hồ lớn thành hai hồ: Hữu Vọng và Tả Vọng. Hồ Hữu Vọng dùng để duyệt quân thủy chiến của triều đình. Đến thời đại của vua Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, thời kỳ bảo hộ Pháp, hồ Thủy Quân được lấp để mở rộng thành phố Hà Nội.
    3. Cập nhật thông tin về cụ Rùa Hồ Gươm
    Cụ Rùa là một trong những biểu tượng nổi tiếng và linh thiêng của Hồ Hoàn Kiếm. Cụ rùa có 4 cá thể và 3 cá thể đều đã chết trước đó. Năm 2011, còn một cá thể rùa Hồ Gươm còn sống sót và được gọi là “Cụ Rùa”. Khi tìm thấy, “Cụ Rùa” được vớt lên để chữa trị các vết thương. Tuy nhiên đến năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng cũng đã chết.

    Lịch sử Hồ Hoàn Kiếm là thông tin du khách rất muốn tìm hiểu để hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)



    Hình ảnh tiêu bản “Cụ Rùa” (Ảnh: Sưu tầm)
    4. Những công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa cổ kính gắn liền với Hồ Gươm
    Tháp Rùa: Tháp Rùa là một công trình kiến trúc nổi tiếng nằm trên một gò đất nhỏ khoảng 350m2 giữa Hồ Gươm.
    Tháp Rùa là biểu tượng lịch sử và văn hóa độc đáo của thủ đô Việt Nam.
    Đền Ngọc Sơn: Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền nằm trên đảo Ngọc Sơn giữa Hồ Hoàn Kiếm. Đền được xây dựng vào thế kỷ 19 và được coi là một điểm đến tâm linh và du lịch quan trọng của thành phố.

    Cầu Thê Húc: Cầu Thê Húc là biểu tượng của Thủ đô với sắc đỏ đặc trưng và thiết kế độc đáo. Du khách thường check-in rất nhiều bức ảnh kỷ niệm tại đây.
    Tháp Hòa Phong: Tháp Hòa Phong mang dáng vẻ cổ kính, rêu phong nằm bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm. Tháp được xem như “chứng nhân” lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
    Đền Bà Kiệu: Với kiến trúc độc đáo và giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, Đền Bà Kiệu là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Thủ đô.
    Đền thờ vua Lê: Là di tích lịch sử lâu đời giữa lòng Thủ đô, du khách đến đền thờ vua Lê có thể tham quan, khám phá kiến trúc độc đáo của đền.
    Vườn hoa Lý Thái Tổ: Nằm ngay cạnh Hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa Lý Thái Tổ có tượng đài Lý Thái Tổ, nhiều cây
    xanh.
    Hồ Hoàn Kiếm chính là trái tim của Thủ đô Hà Nội, nơi mang đến một phần không gian yên bình giữa sự hối hả và
    nhộn nhịp của đô thị. Với hồ nước xanh mát, khu vực quanh hồ rợp cây xanh và không khí trong lành, Hồ Gươm là nơi lý tưởng để người dân và du khách đến thư giãn, tản bộ và thưởng thức cảnh quan.
    (Nguồn: vinwonders.com)

    Câu 1. Trình bày bố cục văn bản.
    Câu 2. Theo văn bản, tên gọi hồ Hoàn Kiếm được lí giải như thế nào? Hồ Hoàn Kiếm còn có những tên gọi nào khác?
    Câu 3. Tác giả miêu tả vẻ đẹp bốn mùa ở hồ ra sao?
    Câu 4. Hãy liệt kê những công trình kiến trúc gắn liền với hồ Hoàn Kiếm. Từ đó, em hãy nhận xét về cách trình bày dữ liệu thông tin đó.
    Câu 5. Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài viết? Tìm một số dẫn chứng để chứng minh.
    Câu 6. Theo em, tại sao hồ Hoàn Kiếm là niềm tự hào của người dân thủ đô?

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1471317

    Chào em, đây đều là những câu hỏi rất cơ bản em ạ, em phải tự đọc và trả lời những câu hỏi ấy em nhé, ad chỉ gợi ý cho em một số câu hỏi thôi em nha:
    - Bố cục: 4 phần tương ứng với 4 đề mục:
    + Giới thiệu về Hồ Gươm – biểu tượng của Hà Nội
    + Lịch sử và truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm
    + Cập nhật thông tin về cụ Rùa
    + Những công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa cổ kính gắn liền với Hồ Gươm
    - Vẻ đẹp của hồ ở 4 mùa: Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ lý tưởng cả 4 mùa từ Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân, hồ nước xanh biếc được bao phủ bởi hàng cây hoa anh đào và hoa bằng lăng nở rộ, tạo nên khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Mùa hè, bầu không khí tươi mát, hồ nước trong xanh, thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động giải trí và thể thao ngoài trời. Khi mùa thu về, khung cảnh hồ Hoàn Kiếm lấp lánh với ánh nắng mặt trời đổ qua hàng cây phượng đỏ rực rỡ, mang đến cảm giác ấm áp và ngọt ngào. Còn mùa đông, Hồ Gươm biến thành lại bao phủ với lớp sương mù, tạo nên một không gian tĩnh lặng, huyền ảo. Hồ Hoàn Kiếm về đêm đẹp lung linh, huyền ảo.
  • TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 19sBẾN NHÀ RỒNG VÀ DẤU ẤN THÀNH PHỐ MANG TÊN BÁC
    NGUYỄN KIM SƠN

    Bến Nhà Rồng chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. Nơi này từng là trung tâm giao thương quan trọng của khu vực, nhiều thương thuyền quốc tế ghé thăm, trao đổi buôn bán. Từ Bến Nhà Rồng cũng mở ra con đường cách mạng cho nhân dân Việt Nam khi đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.

    Nhà Rồng là kiến trúc lâu đời nhất của Pháp ở Đông Dương
    Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về tên gọi của Bến Nhà Rồng, tuy nhiên, cách giải thích phổ biến hiện nay cho rằng: Bến là chỉ Bến Nghé, là một bến thuyền nằm trên sông Tân Bình, tên gọi trước đây của sông Sài Gòn. Sông Tân Bình được ghi nhận trong “Gia Định thành thông chí”, bộ địa chí về vùng đất Nam bộ thế kỉ XIX của Trịnh Hoài Đức: Tân Bình giang ở trước thành Gia Định thuộc địa bàn phủ Tân Bình, tục gọi là sông Bến Nghé. Sông rộng 142 tầm, sâu 10 tầm, nước ròng hết mức sâu 13 thước (khoảng 5 m), sông rộng lớn nước sâu và trong. Bến Nghé tên chữ là Ngưu Chử. Sông rộng, sâu, tương truyền nhiều cá sấu, từng đàn, đuổi nhau rống lên như nghé gọi bầy, cho nên đặt tên như thế.

    Nhà Rồng là nhà trụ sở hãng Vận tải Hoàng đế (Messageries Imperials), một hãng tàu của người Pháp, được xây dựng vào khoảng năm 1863. Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”
    - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam,
    vì thế mà có tên Nhà Rồng. Hình ảnh Bến Nhà Rồng năm 1989. Ảnh sưu tầm
    Sách "Địa lý Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh" cho biết, thủ phủ của Gia Định xưa gồm toàn bộ Nam Bộ nước ta, đặt tại Bến Nghé có rất nhiều điều kiện thuận lợi với địa lí tốt lành không đâu sánh bằng. Đây là cả một vùng rộng lớn mà hàng năm không bị lũ lụt như ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây cũng có nhiều giếng nước ngọt và khi hậu dễ chịu nên thành nơi đất lành chim đậu cho dân chúng quy tập làm ăn sinh sống. Đồng thời, cũng là nơi tập kết chiến lược cho thủy quân gìn giữ an ninh trật tự cho miền Nam của Tổ quốc.
    Bến Nghé trong quá khứ đã là một thương cảng nổi tiếng của Nam bộ nước ta, dưới sông thuyền bè tấp nập hàng nghìn chiếc. Từ Bến Nghé có đường thủy đi khắp Nam Bộ rất thuận tiện. Gia Định thành thông chí cho biết thêm: Những tàu buôn của nước ta và các nước, tàu biển ghe sông và tàu thuyền lớn nhỏ đậu liên tiếp, cột buồm nối nhau, là một nơi đại đô hội. Nơi đây đã từng là một trong những cảng lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á.
    Năm 1859, giặc Pháp từ Đà Nẵng kéo quân vào Nam, tiến vào sông Bến Nghé rồi đánh thành Gia Định. Bến Nghé thường được nhắc đến trong thơ văn yêu nước thế kỉ XIX. Nguyễn Đình Chiểu cũng viết trong Văn tế Trương Định như sau: “Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân; Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cảm hiềm thần tử hết lòng trung ái”.

    Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
    Ngày 5.6.1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên tràn đầy hoài bão cách mạng Nguyễn Tất Thành dưới tên gọi Văn Ba đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc trên con tàu Đô đốc Amiral Latouche Tréville thuộc hãng Năm Sao (Chargeurs Reunis).
    Trải nghiệm và thấu hiểu những nguyên nhân không thành công của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX của các bậc tiền bối, với nhãn quan chính trị và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Nguyễn Tất Thành đã sang phương Tây để tìm hiểu các nước rồi trở về giúp đồng bào mình: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
    Ngày 6.7.1911, tàu cập bến cảng Mác-Xây, mảnh đất của nước Pháp là nơi đầu tiên mà Nguyễn Tất Thành đặt chân tới và phát hiện ra điều ngạc nhiên nhất: ở đây cũng có những người nghèo như Việt Nam. Từ đó, Người quyết tâm sử dụng lao động làm phương tiện đi tìm chân lí. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã đến nhiều quốc gia châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi... hiểu thấu bản chất của chủ nghĩa đế quốc, nỗi thống khổ và số phận của dân tộc thuộc địa. Với tầm nhìn rộng lớn, phân tích các xu thế tư tưởng và cách mạng của thời đại, người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, con đường của cách mạng vô sản thế giới.
    Từ bến Nhà Rồng, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lí luận và thực tiễn cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã trở về tổ quốc, mang theo một tài sản vô cùng quý báu, đó là con đường cách mạng, con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Con đường cách mạng Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xây đắp là nền tảng cho mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
    Từ quá khứ đến hiện tại
    Bến Nhà Rồng ngày nay là nơi thu hút khách du lịch.
    Ảnh: vietnam.vnanet.vn
    Bến Nhà Rồng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đối với dân tộc, đất nước. Ngày 30.4.1975, cờ đỏ sao vàng đã được kéo lên tại đây, đánh dấu chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến giành độc lập, thống nhất đất nước. Ngay sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1315/QĐ-UB, ngày 9.7.1979, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có giá trị lịch sử, Bến Nhà Rồng còn có một kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Kiến trúc của Bến Nhà Rồng kết hợp giữa nghệ thuật châu Âu và kiến trúc đặc trưng của Đông Nam Á, tạo nên một di sản văn hóa đặc biệt cho thành phố. Bến Nhà Rồng đã được khôi phục như hiện trạng vốn có và trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố
    Đối với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng là một trong những địa điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Bác Hồ đã từng sinh sống ở đây, là nơi Người ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Bên cạnh đó, Bến Nhà Rồng cũng là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh về lịch sử Việt Nam. Du khách đến đây cũng có thể tham quan, tìm hiểu cuộc sống và lịch sử của dân tộc, đặc biệt là hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    (Nguồn: laodong.vn)

    Câu 1. Đề tài của văn bản.
    Câu 2. Văn bản sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ nào? Hãy cho biết tác dụng việc sử dụng yếu tố đó.
    Câu 3. Tìm thông tin trong văn bản để lí giải tên gọi Bến Nhà Rồng.
    Câu 4. Liệt kê những thông tin chính được trình bày theo trật tự thời gian ở mục Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước? Nêu hiệu quả của cách trình bày dữ liệu đó.
    Câu 5. Em có đồng ý với quan điểm: “Đối với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng là một trong những địa điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt” không? Vì sao?
    Câu 6. Hãy cho biết trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và quảng bá vẻ đẹp văn hóa của Bến Nhà Rồng.

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1471300

    Chào em, ad thấy em hỏi nhiều bài tương tự bài này, em nên tự làm em nhé, các ad sẽ chỉ hỗ trợ một vài bài cho em thôi em ạ.
    Câu 2. Yếu tố phi ngôn ngữ ở đây là việc tác giả sử dụng Ảnh: vietnam.vnanet.vn --> ad cũng chưa rõ bức ảnh đó như thế nào, song nhìn chung, những yếu tố phi ngôn ngữ làm cho văn bản trở nên hấp dẫn, sinh động, thu hút người đọc em nha.
    Câu 5. Đồng ý - bởi tại bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước --> Nhờ sự kiện lịch sử quan trọng này mà về sau nước ta được độc lập, tự do, nhân dân được sống trong hòa bình thay vì thân phận nô lệ, bị xâm lược như trước đây.
    Câu 3. Bến là chỉ Bến Nghé, là một bến thuyền nằm trên sông Tân Bình, tên gọi trước đây của sông Sài Gòn. Sông Tân Bình được ghi nhận trong “Gia Định thành thông chí”, bộ địa chí về vùng đất Nam bộ thế kỉ XIX của Trịnh Hoài Đức: Tân Bình giang ở trước thành Gia Định thuộc địa bàn phủ Tân Bình, tục gọi là sông Bến Nghé. Sông rộng 142 tầm, sâu 10 tầm, nước ròng hết mức sâu 13 thước (khoảng 5 m), sông rộng lớn nước sâu và trong. Bến Nghé tên chữ là Ngưu Chử. Sông rộng, sâu, tương truyền nhiều cá sấu, từng đàn, đuổi nhau rống lên như nghé gọi bầy, cho nên đặt tên như thế.
    TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước

    1471432

    @Phạm Văn TuânCâu 1. Đề tài của văn bản.
    Di tích văn hoá Việt Nam
    Câu 2. Văn bản sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ nào? Hãy cho biết tác dụng việc sử dụng yếu tố đó.
    Hình ảnh
    Tác dụng: Giúp người đọc xem được địa điểm đó troong như thế nào.
    Câu 3. Tìm thông tin trong văn bản để lí giải tên gọi Bến Nhà Rồng.
    Nhà Rồng là nhà trụ sở hãng Vận tải Hoàng đế (Messageries Imperials), một hãng tàu của người Pháp, được xây dựng vào khoảng năm 1863. Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”
    - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam,
    vì thế mà có tên Nhà Rồng.
    Câu 4. Liệt kê những thông tin chính được trình bày theo trật tự thời gian ở mục Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước? Nêu hiệu quả của cách trình bày dữ liệu đó.
    Ngày 5.6.1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên tràn đầy hoài bão cách mạng Nguyễn Tất Thành dưới tên gọi Văn Ba đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc trên con tàu Đô đốc Amiral Latouche Tréville thuộc hãng Năm Sao (Chargeurs Reunis).
    Ngày 6.7.1911, tàu cập bến cảng Mác-Xây, mảnh đất của nước Pháp là nơi đầu tiên mà Nguyễn Tất Thành đặt chân tới và phát hiện ra điều ngạc nhiên nhất: ở đây cũng có những người nghèo như Việt Nam. Từ đó, Người quyết tâm sử dụng lao động làm phương tiện đi tìm chân lí.
    Hiệu quả: giúp người đọc hiểu rõ hơn về các mốc thời gian sự kiện, đồng thời giúp chia phần thông tin rõ ràng hơn.
    Câu 5. Em có đồng ý với quan điểm: “Đối với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng là một trong những địa điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt” không? Vì sao?
    Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Bởi lẽ đó chính là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Qua đó ta có thể hiểu đó chính là cánh cửa dẫn đến độc lập ngày nay của nước ta. Là một người con dân Việt Nam, hơn ai hết em đã được học về những năm tháng chiến tranh gian khổ, có biết bao nhiêu tín mạng đã đổ máu, hi sinh để giành lấy chiến thắng cho nước nhà, dành về hoà bình cho đất nước. Có thể thấy chiến tranh khốc liệt biết dường nào. Đặc biệt hơn khi Việt Nam ta là một đất nước có bề dày lịch sử chiến tranh vô cùng dày. Bởi lẽ đó, Bến nhà Rồng chính là nơi bắt đầu cho hành trình dài đằng đẳng dẫn đến độc lập của con dân Việt Nam ta. Vì thế nó chính là di tích lịch sử vô cùng quan trọng và ý nghĩa.
    Câu 6. Hãy cho biết trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và quảng bá vẻ đẹp văn hóa của Bến Nhà Rồng.
    Theo em, việc bảo tồn và quảng bá vẻ đẹp văn hoá Bến Nhà Rồng là vô cùng cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ-thế hệ đang tiếp cận rộng rãi với mạng xã hội, truyền thông. Bởi thế, thế hệ trẻ ngày nay cần được dạy dỗ, nhắc nhừo về ý thức giữ gìn, bảo tồn và quảng bá di tích văn hoá. Họ cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh, không gây phá hại, tổn thất khi đến tham quan khu di tích, đồng thời cũng nói những điều hay, tốt đẹp, ý nghĩa của khu di tích cho mọi người. Bản thân là một trong những mầm non của đất nước, em sẽ luôn ý thức giữ gìn vệ sinh chung, lan truyền, quảng bá hình ảnh về những di tích lịch sử cho mọi người xung quanh, khuyến khích mọi người tìm hiểu về khu di tích hơn.
    NHờ Thầy xem giúp bài em làm. Em cảm ơn Thầy nhiều.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1472075

    Chào em các đáp án em nêu ra hoàn toàn phù hợp với câu hỏi, em chú ý sửa lại lỗi chính tả nhé!
  • TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 19sBÀI 2.
    Tự hào bản sắc văn hóa Cao Lan
    Người Cao Lan ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu ở hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Không chỉ tích cực phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới mà đồng bào Cao Lan còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo.
    Nhắc đến dân tộc Cao Lan, người ta nhớ ngay đến làn điệu Sình ca đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Họ tự hào rằng, ở đâu có người Cao Lan, ở đó Sình ca. Về cơ bản, Sình ca Cao Lan bao gồm các thể loại: hát mừng năm mới, giao duyên, hát đám cưới, hát đố, hát ru, ca ngợi sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Qua những làn điệu dân ca này, người Cao Lan gửi gắm những tâm tư, tình cảm với nhau, những ước mơ, nguyện vọng của người lao động với thiên nhiên và thần linh… Ngoài những bài được truyền lại, người Cao Lan còn có thể hát ngẫu hứng, sáng tạo ra những bài dân ca mới, phản ánh cuộc sống của người dân, ca ngợi Đảng, Nhà nước và Bác Hồ.

    Người Cao Lan thôn Đồng Quân, xã Thắng Quân (Yên Sơn) duy trì hát Sình Ca.
    Cùng với Sình ca, người Cao Lan còn giữ được nhiều điệu múa truyền thống như múa còn, múa xúc tép, múa cờ, múa cầu mùa… Các điệu múa đều tái hiện lại quá trình lao động, sản xuất hàng ngày nhưng được biến tấu sinh động và hấp dẫn nhờ sự kết hợp nhịp nhàng tiếng nhạc, trống và sự uyển chuyển hình thể của người biểu diễn. Các điệu múa hết sức sôi động, vui nhộn nên thu hút người xem, biểu diễn. Các điệu múa không hạn chế về số lượng, tuổi tác và giới tính nên mỗi dịp tổ chức múa đều tạo sự vui tươi, phấn khởi và thu hút đông người biểu diễn.
    Cùng với lời ca, tiếng hát, điệu múa, bản sắc văn hóa độc đáo của người Cao Lan còn thể hiện ở trang phục truyền thống. Trang phục nam thường có màu chàm hoặc đen. Trang phục nữ: áo dài, từ ngang ngực thường là màu đỏ hoặc nâu, phần dưới xanh chàm hoặc đen. Ngoài áo là chiếc thắt lưng bằng vải được thắt nút ở ngang hông, hai đầu thắt lưng buông dài ngang chiều dài áo. Đầu đội khăn vuông hoặc dài, hai dải khăn thường được cuốn lật về phía sau. Hoa văn trên trang phục của người Cao Lan cũng rất đa dạng, có hoa trám, hình lục lăng, thậm chí dệt chữ… tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi người. So với các dân tộc khác, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cao Lan mộc mạc, đơn giản, song cũng có rất nhiều nét đặc trưng riêng đó là sự kết hợp giữa hai màu chủ đạo đen, đỏ.
    Để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều xã có đồng bào Cao Lan sinh sống đã thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ. Không chỉ biểu diễn vào dịp lễ, tết các câu lạc bộ còn truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ cũng như truyền nghề làm trang phục truyền thống cho lớp trẻ. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa của người Cao Lan đã và đang được lưu giữ, phát triển trong cộng đồng.
    Hoàng Anh
    https://baotuyenquang.com.vn//dan-toc-mien-nui/tu-hao-ban-sac-van-hoa-cao-lan-146457.html
    Câu 1: Nêu ý nghĩa của nhan đề
    Câu 2: Đề tài của văn bản là gì? Dựa vào đâu để xác định?
    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản trên.
    Câu 4. Văn bản trên có kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào? Cho biết hiệu quả của sự kết hợp ấy.
    Câu 5. Xác định quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản trên.
    Câu 6. Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? (

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1471318

    Chào em, ad thấy em hỏi mấy bài liên tiếp về dạng bài này rồi em ạ, em nên tự làm theo suy nghĩ của mình, sau đó, có thể đăng lên đây, các ad sẽ đọc và chỉnh sửa bài cho em em nhé. Ad sẽ chỉ gợi ý cho em một vài câu thôi em nha:
    - Nhan đề: thể hiện rõ tình cảm tự hào của người viết trước những giá trị văn hóa của vùng đất Cao Lan.
    - Đề tài: bản sắc văn hóa của người Cao Lan --> có thể dựa vào nhan đề để xác định.
    - Yếu tố phi ngôn ngữ: ảnh (Người Cao Lan thôn Đồng Quân, xã Thắng Quân (Yên Sơn) duy trì hát Sình Ca.) --> văn bản sinh động, cuốn hút với người đọc, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sinh hoạt văn hóa của người Cao Lan.
    TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước

    1471428

    @Phạm Văn TuânDạ, em cảm ơn Thầy. Nhờ Thầy xem lại bài giúp em. Em cảm ơn Thầy nhiều.
    Câu 1: Nêu ý nghĩa của nhan đề
    -Bản sắc văn hoá Cao Lan ( thể hiện rõ tình cảm tự hào của người viết trước những giá trị văn hóa của vùng đất Cao Lan.)
    Câu 2: Đề tài của văn bản là gì? Dựa vào đâu để xác định?
    Vẻ đẹp và nét đẹp văn hoá của người Cao Lan. Dựa vào : Bản sắc văn hóa của người Cao Lan --> có thể dựa vào nhan đề để xác định.
    -Tiêu đề
    -Người Cao Lan ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu ở hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Không chỉ tích cực phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới mà đồng bào Cao Lan còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo.

    Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản trên.
    Miêu tả: Trang phục nữ: áo dài, từ ngang ngực thường là màu đỏ hoặc nâu, phần dưới xanh chàm hoặc đen.
    Ý nghĩa: cho người đọc hiểu rõ hơn về trang phục truyền thống của người Cao Lan
    Tự sự: Để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều xã có đồng bào Cao Lan sinh sống đã thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ.
    Ý nghĩa: cho thấy người Cao Lan đã luôn không ngừng giữ gìn bản sắc văn hoá của họ qua các thời kỳ.
    Câu 4. Văn bản trên có kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào? Cho biết hiệu quả của sự kết hợp ấy.
    Hình ảnh
    Ý nghĩa: cho người đọc hình dung rõ hơn về trang phục, lễ hội ở Cao Lan.
    Câu 5. Xác định quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản trên.
    Quan điểm: giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc
    Câu 6. Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc?
    Theo em, việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc là luôn cần thiết đối với mỗi người. Bởi lẽ bản sắc văn hoá chính là cội nguồn của tất cả, là nét đẹp, là bản chất của nước ta. Nó không chỉ mang giá trị về thẩm mỹ mà hơn cả thế là đại diện cho một quốc gia. Sẽ tốt hơn khi nhắc đến Việt Nam, người ta sẽ nhớ đến những nét đẹp văn hoá truyền thống, đặc trưng, đa dạng của mỗi vùng miền hơn là nhớ đến những hình ảnh hiện đại, công nghệ hoá mà đất nước nào cũng có. Bởi lẽ đó, mỗi người cần phải luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nhận thức được điều đó, bản thân em cũng sẽ luôn không ngừng khám phá những bản sắc của nước ta, đồng thời lan toả những hình ảnh tốt đẹp về vẻ đẹp truyền thống cho mọi người khắp nơi.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1472076

    Chào em, kết quả em làm hoàn toàn phù hợp với câu hỏi nhé!

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat