Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Khởi động
  • Đọc văn bản
  • Tác giả - tác phẩm
  • Đoạn trích “Dưới bóng hoàng lan”
  • Ngôi kể
  • Không gian làng quê, khu vườn và ngôi nhà của bà
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam) - Phần 1

Độ dài: 58 phút - Số lượt học 589

6 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Phạm Hải Anh khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Khởi động - 1sPhân tích nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1479858

    Chào em, qua truyện ngắn này hay là nói chung hả em? Em phải nêu rõ thì các ad mới có thể giải đáp thắc mắc cho em được em nhé.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Khởi động - 4p:44sThưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Phân tích nhân vật bác Lê trong truyện ngắn" Nhà mẹ Lê" của Thạch Lam ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1425442

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Dưới ngòi hút đa tài, đa nghệ viết ra những câu từ văn chương như tranh vẽ tả thực của Thạch Lam, đoạn trích đã và đang lột tả chân thực về số phận đáng thương của một người đàn bà làm mẹ của tận mười một người con nheo nhóc. Cái đói, sự túng quẫn đặc trưng của cái xã hội thời bấy giờ được hiện lên. Đã nghèo, đã đói khát nhưng mẹ Lê lại đẻ nhiều con khiến cho sự túng quẫn, khổ sở hơn gấp nhiều lần. Hình ảnh một người đàn bà với làn da nhăn nheo như quả trám khô, thân hình thấp bé khắc khổ nhưng lại là mẹ của mười một đứa con, đứa lớn nhất mới mười bảy, đứa bé nhất vẫn còn bế trên tay. Cái sự bần cùng hóa của xã hội hết thảy cứ như đang hiện diện hết ở nhà Mẹ Lê. Đói rét, nghèo khổ, túng quẫn khi tận mười mấy con người nheo nhóc trong cái nhà được miêu tả như cái “ổ chó” cùng với sự châm biếm miêu tả mẹ con nhà mẹ Lê như những “chó mẹ và chó con” được toát lên sự chua xót, khổ cực đến nỗi so sánh người với động vật như vậy. Tuy là thế, nhưng người mẹ này luôn âm thầm chịu đựng sự vất vả một mình, lam lũ, không than thở hay hờn trách một câu. Hình ảnh Mẹ Lê là hiện diện của cả triệu bà mẹ thời bấy giờ, có khổ đến mấy cũng không bỏ con, thà chịu đói, chịu rét, chịu hết tất cả sự khổ đau thì cũng nuôi con cho bằng được. Sự vĩ đại ấy, cứ âm thầm lặng lẽ, chịu đựng. Hình ảnh thống khổ biết bao nhưng lại được âm thầm chắt chiu những cái đẹp, cái đẹp của người làm mẹ từ bao đời nay, thà rằng để mình chịu khổ, thà rằng bữa đói bữa no chứ không để con phải chết đói, chết khát và thậm chí nhịn đói nuôi con để cho những đứa nhỏ không phải khổ hơn mình dù chỉ một chút. Sự cao cả ấy được hiện diện rõ nhất là lấy sự vất vả vì có việc làm niềm vui, vì lúc ấy có người thuê làm việc, có vài bát gạo, vài đồng bạc để nuôi con. Lúc đó, con bà có bát cơm để no bụng. Nhưng rồi mẹ lại chìm trong sự lo âu, đến mùa đông hết việc chỉ còn rạ khô ngoài đòng, không ai thuê mẹ nữa, con mẹ lại chịu đói từng bữa. Những đứa con nheo nhóc oằn mình chịu đói chịu rét đến ngày mùa năm sau. Cái khổ của nhà mẹ Lê là nhà quá đông con khiến mẹ phải oằn mình lo toan mọi thứ.


    Trong cái xã hội thời bấy giờ luôn nặng gánh rằng “ đông con hơn nhiều của” thành ra gia cảnh của mẹ thời bấy giờ là cực kỳ phổ biến. Qua cái gia cảnh của Mẹ Lê ở trên, chắc hẳn ai cũng thương xót cho người đàn bà ấy và luôn nghĩ rằng, đẻ nhiều thì chịu khổ, giá như mẹ ít con hơn thì bớt gánh nặng phần nào. Và từ hình ảnh của mẹ Lê, ta vẫn thấy rằng, bà là một người biết hy sinh, chịu thương chịu khó, dù như thế nào cũng che chở cho con mình, thậm chí là oằn mình chịu rét che chở cho con, cố lấy thân xác của mình che chở cho đứa con nhỏ rét run lên vì lạnh.
    Qua hình ảnh của Mẹ Lê, ta rút ra được một điều rằng chúng ta ý thúc được về câu chuyện giải pháp, cách cứu rỗi mỗi con người trong cuộc đời nghèo khổ ấy. Có ai có thể giang tay để cứu, để cưu mang cho mảnh đời bất hạnh của mẹ con nhà Lê. Hay, cứ vòng nối vòng, cuộc đời họ sẽ nghèo khổ, đáng thương và khổ sở như thế. Thạch Lam đã viết những dòng văn nhẹ nhàng và rất thơ về cuộc đời của những con người bất hạnh, đau khổ. Thế nhưng, có lẽ, ẩn sâu trong lời văn, nhà văn muốn nhắc nhở và khơi gợi tình thương trong mỗi con người.
  • tran ngo khanh vy khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Viết bài văn tối thiểu 400 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Con người không thể chạy trốn khỏi thực tại nhưng cũng không thể từ bỏ những giấc mơ."
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1419757

    Chào em, em tham khảo nhé!
    - Giải thích:
    + hiện tượng chạy trốn bản thân: "Chạy trốn bản thân" hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là việc trốn chạy, không dám đối diện với hiện thực
    + Ước mơ: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một vật gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người.
    - Bàn luận:
    + Người chạy trốn thực tại luôn thường trực nỗi bất an, lo sợ với cuộc sống;
    + Tâm lí ngại giao tiếp, không muốn hòa nhập với thế giới bên ngoài mà đắm chìm trong một thế giới ảo.
    + Hành động phủ nhận đi sự tồn tại của bản thân, khiến cho cuộc sống đơn giản chỉ là tồn tại trên nghĩa đen mà không có bất cứ một ý nghĩa nào.
    - Hậu quả:
    + Đánh mất lí tưởng, ý nghĩa sống
    + Mắc kẹt trong thế giới riêng, mắc phải những căn bệnh tâm lí nguy hiểm: Trầm cảm, tự kỉ.
    + Nảy sinh những hành vi tiêu cực: Tự tử, hành hạ bản thân.
    - Người có ước mơ mới có động lực làm việc, học tập và cống hiến cho xã hội. Khi mỗi con người trên con đường thực hiện ước mơ của mình cũng chính là đóng góp cho xã hội, cho đất nước phát triển.
    Trên con đường thực hiện ước mơ chúng ta có thể gặp những khó khăn thử thách, khi vượt qua được thử thách đó chúng ta sẽ có thêm những bài học quý giá để hoàn thiện bản thân mình.
     Chính vì thế, người sống có ước mơ sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn. Khi theo đuổi ước mơ, chúng ta sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ… và không nên chạy trốn thực tại.
  • tran ngo khanh vy khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Trong diễn từ nhận giải thưởng văn học Kafka, nhà văn Trung Quốc- Diêm Liên Khoa từng nói: "Sự đen tối nhất, chính là sự thích ứng của con người đối với bóng tối; sự đen tói đáng sợ nhất, chính là sự lạnh nhạt và lãng quên của con người với ánh sáng. Vì vậy, chính ở đây, văn học có sự vĩ đại của nó. Bởi vì chỉ có văn học, mới có thể phát hiện ra ánh sáng, vẻ đẹp, sự ấm áp yếu ớt nhất và tình yêu thành thực từ trong bóng tối."

    Trong đoạn trích "Liên và An là hai chị em ... Nhưng Liên không nghĩ được lâu; mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối." từ tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, tác giả đã thắp lên thứ ánh sáng nào từ trong bóng tối của phố huyện? Chia sẻ cảm nhận của anh/chị trong một đoạn văn khoảng 10-12 dòng. (1.5 điểm)
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1419754

    Chào em, em tham khảo nhé!
    a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng:
    - Ánh sáng từ "ngọn đèn con" của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên "thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa"...
    - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với "các toa đèn sáng trưng"
    b. Ý nghĩa:
    - Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,...; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,...trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
    - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với "các toa đèn sáng trưng" là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.
    - Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
  • tran ngo khanh vy khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đọc tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch làm và trả lời câu hỏi:
    Trước khi tàu đến và sau khi đoàn tàu đi qua, phố huyện vẫn tối tăm, tịch mịch như thế, cuộc sống không có gì thay đổi. Phải chăng sự chờ đợi này là hoàn toàn vô nghĩa? Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị. (1.0 điểm)
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1419753

    Chào em, em tham khảo gợi ý nhé!
    - Miêu tả cảnh đợi tàu của hai chị Liên nói riêng và người dân phố huyện nghèo nói chung, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.
    – Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc .
    – Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
Xem thêm 1 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat