Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Tìm ý
  • Lập dàn ý (1): Mở bài
  • Lập dàn ý (2): Thân bài
  • Lập dàn ý (3): Kết bài
  • Viết bài theo dàn ý
  • Chỉnh sửa, hoàn thiện
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật) - Phần 2

Độ dài: 45 phút - Số lượt học 3.380

12 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tìm ý - 4sCác thầy cô đọc và nhận xét giúp em về bài văn phân tích, đánh giá tác phẩm truyện " bí ẩn dưới làn nước " của em : George Orwell đã từng nói rằng : “ Trong chiến tranh, không ai thực sự chiến thắng. Chỉ có sự mất mát, mất đi nhân tính và mất đi những gì quý giá nhất”. Qủa thật là như vậy! Dù thời gian có trôi qua, chiến tranh đã chấm dứt, nhưng những nỗi đau ấy vẫn sẽ mãi hằn sâu vào trái tim của những con người. Nhà văn Bảo Ninh, người đã từng trực tiếp tham gia kháng chiến trên chiến trường miền Nam trước 1975, đã ghi lại những hậu quả của chiến tranh một cách thật xúc động trong tác phẩm “ Bí ẩn của Làn Nước”. Từ đó khẳng định một chân lý trong cuộc sống : “ Chiến tranh kết thúc nhưng nỗi đau của những người sống sót vẫn kéo dài mãi mãi”.
    Truyện ngắn “ Bí ẩn dưới làn nước “ kể về bi kịch của cuộc đời nhân vật “ tôi”, một người lính trong kháng chiến chống Mỹ. Trong một đêm rằm tháng Bảy, đế quốc Mỹ thả hàng loạt bom đạn xuống vệt đê bằng trước làng của nhân vật chính khiến ngôi làng ngập trong dòng nước siết của dòng sông. nhân vật“ Tôi”, lúc này đang ở vị trí hộ đê, phải vội vàng chạy về nhà để giải cứu người vợ và đứa con trai vừa mới lọt lòng của mình. Vì muốn cứu một người trong dòng nước siết, anh đã khiến cành đa run rẩy, làm đứa con của anh rớt xuống nước. Cả anh và vợ đều nhảy xuống sông để cứu con, đang tiếc thay, anh chỉ kịp vớt lấy con còn vợ anh bị dòng nước cướp đi tính mạng. Tình huống bất ngờ chỉ được tiết lộ ở cuối tác phẩm, rằng đứa trẻ anh đã cứu trong đêm ấy không phải con ruột của anh mà là con của người phụ nữ anh muốn cứu giúp trong đêm định mệnh ấy.
    Bảo Ninh đã xây dựng một cốt truyện đơn giản, diễn ra nhanh chóng và ngắn gọn. Trong xuyên suốt tác phẩm, dưới góc nhìn của nhân vật tôi, chúng ta đã được chứng kiến toàn bộ những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra. Đối với nhân vật “ tôi”, có lẽ người vợ và đứa con trai của anh là những điều quý giá nhất “ bây giờ giời đất sập rồi, trong đầu tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi”. Vậy mà, những điều quý giá nhất ấy đều bị cướp đi chỉ trong một đêm khiến người đọc phải xót xa. “ Vật lộn sống mái với dòng nước”, “ ứa cả ra máu tai máu mủi cũng không thể cứu nỗi vợ” Kiệt sức, tôi ngất đi. Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói” đều những từ ngữ, câu văn dùng để miêu tả tâm lý tuyệt vọng và nỗi bất lực của nhân vật chính khi mất đi người vợ thân yêu. Trong những dòng cuối của tác phẩm, khi người đọc tưởng chừng khi chiến tranh qua đi, những nỗi đau đã nguôi ngoai thì tình huống éo le lại xuất hiện, làm rõ nhan đề “ bí ẩn dưới làn nước” của tác phẩm. “ Như một trò đùa của số phận” khi nhân vật chính nhận ra thân phận thật sự đã được mình cứu đêm qua. Đó là “ một niềm đau không thể nói nên lời”. Tác giả không đưa ra lý do vì sao nhân vật chính lại không nói ra sự thật, như một câu nói bỏ ngõ để người đọc phải suy ngẫm. Phải chăng vì sự mất mát kia là quá lớn, không thể thay đổi, nên anh chọn cách sống trọn vẹn với những gì mình đang có. Hay có lẽ vì tình yêu thương giữa người với người dù không cùng máu mủ, không muốn làm người con gái phải chịu thêm tổn thương, mất mát mà anh im lặng. Nhưng với lý do nào đi chăng nữa, những day dứt, dằn vặt ấy vẫn sẽ được nhân vật “ tôi” âm thầm cất giữ trong trái tim đến suốt cuộc đời.
    Truyện ngắn “ Bí ẩn dưới làn nước “ đã đem đến cho người đọc một tình huống truyện độc đáo, thú vị mà không kém phần éo le. Cách kể chuyện đảo trật tự thời gian từ hiện tại về quá khứ rồi từ quá khứ đến hiện tại, như góp phần khiến người có cái nhìn toàn diện hơn về nỗi đau của nhân vật từ đó hiểu được tư tưởng và những giá trị nhân văn và tác giả Bảo Ninh muốn truyền tải. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật ấy đã thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm và ta nhận ra một điều : “ Hậu chiến tranh, nỗi đau không chỉ nằm trong những vết thương mà còn trong những ký ức không thể phai mờ.”
    Nhà văn Bảo Ninh đã khai thác một đề tài vốn quen thuộc nhưng cũng thật mới lạ về nỗi đau hậu chiến tranh của con người. Ngày nay, khi đất nước dành được độc lập, bước vào giai đoạn phát triển nhưng cũng dư âm xót xa về một thời chiến tranh đã qua vẫn sẽ còn mãi. Truyện ngắn “ bí ẩn dưới làn nước “ là tiếng nói của những người đã trải qua chiến tranh, đồng thời là lời nhắc nhở chúng ta về giá trị của hòa bình.
    Đọc tác phẩm “ Bí ẩn dưới làn nước “, chúng ta nâng niu trân quý cái tài cái tâm của tác giả Bảo Ninh - một người nghệ sĩ sống hết mình với cuộc đời, yêu hết mình với văn chương nghệ thuật. Đọc tác phẩm, ta hiểu được nội dung, tư tưởng và những bài học có giá trị, chúng ta chợt nhận thấy rằng “ Văn chương luôn mang bóng hình thời đại. Một trang văn soi bóng một cuộc đời.” Truyện ngắn này sẽ mãi giữ vững nguyên những giá trị dù năm tháng tháng trôi qua, cuộc sống không ngừng đổi thay giống như vết thương trong tâm hồn của những người đã từng mất mát trong chiến tranh.


    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1495907

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    - Em còn mắc lỗi chính tả: “ Bí ẩn của Làn Nước” --> làn nước không viết hoa.
    - Tên tác phẩm mỗi chỗ một khác, khi thì là “ Bí ẩn của Làn Nước”, khi lại là "Bí ẩn dưới làn nước“.
    - Phần giá trị nội dung, em phân tích còn khá sơ sài, nên nhấn mạnh hơn vào lòng vị tha, sự hi sinh thầm lặng của con người.
    - Phần nghệ thuật, em nên bổ sung:
    + Ngôi kể: Người kể chuyện ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính trong tác phẩm. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy giúp chủ đề của truyện càng làm nổi bật, câu chuyện trở nên chân thật: nhân vật “tôi” - người cha, cũng là người trực tiếp trải qua nỗi kinh hoàng trong trận lũ; người đã nuôi con bằng lòng nhân từ, vị tha và bí mật được giấu kín.
    + Ngôn ngữ truyện: Ngôn ngữ hàm súc, giản dị mà tinh tế, diễn tả chân thật hiện thực đời sống và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.

    1496049

    @Phạm Văn TuânGeorge Orwell đã từng nói rằng : “ Trong chiến tranh, không ai thực sự chiến thắng. Chỉ có sự mất mát, mất đi nhân tính và mất đi những gì quý giá nhất”. Qủa thật là như vậy! Dù thời gian có trôi qua, chiến tranh đã chấm dứt, nhưng những nỗi đau ấy vẫn sẽ mãi hằn sâu vào trái tim của những con người đã từng mất mát. Nhà văn Bảo Ninh, người từng trực tiếp tham gia kháng chiến trên chiến trường miền Nam trước 1975, đã ghi lại những hậu quả của chiến tranh một cách thật xúc động trong tác phẩm “ Bí ẩn dưới làn Nước”. Từ đó khẳng định một chân lý trong cuộc sống : “ Chiến tranh kết thúc nhưng nỗi đau của những người sống sót vẫn kéo dài mãi mãi”.
    Truyện ngắn “ Bí ẩn dưới làn nước “ kể về bi kịch của cuộc đời nhân vật “ tôi”, một người lính trong kháng chiến chống Mỹ. Trong một đêm rằm tháng Bảy, đế quốc Mỹ thả hàng loạt bom đạn xuống vệt đê bằng trước làng của nhân vật chính khiến ngôi làng ngập trong dòng nước xiết của dòng sông. Nhân vật“ Tôi”, lúc này đang ở vị trí hộ đê, phải vội vàng chạy về nhà để giải cứu người vợ và đứa con trai vừa mới lọt lòng của mình. Vì muốn cứu một người trong dòng nước siết, anh đã khiến cành đa run rẩy, làm đứa con của anh rớt xuống nước. Cả anh và vợ đều nhảy xuống sông để cứu con, đáng tiếc thay, anh chỉ kịp vớt lấy con còn vợ anh bị dòng nước cướp đi tính mạng. Tình huống bất ngờ chỉ được tiết lộ ở cuối tác phẩm, rằng đứa trẻ anh đã cứu trong đêm ấy không phải con ruột của anh mà là con của người phụ nữ anh muốn cứu giúp trong đêm định mệnh ấy.
    Bảo Ninh đã xây dựng một cốt truyện đơn giản, diễn ra nhanh chóng và ngắn gọn. Trong xuyên suốt tác phẩm, dưới góc nhìn của nhân vật tôi, chúng ta đã được chứng kiến toàn bộ những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra. Có thể thấy, người vợ và đứa con trai của nhân vật chính là những điều quý giá nhất đối với anh qua những phân đoạn đọc thoại tâm được nhà văn miêu tả vô cùng kỹ lưỡng “ bây giờ giời đất sập rồi, trong đầu tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi”. Vậy mà, những điều quý giá nhất ấy đều bị cướp đi chỉ trong một đêm khiến người đọc phải xót xa. “ Vật lộn sống mái với dòng nước”, “ ứa cả ra máu tai máu mủi cũng không thể cứu nỗi vợ” Kiệt sức, tôi ngất đi. Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói” đều những từ ngữ, câu văn dùng để thể hiện tâm lý tuyệt vọng và nỗi bất lực của nhân vật chính khi mất đi người vợ thân yêu. Trong những dòng cuối của tác phẩm, khi người đọc tưởng chừng chiến tranh qua đi, nỗi đau sẽ nguôi ngoai thì tình huống éo le lại xuất hiện, làm rõ nhan đề “ bí ẩn dưới làn nước”. Sự trớ trêu của tình huống là khi nhân vật chính bàng hoàng nhận ra thân phận thật sự của đứa trẻ đã được mình cứu đêm qua. Một niềm đau không thể nói nên lời! Bên cạnh đó ,chúng ta còn có thể rút ra thêm một giá trị nhân văn của tác phẩm. Đó chính là tấm lòng vị tha, sự hi sinh thầm lặng của nhân vật chính khi nuôi lớn đứa con bằng tình yêu và sự nhân từ. Nhân vật tôi, người cha trực tiếp trải qua nỗi kinh hoàng của trận lũ, đã lựa chọn dấu kín bí mật trong suốt cuộc đời của mình. Có lẽ ông bởi vì ông không muốn tổn thương đứa trẻ ấy thêm một lần trước sự thật rằng người cha mà nó yêu thương không phải là cha ruột và nó không còn một người thân nào trên cõi đời này. Nhân vật “ tôi” đã hiện lên trước mắt độc giả không chỉ với hình ảnh một con người với những tổn thương khi bị chiến tranh tước đoạt đi những điều quý giá mà còn là một người lính, người chồng, người cha thật bao dung và vĩ đại.
    Truyện ngắn “ Bí ẩn dưới làn nước “ đã đem đến cho người đọc một tình huống truyện độc đáo, thú vị mà không kém phần éo le. Tình huống ấy đã được tiết lộ một cách thầm lặng từ chi tiết người cha nhìn vào đứa con đang được thay tã rồi òa khóc. Nhưng nút thắt chỉ được tháo gỡ triệt đề qua câu văn “Từ bấy tới nay, thời gian trôi qua và triền nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái tôi đã thành một thiếu nữ đẹp nhất làng”. Khi ấy người đọc mới có thể thấu hiểu hành động của nhân vật chính và rồi thán phục trước sự tài tình của tác giả khi xây dựng tình huống truyện. Cách kể chuyện đảo trật tự thời gian kết hợp với ngôi kể thứ nhất càng làm câu chuyện trở nên chân thật, góp phần khiến người có cái nhìn toàn diện hơn về nỗi đau của nhân vật từ đó hiểu được tư tưởng và những giá trị nhân văn và tác giả Bảo Ninh muốn truyền tải. Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, tội ác của chiến tranh đã được phô bày một cách không thể rõ ràng hơn : chiến tranh không chỉ tạo nên những vết thẹo trên da thịt, mà nó còn khắc sâu vào tâm hồn con người những nỗi đau không thể chữa lành.
    Nhà văn Bảo Ninh đã khai thác một đề tài vốn quen thuộc nhưng cũng thật mới lạ về nỗi đau hậu chiến tranh của con người. Ngày nay, khi những cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới tiếp tục tái diễn, giá trị của tác phẩm lại càng tỏa sáng hơn bao giờ hết. Một lời nhắc nhở cho nhân loại về sự phi nghĩa, vô nhân đạo của chiến tranh và hậu quả tàn khốc mà nó để lại. Trong thời đại 4.0, khi đời sống của người dân trở nên ấm no hạnh phúc, chúng ta cần biết ơn ông cha, những người đã hy sinh, chịu đựng những mất mát to lớn để giành lại độc lập cho dân tộc. Từ đó biết trân quý và gìn giữ cuộc sống hòa bình mà chúng ta đang sở hữu.
    Đọc tác phẩm “ Bí ẩn dưới làn nước “, chúng ta nâng niu trân quý cái tài cái tâm của tác giả Bảo Ninh - một người nghệ sĩ sống hết mình với cuộc đời, yêu hết mình với văn chương nghệ thuật. Đọc tác phẩm, ta hiểu được nội dung, tư tưởng và những bài học có giá trị, chúng ta chợt nhận thấy rằng “ Văn chương luôn mang bóng hình thời đại. Một trang văn soi bóng một cuộc đời.” Truyện ngắn “ bí ẩn dưới làn nước “ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc bởi những giá trị “ Chân - Thiện - Mỹ” nó hướng đến. Năm tháng đi qua, cuộc sống không ngừng biến động, nhưng tác phẩm ấy vẫn sẽ mãi bất tử trước thời gian.

    Bài của em sau khi chỉnh sửa lại, thầy/ cô nhận xét giúp em với
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1496071

    Chào em, bài này vẫn thiên về kể, chưa biết cách phân tích để làm nổi bật chủ đề. Sau khi tóm tắt, em nên có đoạn phân tích làm rõ bi kịch, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật em nhé.

    1496073

    @Phạm Văn Tuânthầy hãy làm cho em bài mẫu được không ạ
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1496261

    Chào em, các ad không làm mẫu đâu em ạ, em phải tự làm em nhé.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tìm ý - 37sCHÉN TRÀ TRONG SƯƠNG SỚM
    (Nguyễn Tuân)
    ...

    La liệt trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh, cụ ấm đã bày lên đấy khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất dòn, rất đều. Khói thuốc lào đặc sánh lại bao chùm lấy ánh sáng yếu ớt của một ngọn đèn dầu. Rồi làn khói loãng dần biến ra màu nhờ nhờ như làn hơi nước sủi. Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng hiếu động đang trôi trong không khí gian nhà gạch. Ba gian nhà, chỉ có một người thức.
    Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ Äm có cả phong thái một triết nhân ngồi rình bước đi của thời gian.

    Cụ Äm phẩy phành phạch quạt mo theo một nhịp nhanh chóng trước cửa hỏa lò. Hòn than tẩu lép bép nổ, nghe rất vui tai. Và làm vui cho cả mắt nữa, tàn lửa không có trật tự, không bị bó buộc kia còn vẽ lên một khoảng không gian những nét lửa ngang dọc, cong quèo ngoằng ngoèo. Những lúc có cháu nhỏ ngồi với mình, cụ Ấm thường hỏi xem chúng xem pháo hoa cải như thế có thích không. Những hòn than tẩu cháy đều, màu đỏ ửng, có những tia lửa xanh lè vờn ở chung quanh. Không khí mỗi lúc giao động càng nâng cao thêm những ngọn lửa xang nhấp nho. Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và trong suốt như thỏi vàng thổi chẩy.
    Thỉnh thoảng, từ hòn than tự tiêu diệt buột ra một tiếng khô, rất khẽ và rất gọn. Thế rồi hòn than sống hết một đời khoảng chất. Bây giờ hòn than chỉ còn là một điểm lửa ấm ấp trong một cái vỏ tro tàn dầy và trắng xốp. Cụ Äm vuốt lại hai mái tóc trắng, cầm thanh đóm dài đảo lộn tàn than trong hỏa lò, thăm hỏi cái hấp hối của lũ vô tri vô giác. Cụ Äm bỏ thêm một vài hòn than hoa nữa vào hỏa lò. Than hoa không nổ lép bép như than tầu; nhưng từ ruột ấm đồng bị nung nấu đã lâu, có tiếng thở dài của khối nước sắp biến thể. Nước đã lên tiếng để nhắc người ta nghĩ đến nó.
    Cụ Äm cũng thở đánh phù một cái, như khi người ta được gặp lại bạn cố nhân sau nhiều giây phú mong chờ.
    Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ khắc có chân quỳ. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Äm nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Ðến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kểnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, nguời thợ Tầu lấy dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Äm thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cố tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng hoàn toàn sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá.
    Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Äm rót thử một chút nước xuống đất xem có thực là sôi không. Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông già đã sợ nhất cái ấm trà tầu pha hỏng lúc sớm mai.
    Từ trên bề cao cỗ sập, dòng nước sôi trút mạnh xuống nền đất trị, tiếng kêu lộp bộp.
    Trên chiếc hỏa lò để không, cụ đã đặt thêm một ấm đồng cò bay khác. Những người uống trà dùng cách thức như cụ Äm bao giờ cũng có ít ra là hai ấm đồng đun nước. ấm nướcsôi nhắc ra khỏi lò than là đã có chiếc ấm thứ hai đặt lên đấyrồi. Và hai ấm đồng đó cứ được mãi mãi thay phiên nhau đặt lên lò than đỏ rực, vì bữa nước trà cứ kéo dài không hết hồi. Như thế lúc nào người ta cũng có một thứ nước sôi đủ độ nóng để pha một ấm trà ngon.
    Nhưng có mấy khi cụ Äm uống trà tầu một cách tàn nhẫn như vậy. Riêng về phần cụ, chỉ hai chén con là đủ rồi. Nhưng hai chén đó đã được cụ săn sóc đến nhiều quá.
    Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Äm đã để vào đấy bao nhiêu công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý.

    (Trích “ Vang bóng một thời” – Nguyễn Tuân)

    Câu 1. Câu chuyện trong văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
    Câu 2. Điều gì khiến “Cụ Ấm thở đánh phù một cái, như người ta được gặp lại bạn cố nhân sau nhiều giây phút mong chờ”?

    Câu 3. Anh/chị hãy ghi lại hai câu văn là lời nhận xét của người kể chuyện về cụ Ấm?
    Câu 4. Theo anh/chị, nhan đề Chén trà trong sương sớm có ý nghĩa gì? (3-5 dòng)
    Thầy cô có thể giải để em kiểm tra lại đáp án của mình không ạ, với khi phân tích ý nghĩa nhan đề cùng nội dung thì mình nên chú ý chỗ nào ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 7 tháng trước

    1495384

    Chào em, em thắc mắc câu nào trong những câu này em nhỉ? Em hãy ghi đáp án của mình ra trước, sau đó các ad sẽ nhận xét, đánh giá cho em em nhé. Còn về câu hỏi: Khi phân tích ý nghĩa nhan đề cùng nội dung, em cần chú ý đến cách kết hợp của từ ngữ trong nhan đề, hình ảnh trong nhan đề,... từ đó, khái quát chủ đề, tư tưởng của một tác phẩm em nha.
  • Đào Thế Vinh khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Cô ơi cho e hỏi là khi viết bài văn cảm nhân nhân vật trong đoạn trích chèo thì mình lấy dẫn chứng từ những đoạn thoại của nhân vật để phân tích,cảm nhận đúng ko ạ?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1470878

    Chào em, đúng rồi em nhé, lấy những dẫn chứng để làm nổi bật nên tính cách, phẩm chất nhân vật ngay trong đoạn trích
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Xác định nghệ thuật được sử dụng trong văn bản ạ, em cảm ơn
    Xưa kia, từ lâu lắm, ở vùng Tây Nguyên có thác Buk So (Búc So) reo vui ca hát đêm ngày. Nhưng vua Prum (Pơ-rum) ở gần đó không thích nghe tiếng thác. Lão bảo tiếng thác reo làm lòng dạ lão rất khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên. Lão ra lệnh cho quân lính bắt dân làng phải phá đá cho thác nước xuôi êm, dập tắt tiếng thác reo, cho yên giấc ngủ của vua.

    Thế là hàng trăm nhà bị đốt phá, hàng ngàn trâu bò, lợn gà bị giết thịt. Biết bao người đã chết vì roi đòn, vì đói, vì đá rơi, xác họ bị vứt xuống nơi thác đổ. Nước căm giận trào lên, sủi bọt đỏ ngầu máu.Trong đám dân làng có một chàng trai nghèo khổ, thấy cảnh buôn làng tang tóc bèn bỏ trốn đi. Chàng chỉ mang theo chiếc gùi, mấy nắm gạo, một thanh gươm, một chiếc nỏ và một con chó. Chàng đi, đi mãi, chỉ nghĩ một điều: đi tìm cách báo thù cho buôn làng.

    Một hôm, chàng đi đến bên hồ nước trong veo. Con chó bỗng cất tiếng sủa. Nhìn quanh không thấy bóng chim, một dấu thú rừng, chàng xua, giục chó tiếp tục đi. Chó không chịu đi, càng sủa dữ như một con chó dại. Xua mãi không được, chàng giận con chó không biết nghe lời chủ, liền đá con chó xuống nước rồi bỏ đi. Qua bao nhiêu núi, bao nhiêu rừng, chàng vẫn nghe tiếng chó sủa bên tai. Chàng nổi giận, quay lại hồ nước, rút gươm chém con chó

    Lạ thay! Chó không chết mà gươm quằn lại như chém phải đá. Chàng chém mạnh hơn. Thanh gươm tóe lửa, bật lại. Con chó vẫn trơ trơ, ve vẩy đuôi vẻ mừng rỡ. Chàng trai kinh ngạc, nhúng tay xuống hồ nước rồi vung gươm chém thử vào tay. Thanh gươm gãy đôi. Biết là nước quý, chàng bèn nhảy xuống hồ tắm, rồi vẫy gọi chó trở về cứu dân làng.

    Gạo hết nhưng bụng vẫn không thấy đói. Chân chàng vượt suối băng rừng nhanh như gió cuốn. Chàng muốn đọ sức ngay với kẻ thù.Thác Buk So đây rồi. Dân làng thân yêu đang bị quân lính đánh đập, thúc ép. Chàng xăm xăm bước tới, thét lớn:

    – Sao các người dám đánh dân làng?

    Bọn lính gầm lên

    – Đứa nào vừa nói? Bắt lấy nó!

    Chúng nhận ra chàng và hùng hổ xông vào. Chàng cứ đứng yên cho chúng chém. Bao nhiêu gươm dao tua tủa đâm chém vào chàng như chém vào đá. Gươm cái oằn, cái gãy. Chàng vẫn đứng sừng sững như ngọn núi.

    Bọn lính hoảng quá, tưởng chàng là một vị thần, vội vã bỏ chạy tán loạn. Chàng trai giật lấy một thanh gươm đuổi theo chúng, chém tới tấp khiến chúng chết như ngả dạ.

    Chàng đuổi chúng bảy ngày bảy đêm, tới tận kinh thành [1] vua Prum. Lính gác cản không cho chàng vào và báo lên vua Prum. Vua hoảng quá, cho quân lính ra vây đánh. Trăm đứa ra chết cả trăm, nghìn đứa ra chết cả nghìn. Nhưng quân lính đông như kiến, một mình chàng chống cự không xuể. Cuối cùng chúng hò nhau lấy dây sắt trói chàng lại, chất củi đốt.

    Ngọn lửa bốc cao, đỏ rực cả góc trời, chàng vẫn thản nhiên nhìn những lưỡi lửa liếm vào thân mình. Lửa cháy rần rật. Người chàng dần dần đỏ rực lên như sắt nung, ánh sáng tỏa ra sáng chói cả một vùng.

    Bao nhiêu dây trói đứt tan, chảy ra nước hết. Chàng xông tới đám quân lính, dang rộng hai tay ôm chặt lấy chúng. Kẻ thù cháy bùng lên như mồi lửa. Chàng ôm cả nhà cửa, thành quách, lâu đài [2]. Cả kinh đô nước Prum chìm trong biển lửa.Bọn lính độc ác thực hiện một kế cuối cùng: chúng liều chết vây bắt trói chàng, lấy một cây gậy sắt dài, uốn cong móc vào bụng chàng. Chàng trai ngã xuống như dòng thác Búc So đổ. Chàng chết vì đã quên không uống nước ở hồ thần. Thân hình chàng bốc khói, ngọn lửa căm thù còn cháy trong tim chàng, không sao dập tắt được.

    Dân làng mãi mãi thương nhớ chàng trai. Họ đặt tên chàng là Damb’ri (Đam Bơ-ri) [3] tức chàng Rừng, người con của đất nước.

    Ngày nay tới vùng Đắk Nông, ta vẫn còn thấy dòng thác Buk So hùng vĩ ầm ầm chảy, như hát vang lên mãi bản anh hùng ca [4] của dân tộc M’nông.

    Damb’ri (Đam Bơ-ri) – Truyện cổ M’nông

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1470483

    Chào em, có nhiều nghệ thuật như nghệ thuật nhân hóa (Xưa kia, từ lâu lắm, ở vùng Tây Nguyên có thác Buk So (Búc So) reo vui ca hát đêm ngày); nghệ thuật liệt kê (Thế là hàng trăm nhà bị đốt phá, hàng ngàn trâu bò, lợn gà bị giết thịt. Biết bao người đã chết vì roi đòn, vì đói, vì đá rơi, xác họ bị vứt xuống nơi thác đổ.); so sánh (Chó không chịu đi, càng sủa dữ như một con chó dại.)... em nha.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tìm ý - 3sLập dàn ý phân tích đánh giá truyện Tặng một vầng trăng sáng của Lâm Thanh Hà ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1462893

    Chào em, em vui lòng trích dẫn truyện thì các ad mới có thể hỗ trợ cho em được em nhé.

    1463116

    @Nguyễn Thị Thanh ThủyI. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
    Đọc văn bản sau:
    “ TẶNG MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG” ( Lâm Thanh Huyền)
    Một vị thiền sư tu trong nhà tranh trên núi, một hôm, nhân một buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.
    Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn nhà tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp Thiền sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, Thiền sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cổng. Ngài biết chắc kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo ngoài của mình cầm trong tay từ trước.
    Kẻ cắp gặp Thiền sư, đang trong lúc kinh ngạc bối rối, thì Thiền sư nói:
    -Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thể để cậu ra về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này!
    Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp. Kẻ cắp lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng.
    Nhìn theo bóng kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rồi mất hút trong rừng núi, Thiền sư không khỏi thương cảm, liền khẳng khái thốt lên:
    - Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong được tặng cậu một vầng trăng sáng.
    Sau khi tiễn kẻ cắp bằng ánh mắt, Thiền sư đi vào nhà tranh để trần ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.
    Hôm sau dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiền sâu thẳm, ngài mở mắt ra, nhìn thấy chiếc áo ngoài ngài khoác lên người kẻ cắp được gấp gọn gàng, tử tế, đặt ở cửa. Vô cùng vui sướng, Thiền sư lẩm bẩm nói:
    - Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.
    ( Tặng một vầng trăng sáng - Truyện cực ngắn, Vũ Công Hoan dịch, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.7-8)

    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1463120

    Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm: một truyện ngắn hay, gửi gắm những bài học sâu sắc, ý nghĩa cho người đọc.
    2. Thân bài
    - Tóm tắt nội dung chính của câu chuyện: Câu chuyện xoay quanh một vị thiền sư đã giác ngộ "trí tuệ" của mình. Trở về nhà, thiền sư phát hiện có kẻ trộm. Thương cảm cho một con người, thiền sư đã đưa cho người kẻ trộm "cái áo", mong muốn gửi tặng người ăn trộm một "vầng trăng sáng". Sáng hôm sau, thiền sư nhận lại chiếc áo của mình với niềm vui khôn xiết.
    - Phân tích cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại (em cần tập trung làm sáng tỏ các yếu tố, phương diện này trong văn bản, ad sẽ lấy ví dụ trên một phương diện)
    + Nhân vật: văn bản chỉ có hai nhân vật xoay quanh một cốt truyện đơn giản nhưng giàu ý nghĩa, cốt truyện mang tính nhận thức. Mỗi nhân vật để lại cho người đọc ấn tượng khác nhau. Vị thiền sư trong câu chuyện để lại ấn tượng về một con người bao dung, vị tha, độ lượng, một con người với tấm lòng nhân ái, yêu thương người. Người kẻ trộm để lại trong người đọc ấn tượng về sự "thay đổi", có lẽ điều đó nhờ vào thái độ và cách ứng xử của nhà sư đã "cảm hóa" được một con người, để con người ấy đổi thay trước hoàn cảnh, số phận của bản thân...
    + Cách kết thúc truyện giàu ý nghĩa. Chỉ một câu nói nhưng toát lên ý nghĩa, chủ đề của câu chuyện: "Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng." --> Vầng trăng sáng là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện sự thức tỉnh của lương tâm, niềm vui về sự thay đổi của con người bằng sự cảm hóa chân thành, giàu tình yêu thương...
    - Phân tích, đánh giá giá trị về nghệ thuật trên một số phương diện:
    + Ngôi kể thứ ba
    + Tình huống truyện
    +...
    3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm.
Xem thêm 7 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat