Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Diễn biến của câu chuyện xử án (1)
  • Diễn biến của câu chuyện xử án (2)
  • Diễn biến của câu chuyện xử án (3)
  • Nhân vật Ngô Tử Văn (1): Thể hiện qua sự kiện đốt đền
  • Nhân vật Ngô Tử Văn (2): Thể hiện qua sự kiện Ngô Tử Văn đối diện với tướng giặc họ Thôi
  • Nhân vật Ngô Tử Văn (3): Thể hiện qua sự kiện phiên tòa dưới cõi âm
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ) - Phần 2

Độ dài: 56 phút - Số lượt học 1.939

7 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Nhân vật Ngô Tử Văn (1): Thể hiện qua sự kiện đốt đền - 11sViết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích 1 yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 7 tháng trước

    1494007

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác giả đã viết rất thực, rất hay về một thế giới tâm linh kì ảo – đó là chốn Âm Phủ. Đó là cách để nhà văn gián tiếp tái hiện hiện thực xã hội thời bấy giờ, thông qua lời nói của Diêm Vương: “Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên tư, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn sự dối trá càn bậy như thế, huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục thì những mối tệ còn nói sao hết được!”. Câu nói đã cho thấy việc những kẻ có cường quyền trong xã hội chia bè kéo phái làm hại dân lành, phản ánh cuộc sống bất công, cực khổ của nhân dân và bộ mặt dối trá của những kẻ làm quan, làm tướng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
  • Đào Đức Thiện khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Diễn biến của câu chuyện xử án (1) - 43sCô giúp em làm câu 9 và câu 10 với ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1375803

    Chào em, em tham khảo nhé!
    9.
    - Bức tranh thứ nhất tả cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách, con đò nằm gần như bất động, quán tranh xơ xác bên chòm xoan rụng đầy hoa tím.
    - Bức tranh thứ hai hình ảnh đường đê trong buổi chiều xuân qua cảm nhận của nữ sĩ thật thân thương và bình yên.
    - Bức tranh thứ ba là giữa cánh đồng lúa xanh rờn nổi bật lên hình ảnh một cô nàng yếm thắm tràn đầy sức sống của tuổi xuân
    Ba bức tranh vẽ ba cảnh khác nhau nơi đồng quê trong một thời điểm và đều ẩn dưới làn mưa xuân bay nhè nhẹ. Đó là ba bức tranh đẹp, có sức sống và gợi tả thành công sự tĩnh lặng và thanh bình của chốn thôn quê.
    9. Nhân vật trữ tình chính là tác giả, cảm xúc chủ đạo tình yêu quê hương đất nước
  • tran ngo khanh vy khoảng 3 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Diễn biến của câu chuyện xử án (1) - 1sGiá trị của Truyền kì mạn lục được thể hiện qua đoạn: "Đến đêm, bệnh càng nặng thêm, ... dám làm sự lập lờ nhận tội như vậy?"
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1365987

    Chào em, em hãy nêu đầy đủ câu hỏi và đoạn trích nhé!
  • Lan Nguyễn Thị khoảng 3 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Diễn biến của câu chuyện xử án (1) - 6p:42sDạ thầy cô . Thầy cô giúp cho em phần tóm tắt tác phẩm này
    với ạ. Em xin cảm ơn ạ.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1364163

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn là một kẻ sĩ nổi tiếng khảng khái, chính trực, không chịu được sự tác yêu tác quái, làm hại dân của hồn tên tướng giặc bại trận nên đã đốt đền của hắn. Tên hung thần đe dọa và kiện chàng ở âm phủ. Chàng được thổ thần mách bảo về tội ác và tung tích của hắn, đồng thời chỉ dẫn chàng cách đối phó. Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng dũng cảm tố cáo mọi tội ác của tên hung thần. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Cuối cùng công lý được khôi phục, tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Sau đó, Tử Văn được Viên Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Diễn biến của câu chuyện xử án (1) - 2sPhân tích chi tiết sau
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1362185

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Bất cứ ai đọc truyện “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” trích trong tập truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ đều không khỏi ấn tượng với chi tiết "Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không.." Chi tiết này vừa tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm vừa thể hiện được tư tưởng, chủ đề của văn bản.

    Thông qua chi tiết này, tác giả Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ ca ngợi trước những phẩm chất tốt đẹp và niềm tin tưởng của nhân dân vào những vị quan tốt như Ngô Tử Văn.
    Người luôn sẵn sàng đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Đồng thời, khẳng định những người chính trực, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để giúp đỡ người khác sẽ để lại tiếng thơm muôn đời, là tấm gương sáng cho hậu thế học tập, noi theo.
Xem thêm 2 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat