Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • 1: Cơ sở cho sự tưởng tượng của người cổ đại
  • 2: Khát vọng, thế giới quan và cách tư duy của người xưa
  • 3: Đặc điểm của nhân vật (1): Hình dáng, tầm vóc, sức mạnh của các vị thần
  • 4: Đặc điểm của nhân vật (2): Chức năng, tính cách và tính khí của các vị thần
  • 5: Đặc điểm của nhân vật (3): Thủ pháp nghệ thuật trong miêu tả các vị thần
  • 6: Đặc điểm của nhân vật (4): Thái độ và tình cảm của con người với thế giới tự nhiên
  • 7: Thần thoại và con người hiện đại (1): Khát khao khám phá thế giới tự nhiên
  • 8: Thần thoại và con người hiện đại (2): Niềm tin ""vạn vật hữu linh""
  • 9: Thần thoại và con người hiện đại (3): Niềm tin và cách ứng xử
  • 10: Kết nối đọc - viết
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam) (Phần 2)

Độ dài: 89 phút - Số lượt học 4.339

17 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Câu 1: Bài học rút ra từ chi tiết nữ thần Lúa giận dỗi là gì? Tại sao?
    Câu 2: Suy nghĩ về cuộc sống hiện thực và khát vọng của con người thời cổ (5-7 dòng)
    Rất mong ad giúp em câu này với ạ. Em đang cần gấp ạ !
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1465348

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quan với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, trách nhiệm này trong suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, là thanh niên, chúng ta cần sống có khát vọng. Khát vọng được hiểu là những khao khát, mong muốn hướng tới, có được những điều lớn lao, tốt đẹp mà mình mơ ước và quyết tâm, cố gắng thực hiện mục tiêu đó hết sức mình. Mỗi người trên hành trình thực hiện ước mơ, khát vọng của mình là góp phần giúp xã hội phát triển. Khi chúng ta sống có khát vọng chúng ta mới có động lực làm việc, học tập và cống hiến cho xã hội. Trên con đường thực hiện khát vọng, chúng ta có thể gặp những khó khăn thử thách, khi vượt qua được thử thách đó chúng ta sẽ có thêm những bài học quý giá để hoàn thiện bản thân mình. Bên cạnh đó, người sống có khát vọng sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn, lan tỏa được những năng lượng tích cực và thông điệp tốt đẹp ra xã hội để người khác học tập theo. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, thờ ơ, mặc kệ, phó mặc cho số phận mà không giác ngộ ra con đường cho bản thân mình. Lại có những người tuy có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện nó mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. Mỗi người có một khát vọng, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh. Mỗi người chỉ có một đời để sống, hãy sống với những khát vọng, làm giàu cho mình và làm đẹp cho đời để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

    1465362

    @Nguyễn Thị Thúy NgaAd ơi nhưng em thấy câu hỏi nói về con người thời cổ mà ạ ?

    1465364

    @Nguyễn Thị Thúy NgaAd giúp em câu 1 với ạ.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1465465

    Ad nhầm câu hỏi của em, Ad gửi lại em nhé!
    Cuộc sống hiện thực và khát vọng của người cổ đại thể hiện sự kỳ vọng và tìm kiếm không ngừng nghỉ trong cuộc sống. Họ tò mò và quan tâm đến thế giới xung quanh, đặt ra nhiều câu hỏi và dấn thân vào việc nghiên cứu tự nhiên để hiểu rõ hơn về thế giới bên ngoài. Khát vọng của họ không chỉ giúp họ giải quyết những vấn đề thực tế, mà còn thúc đẩy họ tiến xa hơn, khám phá những kiến thức mới và sáng tạo ra các giải pháp đột phá. Người cổ đại thường khá khó khăn, nhưng đó cũng là nguồn động viên mạnh mẽ cho họ. Sự chăm chỉ và kiên nhẫn trong tìm hiểu, cùng với lòng khao khát học hỏi và tiến bộ, đánh bại mọi khó khăn. Điều này là một minh chứng rõ ràng về sự sáng tạo và ý chí mạnh mẽ của họ trong việc khám phá thế giới xung quanh. Cuộc sống hiện thực và khát vọng của người cổ đại đánh dấu một sự tiến bộ không ngừng trong lịch sử con người. Những giá trị này cần được trân trọng và tôn vinh, bởi chính nhờ họ mà chúng ta có thể hiểu thêm về thế giới tự nhiên và con người, và tiếp tục khám phá, sáng tạo trong tương lai.

    Câu 1. Bài học rút ra từ chi tiết nữ thần Lúa giận dỗi là gì? Tại sao?
    - Là cần biết trân trọng những thành quả người khác đã tạo cho mình, biết trân trọng hạt lúa vì con người phải làm việc chăm chỉ và tuân theo luật lệ của trời đất để có lương thực.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    1: Cơ sở cho sự tưởng tượng của người cổ đại - 4sviết bài văn phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật truyện thần trụ trời và làm thế nào để viết hay ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1459850

    Chào em, em tham khảo nhé!
    1. Giới thiệu chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề:
    - Truyện "Thần Trụ trời" đã giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,... một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.
    2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:
    * Phân tích
    - Giải thích quá trình tạo lập thế giới:
    Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.
    Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi...".
    * Đánh giá:
    Truyện "Thần Trụ trời" đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.
    3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:
    - Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.
    - Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Cho em hỏi vẻ đẹp “ một đi không trở lại” trong thần thoại nghĩa là gì thế ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1457172

    Chào em, "ẻ đẹp “ một đi không trở lại” trong thần thoại " em hãy trích dẫn đầy đủ cụm từ này trong văn cảnh cụ thể rõ hơn nữa nhé!
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    1: Cơ sở cho sự tưởng tượng của người cổ đại - 8p:56sViết một bài văn khoảng 200 chữ phân tích đánh giá chủ đề đặc sắc nghệ thuật của truyện thần mưa ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1456478

    Chào em, em tham khảo nhé!
    a. Mở bài
    Trong văn hóa thần thoại việt nam, luôn lưu truyền nhiều thần thoại về vác vị thần khai phá ra vũ trụ như giải thích vì sao có Thần Trụ Trời và tiếp theo đó là ác vị thần gió, vị thần sáng tạo ra muôn loài. Nhưng qua đó cũng không thể thiếu vị Thần Mưa, cung cấp nguồn nước để duy trì sự sống cho muôn loài dưới trần thế.
    b. Thân Bài
    * Hình dáng và công việc của Thần Mưa
    - Thần có hình Rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước làm mưa.
    - Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi.
    - Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.
    - Công việc nặng nhọc, Thần Mưa làm không xuể.
    * Cuộc thi tuyển chọn Thủy loài hóa Rồng và Cá chép vượt Vũ Môn
    - Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa.
    - Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng.
    - Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc. đến thi đều bị loại cả.
    - Cá rô nhảy qua được một đợt song thì rơi; tôm nhảy được hai đợt ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước.
    - Cá chép vào thi qua cả ba đợt thành công qua cửa Vũ Môn hóa Rồng cùng Thần Mưa phun nước làm mưa.
    c. Kết bài
    Tổng kết lại giá trị của truyện Thần Thoại cũng như tác phẩm Thần Mưa muốn truyền đạt.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    10: Kết nối đọc - viết - 6p:53sViết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo
    trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1449694

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Truyện “ Nữ Oa vá trời” là truyện thần thoại Trung Quốc, kể việc Nữ Oa ngày đêm không quản khó khăn, vất vả, một mình đội đá để cứu rỗi muôn loài. Nổi bật nhất là chi tiết nữ thần chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời, lấy bốn chân lực lưỡng của con rùa khổng lồ đem dựng ở bốn phương trái đất làm cột chống trời hết sức vững chãi. Vòm trời được nâng cao, ánh sáng trở lại chan hòa còn lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước lũ lan tràn trừ được tai họa do Thủy Thần gây ra, giết con rồng đen hung dữ, xua đổi các loài ác thú vẫn thường quấy phá khắp nơi, lấy ống sậy ghép lại với nhau thành một loại nhạc cụ hình giống đuôi con chim phượng rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai. Câu chuyện mang ý nghĩa giải thích quá trình phấn đấu khắc phục những tai họa lớn do thiên nhiên gây ra, đồng thời ca ngợi ý chí và sức lực phi thường của con người, thông qua hình tượng đẹp đẽ người mẹ thương con, hết lòng chăm lo đến cuộc sống yên vui của con cái. Việc sử dụng yếu tố kì ảo giúp tô đậm thêm tính kì lạ, cao quý của các nhân vật sự kiện; thần linh hóa, thiêng liêng hóa nguồn gốc dân tộc để con con cháu đời sau thêm tôn kính tổ tiên; làm tăng thêm sự hấp dẫn của câu chuyện.
Xem thêm 12 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat