Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Giới thiệu bài học
  • Chuẩn bị nói (1): Lựa chọn đề tài
  • Chuẩn bị nói (2): Tìm ý và sắp xếp ý
  • Chuẩn bị nghe
  • Trao đổi
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Nói và nghe

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

Độ dài: 48 phút - Số lượt học 865

10 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • nguyễn phương anh khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thầy, cô cho em hỏi là giá trị vô giá của truyện ngắn làng là gì ạ?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1461494

    Chào em, giá trị của truyện ngắn Làng là tình yêu nước, yêu dân tộc, yêu quê hương và tin vào ánh sáng của chủ tịch Hồ Chí Minh em nhé!
  • nguyễn phương anh khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tóm tắt truyện tê dê. Thầy cô help em nhé. A ri ga tô.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1461056

    Chào em, em vui lòng trích dẫn đầy đủ truyện giúp các ad em nha.
    nguyễn phương anh khoảng 2 năm trước

    1461084

    "1 Người anh hùng vĩ đại của người A-ten (Athens) là Tê-dê. Chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự trong nhiều sự kiện quan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-để”. 2 Chàng là con của vua Ê-giê (Aegeus) tại A-ten. Tuy nhiên thuở nhỏ chàng sống nơi quê mẹ, trong một thành phố phía nam Hy Lạp, Ê-giê quay trở về Hy Lạp lúc Tê-đê chưa sinh ra, nhưng trước khi đi ông có đặt một thanh kiếm và một đôi giày vào trong một cái hố và lấp lại bằng một tảng đá lớn. Ông làm việc này với sự chứng kiến của vợ và dặn rằng khi nào đứa con trai – nếu nàng sinh ra con trai – của họ lớn lên đủ mạnh để lặn hòn đá này đi và lấy những thứ cất ở bên dưới thì hãy cho nó đến A-ten nhận cha. Đứa bé sinh ra là con trai và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu cuối cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng. Bà bèn bảo cậu rằng đã đến lúc cậu đi tìm cha và đã có một chiếc thuyền được ông ngoại cậu dành sẵn cho cậu. Nhưng Tê-dê không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và nhàn nhã. Ý nghĩ của chàng là sớm trở thành một đại anh hùng, và an toàn dễ dãi không phải là cách để đạt tới điều đó. Chàng luôn luôn mơ tưởng được như Hê-ra-cờ-lét (Heracles) – vị anh hùng sáng chói nhất trong các anh hùng của người Hy Lạp, và chàng quyết hành động sao cho sáng chói như thế. Điều này hoàn toàn tự nhiên bởi vì hai người là anh em họ. Do đó, chàng khăng khăng từ chối chiếc thuyền mà mẹ và ông ngoại chàng đã thuyết phục chàng sử dụng, chàng bảo rằng đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ và chàng quyết tâm đi đến A-ten bằng đường bộ. Đây là một chuyến đi dài và rất nguy hiểm vì bọn cướp đầy rẫy trên đường. Tuy nhiên, chàng đã tiêu diệt sạch bọn chúng, chẳng để sót lại một tên nào có thể quấy nhiễu các khách bộ hành tương lai. [...] 4 Ta có thể tưởng tượng là cả nước Hy Lạp đã rộn lên bao lời ca ngợi chàng thanh niên đã quét sạch khỏi đất nước này những đầu mối đau khổ cho khách bộ hành. Khi đó đến A-ten chàng đã là một vị anh hùng được tri ân, được nhà vua mời dự đại tiệc và dĩ nhiên ông không biết Tê-dê là con mình. Thực ra ông còn e ngại sự được lòng dân chúng rộng rãi của chàng trai này, cho rằng hắn có thể được dân chúng tôn lên làm vua, nên ông cho mời chàng ta tới với ý định đầu độc chàng. Âm mưu này không phải của ông mà là của Mê-đê (Medea), nhân vật nổi tiếng trong cuộc săn tìm bộ lông cừu bằng vàng, nàng ta đã biết được Tê-dễ là ai, nhờ ở pháp thuật của mình, và đã gây được ảnh hưởng lớn với Ê-giê. Nàng không muốn vị thế của mình bị suy giảm vì sự xuất hiện của gã con trai này. Nhưng trong lúc nàng ta đưa chén thuốc độc mời Tê-đê thì Tê-dê vì muốn được cha mình tức khắc nhận ra mình nên rút thanh kiếm ra. Nhà vua nhận ngay ra thanh kiếm ấy và hất chén thuốc độc xuống đất. Mê-đê tẩu thoát như nàng vẫn luôn làm thế [...]. Vua Ê-giê sau đó tuyên cáo khắp nước rằng Tê-đê là con trai và là người kế vị mình. Nhân vật thừa kế ngai vàng này ngay sau đó đã có cơ hội để tự mình làm cho người dân A-ten mến mộ. (6 Nhiều năm trước khi chàng đến A-ten, thành phố này đã trải qua một tai hoạ khủng khiếp. Mi-nô-xơ (Minos), vị vua đầy quyền lực của xứ Cơ-rét (Crete) đã bị mấtđứa con trai duy nhất của mình là Áng-rô-giê (Androgeus) trong khi cậu ta đến thăm vua xứ A-ten. E-giê đã làm một điều mà không một người chủ nhà nào dám làm; ông bắt vị khách của mình thực hiện một cuộc viễn chinh hiểm nghèo - đi giết một con bò mộng nguy hiểm. Nhưng rồi con bò mộng đã giết chết chàng trai. Vua Mi-nô-xơ đem quân đánh chiếm A ten và tuyên bố sẽ làm cỏ đất nước này nếu mỗi chín năm người dân ở đây không cổng nạp cho ông một đoàn bảy thiếu nữ và bảy thanh niên. Một số phận khủng khiếp chờ đợi những con người này. Khi đến Cơ-rét họ sẽ bị đem cho quái vật Mi-nô-tơ (Minotaur) ăn thịt. Mi-nô-tơ là một con quái vật một nửa hình bò mộng, một nửa hình người, con của Pa-đi-pha-e (Pasiphae - vợ của Mi-nô-xơ) và một con bò mộng trắng tuyệt đẹp. Thần Pô-de-i-đông (Poseidon) đã tặng cho Mi-nô-xơ con bò mộng này để ông ta hiến tế cho thần nhưng Mi-nô-xơ không nỡ giết chết con bò và giữ lại cho mình. Để trừng trị Mi-nô-xơ, thần Pô-de-i-đông đã khiến cho Pa-đi-pha-ê say mê con bò này đến phát điên. Khi Mi-nô-tơ được sinh ra, Mi-nô-xơ đã không giết nó. Ông truyền cho Đê-đan (Daedalus), một kiến trúc sư và nhà sáng chế đại tài, xây một chỗ để giam nhốt nó sao cho nó không thể thoát ra được. Đê-đan đã xây dựng nên Mê cung nổi tiếng khắp thế giới. Một khi đã vào trong ấy, người ta sẽ đi theo mãi những con đường ngoằn ngoèo của nó mà chẳng bao giờ tìm được lối ra. Những chàng trai cô gái thành A-ten sẽ lần lượt được đưa vào đây cho Mi-nô-tơ, không có đường nào để trốn thoát cả. Dù chạy hướng nào họ cũng sẽ đâm sầm vào con quái vật, còn nếu đứng yên thì nó sẽ từ trong Mê cung lao ra bất cứ lúc nào. Đấy là số phận đang chờ đợi mười bốn nam nữ thanh niên chỉ vài ngày sau khi Tê-đê đến A-ten. Đã sắp đến ngày giao nộp cống vật. Té-dê tức thời bước tới tự nguyện làm một trong các nạn nhân. Tất cả mọi người đều mến yêu lòng tốt của chàng và khâm phục sự cao thượng của chàng - nhưng không ai có ý nghĩ rằng chàng tính chuyện đi giết con quái vật. Tuy nhiên, chàng đã nói với cha mình và hứa rằng nếu thành công, thì lúc trở về chàng sẽ cho kéo chiếc buồm màu trắng lên thay cho chiếc buồm màu đen của chiếc thuyền chở cống vật để cho vua Ê-giê biết tin sớm trước khi thuyền đến đất liền là con mình được bình an.Khi các nạn nhân trẻ tuổi được đưa đến Cơ-rét, họ phải diễu qua trước dân chúng trên đường đi tới Mê cung, A-ri-an (Ariadne), con gái vua Mi-nô-xơ, cũng ở trong số người đứng xem và khi mới nhìn thấy Tê-dễ nàng đã đem lòng yêu chàng. Nàng cho mới Đê-đan và bảo ông phải chỉ cho nàng cách để thoát ra khỏi Mê cung, rồi nàng cho tìm gặp Tê-đê để bảo với chàng rằng nàng sẽ giúp chàng thoát ra nếu chàng hứa đưa nàng về A-ten và cưới nàng làm vợ. Như ta có thể đoán được, chàng đã sẵn sàng chấp nhận điều này và nàng đã chỉ cách mà Đề-đạn đã nói với nàng, đó là một cuộn chỉ mà chàng sẽ buộc một đầu vào bên trong cánh cửa và sẽ trải dẫn ra trong lúc bước đi. Chàng đã làm thế và chắc chắn mình sẽ tìm được đường ra khi cần, chàng bèn mạnh dạn đi vào Mê cung để tìm con Mi-nô-tơ. Chàng thấy nó đang ngủ và lao vào ghìm chặt nó xuống đất rồi dùng nắm tay – chàng chẳng có vũ khí nào khác - đấm con quái vật cho đến chết. [...] Khi Tê-dê rời khỏi cuộc chiến khủng khiếp thì cuộn chỉ vẫn còn ở đấy. Có cuộn chỉ trong tay, con đường đi ra thật là dễ dàng. Những người kia đi theo chàng rồi họ đón A-ri-an cùng lên thuyền vượt biển hướng về A-ten. Trên đường về họ ghé vào đảo Na-xô-xơ (Naxos) và những gì xảy ra ở đây đã được kể lại khác nhau. Một truyện thì nói rằng Tê-đê đã bỏ rơi A-ri-an. Nàng tạ ngủ quên và Tê-dê đã cho thuyền ra đi mà không có nàng, nhưng rồi thần Đi-ô-ni-đô-xơ (Dionysus – thần Rượu) đã tìm thấy và an ủi nàng. Một truyện khác thì nói nhẹ tội hơn cho Tê-dê. Nàng bị say sóng dữ dội, phải đưa vào bờ cho tỉnh lại, trong lúc Tê-đê quay trở về thuyền làm vài việc cần, một luồng gió mạnh đẩy chiếc thuyền ra biển và giữ ở ngoài đó một thời gian lâu. Khi quay trở lại thì A-ri-an đã chết và chàng vô cùng đau khổ. Cả hai truyện trên đều giống nhau ở chỗ là khi về gần đến A-ten chàng đã quên căng cánh buồm màu trắng. Do quá vui mừng vì sự thành công của chuyến đi khiến họ không còn nhớ gì trong đầu hoặc do chàng quá buồn phiền vì chuyện A-ri-an. Từ nhiều ngày qua, vua Ê-giê đã từ trên đỉnh E-rô-pô-lit (Aeropolis) mỏi mắt trông chùng ra biển và rồi ông nhìn thấy cánh buồm màu đen, ông nghĩ đây là dấu hiệu con mình đã chết, nên ông đã gieo mình từ mỏm đá cao xuống biển. Vùng biển nơi ông đã chết từ đó gọi là biển Ê-giê.Tê-dê trở thành vua xứ A-ten, vị vua sáng suốt nhất và liêm khiết nhất. Chàng tuyên bố với dân chúng rằng chàng không muốn cai trị họ, chàng muốn lập một chính quyền nhân dân trong đó mọi người đều bình đẳng. Chàng từ bỏ vương quyền và tổ chức một khối cộng đồng, lập một hội trường lớn để các công dân hội họp và biểu quyết. Chức vụ duy nhất mà chàng còn giữ lại cho mình là chức Tổng chỉ huy quân đội. Nhờ đó A-ten trở thành một thành phố hạnh phúc và thịnh vượng nhất trên Trái Đất, mái nhà duy nhất của nền tự do chân chính, một nơi trên Trái Đất mà người dân tự quản lí mình. Vì lí do này mà trong trận đại chiến của Bảy vị anh hùng chống hình ảnh, vần xứ Te-bơ (Thebes)) khi những người Te-bơ chiến thắng không chịu chôn xác quân • Liên hệ để th địch đã chết thì những người bại trận đã quay sang nhờ Tê-dê và dân A-ten giúp đỡ, vì tin rằng những con người tự do dưới một nhà lãnh đạo như thế sẽ không bao giờ để cho người chết sa cơ phải chịu xử tệ. Họ đã nghĩ không sai. Tê-dê liền dẫn quân đi đánh xứ Te-bơ, chiến thắng quân Te-bơ và buộc họ phải để cho người chết được chôn cất. Nhưng khi đã là người chiến thắng chàng. không bắt người dân Te-bơ phải chịu các thứ tội mà họ đã gây ra. Chàng tỏ ra vô cùng hào hiệp. Chàng không cho quân sĩ của mình vào thành phố để cướp bóc. Chàng đến đây không phải để xâm hại Te-bơ mà là để chôn cất những người đã chết, và sau khi làm xong nhiệm vụ này chàng dẫn quân trở về A-ten." Em gửi cô văn bản Tê dê ạ.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1461088

    Chào em, việc tóm tắt văn bản, các em đã học từ lớp dưới, yeu cầu này không quá khó, em cần bám sát vào nhân vật chính Tê-dê để tự tóm tắt, bám sát vào các sự việc chính trong văn bản kể về nhân vật. Ví dụ:
    - Tê-dê là con của vua Ê-giê (Aegeus) tại A-ten. Thuở nhỏ, nàng sống ở quê mẹ. Khi được sinh ra, chàng đã khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều. Nghe theo lời mẹ, chàng quyết định đi tìm cha của mình.
    Em tự tóm tắt những sự việc còn lại em nhé.
  • Hồ Ngọc Quân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Giới thiệu bài học - 4sCô có thể giúp e câu hỏi này với ạ!
    Lập dàn ý nghị luận cảm nhận nội tâm, tình huống trong truyện Đời Thừa của Nam Cao
    (Dàn ý phù hợp cho phần nói ạ)
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1460084

    Chào em, em tham khảo nhé!
    a. Mở Bài
    - Tình huống bi kịch trong vở kịch "Đời thừa" được khắc họa qua nhân vật Hộ, không chỉ là sự bi kịch trong việc chịu đựng gánh nặng cuộc sống, mà còn là những đau đớn của một nghệ sĩ khi phải bước lên những nguyên tắc đạo đức và tình yêu vốn dĩ do chính mình thiết lập.
    b. Thân Bài
    - Giới thiệu về nhân vật Hộ:
    + Hộ là một nhà văn nghèo có khát vọng và ước mơ lớn.
    + Bị ràng buộc bởi gia đình, buộc lòng từ bỏ ước mơ của mình.
    + Sự xung đột giữa ước mơ và hoàn cảnh đã đẩy Hộ vào thế "đời thừa".
    - Bi kịch của một người trí thức:
    + Hộ đam mê với việc viết văn, vì muốn đóng góp cho xã hội.
    + Bắt buộc phải viết để kiếm sống.
    - Bi kịch của một người cha, người chồng:
    + Hộ cống hiến cho gia đình, yêu thương vợ con.
    + Cơn khó khăn của cuộc sống ép buộc Hộ phải đánh đổi và từ bỏ ước mơ nghệ thuật.
    - Sự đau khổ của nhân vật Hộ:
    + Sống mà không thể cảm nhận sự sống.
    + Tồn tại mà không mang ý nghĩa, không để lại dấu ấn.
    c. Kết Bài
    Nhận thức về bi kịch tinh thần của những nhà tri thức trước Cách mạng tháng Tám: Tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao đã thật sự vẽ nên một bức tranh đầy đủ về bi kịch trong cuộc sống của nhà văn Hộ. Đồng thời, nó giúp người đọc hiểu rõ quan điểm cao quý của nghệ thuật văn chương, cũng như những giá trị nhân đạo sâu sắc mà vượt qua thời gian vẫn còn giữ nguyên giá trị quan trọng.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đọc văn bản sau:
    Có một người đàn ông miệt mài đào đất. Cái hố ông đào cứ sâu dần, một dòng nước chảy ra và dưới đó, cuối cùng đã lộ ra một lớp đất sét màu xanh.
    - Đây chính là thứ mình cần - người đàn ông reo lên, hăng hái xúc đầy những xô đất sét.
    Có lẽ ông ta đã đào tới cả ngàn xô đất cho tới khi bên cạnh cái hố mọc lên một đống đất sét cao ngút. Lúc đấy người đàn ông mới yên tâm chui lên từ cái hố, lúc này đã là một cái giếng khá sâu. Sau đó người đàn ông bắt đầu dùng đống đất sét để hì hục nặn tượng chính mình.
    Sau 3 ngày lao động cật lực, bức tượng đã hoàn thành. Người đàn ông chăm chú nhìn nó và mỉm cười mãn nguyện: "Rồi mai đây nhiều thế hệ sẽ ngắm bức tượng này và nhớ đến ta. Giờ thì ta có thể yên tâm chết được rồi".
    Năm tháng qua đi. Vào một buổi trưa hè nóng bức, sau khi múc một xô nước mát lạnh lên uống cho dịu cơn khát, một đám khách qua đường quay sang nhìn đống đất sét lùm lùm bên cạnh và nói với nhau:
    - Ai đã đào cái giếng này quả là một con người tuyệt vời.
    (Bức tượng, S.Antov)
    Viết bài văn phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của "Bức tượng"

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1459852

    Chào em, em tham khảo gợi ý và hoàn thiện bài viết gửi lại Ad nhận xét nhé!
    Nội dung:
    – Con người cần suy nghĩ và hành động vì lợi ích của người khác chứ không chỉ cho lợi ích của bản thân mình.
    – Những việc làm vì lợi ích của người khác sẽ giúp chúng ta luôn được người khác nhớ đến và trân trọng, biết ơn.

    1459875

    @Nguyễn Thị Thúy NgaCho em kham khảo dàn ý được không ạ? Em làm rồi nhưng vẫn bị thiếu ý. Em cũng không tìm thấy thông tin về tác giả và tác phẩm này để giới thiệu ạ. Mong cô giúp em.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1459901

    Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau:
    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận
    2. Thân bài
    - Giá trị nội dung:
    + Tóm tắt câu chuyện (ngắn gọn): kể về việc người đàn ông đào giếng, tự nặn tượng mình.
    + Nhân vật người đàn ông hiện lên với nhiều phẩm chất, vẻ đẹp cao quý. Đó là một người cần mẫn, chịu thương chịu khó với mong muốn tốt đẹp là tạo ra nguồn nước trong lành cho mọi người...
    + Chủ đề, tư tưởng:
    +) Con người cần suy nghĩ và hành động vì lợi ích của người khác chứ không chỉ cho lợi ích của bản thân mình.
    +) Những việc làm vì lợi ích của người khác sẽ giúp chúng ta luôn được người khác nhớ đến và trân trọng, biết ơn...
    - Giá trị nghệ thuật:
    + Ngôi kể thứ ba
    + Lời kể ngắn gọn, hàm súc
    ...
    3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm.
  • Tra Giang Nguyen khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Giới thiệu bài học - 1sCô có thể giúp e câu hỏi này với ạ !
    Lập dàn ý Sự tôn vinh của cái đẹp qua chuyện ngắn "Chữ người tử tù "của nhà văn Nguyễn Tuân
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1459656

    Chào em, em tham khảo nhé!
    I. Mở bài
    – “Vang bóng một thời” gồm mười một truyện viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang bóng. Qua tập truyện, Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự bất hòa sâu sắc đối với xã hội buổi giao thời cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở nước ta và ca ngợi những nhà nho tài hoa không chịu vứt bỏ lương tâm, chạy theo danh lợi, vẫn giữ thiên lương cao đẹp.
    – Một trong những nhân vật tiêu biểu là Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
    II. Thân bài
    1. Con người mang nét đẹp của tư thế, khí phách
    Bằng một thứ văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính của một thời đã qua, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật.
    a. Một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất.
    – Tự trọng, không ham quyền và hám lợi: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
    – Hiên ngang bất khuất: “… những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người tu, người ta cũng còn chẳng biết ai nữa…”
    b. Chí lớn không thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết
    – Chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa …”
    – Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng: Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, dù đang bị giam cầm.
    c. Khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị.
    – Dưới mắt ông, chúng chỉ là là tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc, giữa một dõng cặn bã.
    – Thái độ và ngôn ngữ nhân vật cực kì khinh bạc. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao có cần gì nữa không, ông đã trả lời rất thản nhiên: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Khí phách đó, tư thế đó luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù.
    2. Con người mang nét đẹp của tâm hồn, tài hoa
    a. Tâm hồn cao quý
    Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.
    b. Yêu cái đẹp và cảm thông với người yêu quý cái đẹp.
    Huấn Cao kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan, ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
    c. Rất mực tài hoa
    – Thư pháp (phép viết chữ, nghệ thuật viết chữ Hán) vốn là một thú tao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kỳ, thi, họa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp, “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
    – Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỷ: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Và lần này như một ngoại lệ, ông cho chữ viên quản ngục, vì “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”.
    – Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế của mình trong một khung cảnh đầy xúc động. Bằng hiện pháp đối lập, Nguyễn Tuân đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối truyện.
    – Cái cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa tràng, mực thắm, nét chữ vuông tươi tắn) đối lập với cái dơ bẩn (cảnh buồng nhà ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián).
    – Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ đối lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ… chắp tay vái người tù một vái.
    => Tất cả thể hiện ý nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người sắp chết (tử tội Huấn Cao). Còn lời Huấn Cao khuyên viên quản ngục lại mang ý nghĩa bổ sung: cái đẹp không thể cũng sống chung với tội ác.
    3. Đánh giá về hình tượng Huấn Cao
    - Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù tượng trưng cho cái đẹp của khí phách, của tài hoa hòa hợp cái đẹp của thiên lương.
    - Nhân vật Huấn Cao, cũng như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời, nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song ở Huấn Cao, bên cạnh cái tài hoa, còn có vẻ đẹp khí phách của một con người có trách nhiệm đối với thời cuộc và cái đẹp của thiên lương. Đó cũng là nét độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao, so với các nhân vật khác trong Vang bóng một thời.
    III. Kết bài
    - Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” mang tính cổ kính qua hệ thống ngôn ngữ, lối suy nghĩ, cung cách đối xử… toát lên không khí của một thời mà nay đã thành vang bóng. Nghệ thuật ấy cũng mang tính hiện đại với nhưng đoạn phân tích ý nghĩa sâu kín, diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế.
    - Nhân vật Huấn Cao, con người có trách nhiệm đối với đất nước, hiện lên trong truyện với một thái độ tôn sùng của Nguyễn Tuân. Đây cũng là sự giãi bày kín đáo niềm “… khát khao theo đuổi một lý tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi mới bước chân vào đời”. (Trường Chinh).
Xem thêm 5 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat