Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Những bài thơ ngắn
  • Đọc văn bản
  • Thơ hai-cư
  • Các tác giả
  • Hình ảnh trung tâm
  • Chùm thơ hai-cư – Bài 1: Nhận biết hình ảnh trung tâm
  • Chùm thơ hai-cư – Bài 1: So sánh các hình ảnh
  • Chùm thơ hai-cư – Bài 1: Nhận xét về hình ảnh trung tâm
  • Chùm thơ hai-cư – Bài 1: Về câu cuối của bài thơ
  • Chùm thơ hai-cư – Bài 1: Nhận xét tổng thể về bài thơ
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản - Phần 1

Độ dài: 71 phút - Số lượt học 1.835

10 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Những bài thơ ngắn - 6scảm xúc của nhà thơ trong bài thơ "Ba-sô và thơ Hai-cư"

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1459845

    Chào em, Thơ Hai cư ghi lại phong cảnh, sự vật, sự việc cụ thể, bình dị trong một khoảnh khắc của thực tại chợt hiện lên trước mắt nhà thơ. Thể hiện triết lý Thiền trong sự tương giao hòa hợp, sự vận động biến đổi, sự bình đẳng của vạn vật, tình yêu quê hương, đất nước, con người... Qua đó cho thấy, cảm xúc của nhà thơ là sự trân trọng những sự vật xung quanh
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Hình ảnh trung tâm - 5p:14sem thấy cụm "khoảnh khắc thực tại" nó hơi mông lung và không được rõ ràng á cô, cô giải thích giúp em với
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1458929

    Chào em, khoảnh khắc là một khoảng thời gian ngắn ngủi, thực tại chính là hiện tại --> khoảnh khắc thực tại: một khoảng thời gian ngắn ngủi trong thực tại.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thơ hai-cư - 5p:51sem vẫn chưa hiểu từ cấu tứ và vai trò của nó trong "mỗi bài thơ thường được cấu tứ từ 1 phát hiện..." á cô. Cô có thể giải thích giúp em không ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1458934

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau: Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng; trong lĩnh vực thơ, cấu tứ gắn liền với việc định hình, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ được đặt vào một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất. Cấu tứ trong thơ Hai-cư luôn gắn liền từ mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan em nhé.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Các tác giả - 1p:23sTứ thơ của chùm thơ hai - cư là gì ạ.

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1458708

    Chào em, em tham khảo nhé!
    - Tứ thơ: khơi gợi xúc cảm, suy tư trong một khoảnh khắc hiện tại (quy tắc sử dụng "quý ngữ)
    Ví dụ:
    Mùa Thu: Mùa Sương – Chiều Thu – Gió Thu.
    Mùa Hè: Chim Đỗ Quyên, Tiếng Ve
    Mùa Xuân: Hoa anh đào.
    => Đó là thời điểm hiện tại, cảnh trước mắt, sự gắn bó sâu sắc của con người với thiên nhiên.
  • Nguyễn Hồng Ngọc Hân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Những bài thơ ngắn - 4p:8sThưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Em muốn chọn chủ đề “Một số dấu ấn của thơ hai-cư Nhật Bản trong văn hóa, cuộc sống con người” cho bài thực hành viết “Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề” SGK ngữ văn kết nối tri thức 10 trang 113. Vậy em nên triển khai những luận điểm nào trong phần “giải quyết vấn đề” để bài viết của mình có sức thuyết phục, đảm bảo đúng chủ đề và hấp dẫn người đọc ạ?

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1380884

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Hai-cư là thể thơ độc đáo của Nhật Bản, là thể thơ ngắn mỗi bài có 17 âm tiết chia làm 3 dòng: 5-7-5. Đây được xem là thể thơ có dung lượng nhỏ nhất trong nền thơ ca thế giới. Nội dung, thi pháp thơ haiku vô cùng thâm diệu, phong phú, thấm đượm hương vị của Phật giáo Thiền tông nói riêng và tinh thần của văn hoá phương Đông nói chung.
    2. Thơ hai-cư hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc, gần gũi, tinh thần từ ái và lạc quan của của Phật giáo Thiền tông
    - Đề tài chủ yếu trong thơ hai-cư là thiên nhiên, Thiên nhiên trong thơ haiku thường là những phong cảnh bình dị, những con vật nhỏ bé: một con quạ, một con ếch, một con dế, một tiếng ve, một bông hoa dại nở bên bờ dậu… Qua việc chọn đề tài đó, các thi sĩ hai-cư thể hiện tình yêu với thiên nhiên, quay lưng lại với những giá trị mà ng­ười đời hằng theo đuổi như­ quyền lực, của cải, danh vọng… Chủ đề của thơ hai-cư vô cùng phong phú. Thông qua đề tài thiên nhiên, các thi sĩ hai-cư thường đề cập đến một số vấn đề như:
    - Tương giao và hoà hợp: Vạn vật tồn tại trong một mối tương giao và hoà hợp. Với tầm nhìn có giới hạn, chúng ta chỉ nhìn thấy thực tại hiện tiền. Thực tại ấy phô bày trước mắt ta một vẻ dường như rời rạc và bất động. Mặt đất thật bình yên dưới chân, ruộng vườn thật cố định sau nhà, núi non thật bất động xa xa... cỏ cây, hồ nước, muông thú hình như chẳng liên quan gì đến nhau. Nhưng thật ra, khung cảnh đó chính là kết quả của vô vàn những mối tương tác kì diệu theo qui luật vận hành của muôn vật - Đạo.
    - Vô ngã – vô thường: Cái con người của một phút trước đây đã không phải là cái con người của phút này. Sống trong thế giới ta bà, chúng ta chẳng qua như con thuyền trên biển cả. Mỗi phút giây, một ngọn sóng mới lại xô đẩy chúng ta. Mỗi chớp mắt, chúng ta lại đối mặt với ngọn sóng ấy trong một trạng thái hoàn toàn khác. Biển có khi nắng ấm chan hoà, có khi sóng to gió cả. Vì vậy chúng ta phải sẵn sàng đón nhận cả hạnh phúc cũng như khổ đau giống như cái cây bên bờ biển sẵn sàng đón nhận ngọn gió dịu dàng cũng như phong ba cuồng nộ, chứ không phải mong đợi biển cả đổi thay qui luật biến động của nó để hoà hợp với con thuyền. Hãy sống với thực tại trước mắt như một phần không thể tách chia của biển đời nhân thế luôn biến động không ngừng.
    - Bình đẳng: Dưới cái nhìn của Phật giáo, vạn vật đều bình đẳng như nhau. Phật có thể là anh, là tôi, là láng giềng của chúng ta. Không hạn cuộc riêng loài người. Cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú, sông núi ... đều được bao gồm trong công trình giải thoát, nghĩa là trong sự thành đạt Phật quả.
    - Trực chỉ: Sự dung dị, sự tự nhiên, sự không ước chế, sự tinh tế, sự tự do. Các nhà thơ thường dùng rất ít chữ để diễn tả tình cảm. Ngôn từ trong thơ hai-cư - thường dung dị đến mức bí ẩn, khó hiểu - đóng vai trò như một công án Thiền – có tác dụng gợi ý, kích thích mãnh liệt sự khám phá của độc giả.
    - Khoảnh khắc thực tại: “hiện tại là thứ tài sản quí giá nhất, là sự sống thực sự nơi mỗi con người”. Hãy sống với khoảnh khắc thực tại, chúng ta mới thực sự sống và hoà nhập vào dòng sinh hoá triền miên của vũ trụ bằng toàn bộ sinh lực của mình.
    ==> Giữa khoảng trống hư ảo của một bài hai-cư, nhà thơ bao giờ cũng phác hoạ một, hoặc một vài hình ảnh hoặc âm thanh. Hình ảnh hay âm thanh trong thơ hai-cư thường rất đơn sơ, giản dị tới mức người đời thường dễ lãng quên. Chúng được các thi sĩ chấm phá bằng một vài đường nét đủ sức gợi lên thần thái. Chúng rất giàu tính t­ượng tr­ưng. Thơ hai-cư có lý tưởng thẩm mỹ riêng rất tinh tế. Nó đề cao cái tịch lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, khinh thanh,-> do đó thơ hai-cư để lại trong lòng người đọc dư ba nhẹ nhàng, sâu lắng.
Xem thêm 5 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat