Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Yêu cầu cần đạt
  • Khởi động
  • Đọc văn bản
  • Truyện truyền kì – Tác giả Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”
  • Người kể chuyện – Hình dung ban đầu về tính cách nhân vật
  • Sự kiện trong truyện
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ) - Phần 1

Độ dài: 56 phút - Số lượt học 3.249

8 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Em có thể liên hệ mở rộng văn bản Tản viên từ Phán sự lục với những văn bản đã học nào ạ?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1460910

    Chào em, em có thể liên hệ với Chuyện người con gái Nam Xương về cách xây dựng truyện truyền kì, thêm các yếu tố tưởng tượng kì ảo nhé!
    Lê Thanh Trà khoảng 1 năm trước

    1461007

    @Nguyễn Thị Thúy NgaNgoài "Chuyện người con gái Nam Xương" thì còn văn bản nào khác có cùng thời kì với "Tản viên từ Phán sự lục" cũng viết về phẩm chất khảng khái, cương trực như Tử Băn không ạ?
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1461009

    Chào em, em có thể liên hệ với nhân vật sau em nhé:
    Hồ Tôn Thốc trong “Câu chuyện ở đền Hạng Vương” là một vị quan Thừa chỉ cuối đời trần phụng lệnh sang Trung Quốc đi sứ. Tác giả miêu tả đảm phí của một sứ thần Đại Việt trên đất nước người, đi qua đền Hạng Vương làm thơ giễu cợt. Câu chuyện được miêu tả bằng giấc mộng, nhân vật Hồ Tôn Thốc đã bày tỏ tính cách thẳng thắn, cứng cỏi phê phán chính sách bạo lực của Hạng Vũ, nhưng cũng vạch trần thủ đoạn xảo trá của Lưu Bang. “Sở đã đành trái với nhân nghĩa nhưng Hán chỉ giống với nhân nghĩa. Họ Hạng nước Sở không được là hạng bá giả mà vua Cao Tổ nhà Hán cũng là tạp nhạp”[1,18-19]. Và “so sở với Hán thì Hán hơn, nhưng sánh Hán với bậc vương giả thì Hán còn xa lắm”[1,18]… Đánh giá Lưu Bang và Hạng Vũ như vậy quả là táo bạo, trái hẳn với lời tán tụng sứ giả Tư Mã Thiên.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 1sLiệt kê thái độ hành động cảm xúc của nhân vật Tử Văn trông mỗi sự việc chính
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1457339

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian.
    Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.
    Sự khẳng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại.
    Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu -> Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi.
    Sau khi đốt ngôi đền, Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”.
    Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương - vị quan toà xử kiện - người cầm cán cân công lí – cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách.
    Chàng không chỉ khẳng định: "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải.
    Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc.
    Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên. Thổ công nói: "người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận.Thế là Văn vui vẻ nhận lời. Việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt.
    Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí.
    Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
  • tran ngo khanh vy khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đặc trưng của truyện truyền kì được thể hiện trong đoạn: "Đến đêm, bệnh càng nặng thêm, ... dám làm sự lập lờ nhận tội như vậy?"
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1365989

    Chào em, em dựa vào gợi ý sau để hoàn thành bài nhé!
    Truyện truyền kì là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc văn học viết. Theo Thi pháp văn học trung đại Việt Nam thì truyện truyền kì Trung Quốc thường có bố cục gồm ba phần:

    a) Mở đầu: giới thiệu nhân vật (tên họ, quê quán, tính tình phẩm hạnh)
    b) Kể chuyện: kể các chuyện kì ngộ, lạ lùng
    c) Kết thúc: nêu lí do kể chuyện.
    Các tác giả Việt Nam theo truyền thống truyền kì Trung Quốc, nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.
  • Đỗ Thị Sinh khoảng 3 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    em hãy trình bày suy nghĩ của mình về một yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của "chuyện chức Phán sự đền Tản Viên''
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 3 năm trước

    1359861

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Mở đoạn:
    - Giới thiệu yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên".
    2. Thân đoạn:
    - Yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện là yếu tố nào?
    - Yếu tố đó có vai trò như thế nào trong việc tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện?
    3. Kết đoạn:
    - Khẳng định ý nghĩa của yếu tố đó.
    ==> Đoạn văn tham khảo: Một trong những yếu tố đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của tập truyện "Truyền kì mạn lục nói chung" và truyện "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên" nói riêng chính là yếu tố kì ảo. Trong tác phẩm, bên cạnh một số chi tiết kì ảo như cuộc nói chuyện giữa Tử Văn với người đội mũ trụ và thần Thổ Công, người ở thành Đông Quan thấy trong sương mù có xe ngựa của quan Phán Sự thì Nguyễn Dữ còn xây dựng chi tiết kì ảo: không gian cõi âm. Nguyễn Dữ đã mở ra trước mắt người đọc thế giới tâm linh với sự xuất hiện của hai tên quỷ sứ, quỷ dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, Diêm Vương, các Phán quan. Chi tiết kì ảo này có vai trò trong việc gián tiếp tái hiện hiện thực xã hội đương thời, phê phán bọn tham quan, ô lại tiếp tay cho cái xấu, cái ác để khuấy đảo cuộc sống người dân và làm hại người lương thiện. Đồng thời, ca ngợi sự đa mưu, trí dũng của nhân vật Tử Văn, thể hiện niềm tin của nhân dân vào người có đức, có tài.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đọc văn bản - 3sviết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích chi tiết tiêu biểu nêu lên nét tính cách cương trực khảng khái của nhân vật Ngô Tử Văn.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1358861

    Chào em, em có thể lựa chọn chi tiết đốt đền nhé!
    – Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.
    + Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền
    + Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên
    → Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc
    – Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và thổ công:
    + Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.
    + Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi
    → Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.
    ⇒ Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời
Xem thêm 3 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat