Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Yêu cầu cần đạt
  • Tri thức tổng quát (1): Văn học dân gian
  • Tri thức tổng quát (2): Đề tài, vấn đề nghiên cứu
  • Tri thức tổng quát (3): Báo cáo nghiên cứu và Yêu cầu của một báo cáo nghiên cứu
  • Tập nghiên cứu (1): Yêu cầu cần đạt
  • Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Phần 1: Tập nghiên cứu

I. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu (Phần 1)

Độ dài: 21 phút - Số lượt học 328

2 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tri thức tổng quát (2): Đề tài, vấn đề nghiên cứu - 1p:15sViết bài văn nghị luận phân tích vai trò của nhân vật bác Lê ( Nhà mẹ Lê của Thạch Lam ) trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích sau :

    Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.


    Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)


    Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:


    - Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.


    Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:


    - Mất bớt đi cho nó đỡ tội!


    Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.


    (Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008)






    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1420408

    Chào em, với đề bài như vậy, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    - Bác Lê trong đoạn trích hiện lên là một người phụ nữ tảo tần, chịu thương chịu khó vì gia đình:
    + Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
    + Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn.
    - Bác Lê là một người phụ nữ yêu thương con hết mực:
    + Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà.
    + Bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

    1420410

    @Phạm Văn TuânAd cho em hỏi chủ đề của đoạn trích là gì vậy ạ ?
    Em cảm ơn
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1420415

    Chào em, chủ đề ở đây là tình yêu thương con cái của mẹ Lê em nhé.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 11sViết bài báo cáo giới thiệu về truyện cổ tích
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1377647

    Chào em, em cần đảm bảo được cấu trúc của bài báo cáo gồm các phần sau:
    * Phần mở đầu
    + Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu.
    + Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.
    * Phần nội dung
    + Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.
    + Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập biểu bảng, thống kê về đối tượng nghiên cứu để chứng minh cho tính chính xác trong các lập luận và nhận định của mình.
    + Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết.
    * Phần kết luận
    + Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.
    + Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có).
    - Kết quả nghiên cứu tuy mới chỉ dừng ở mức rèn luyện, tập dượt nhưng các em cần mạnh dạn tìm hiểu, cố gắng để có được những phát hiện của riêng mình, tránh việc đạo văn hoặc vay mượn phát hiện của người khác mà không dẫn nguồn tài liệu. Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề có thể sử dụng trich dẫn, cước chủ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
    ----------
    Dựa vào bố cục đó, em cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
    - Khái niệm:
    + Thời gian: Nảy sinh từ cuối thời kì công xã nguyên thủy.
    + Là loại truyện kế thừa những đặc điểm của thần thoại và phát triển song song với truyện cổ truyền thuyết,có quan hệ với nhiều truyện dân gian khác.
    + Nội dung: truyện xoay quanh những nhân vật và bối cảnh quen thuộc.
    - Phân loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích loài vật.
    - Nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích.
    - Nghệ thuật, kết cấu của truyện cổ tích.

    Em tự tìm tài liệu dựa trên những nội dung cơ bản đó.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1377653

    Chào em, để viết được bài báo cáo về truyện cổ tích em cần tham khảo:
    1. Khái niệm truyện cổ tích là gì?
    - Là những truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dáng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và các con vật biết nói năng, hoạt động như con người
    - Là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh về những vấn đề trong đời sống, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội.
    - Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
    2. Bản chất của chuyện cổ tích và phân loại:
    - Truyện cổ tích về loài vật (nhân vật chính là loài vật): Là loại truyện chủ yếu lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lý giải Các loài vật được nhân cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của dân gian
    - Truyện cổ tích thế tục hay truyện cổ tích sinh hoạt (nhân vật chính và sự việc kể lại có tính chất thế tục): Truyện cổ tích thế tục kể lại những sự kiện khác thường nhưng rút ra từ những sự kiện của thế giới trần tục, ở đây không có sự tham gia của thế giới siêu nhiên.
    - Truyện cổ tích thần kỳ (nhân vật chính là người và sự việc kể lại có
    tính chất thần kỳ):
    - Truyện cổ tích thần kỳ kể lại sự kiện xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội con người, nhưng trong truyện cổ tích thần kỳ không phải chỉ
    có thế giới trần tục của con người mà còn có cả thế giới siêu nhiên đã tạo thành một thế giới cổ tích huyền ảo và thơ mộng.
    Các truyện cổ tích thần kỳ riêng lẻ có thể phân bổ thành các kiểu truyện căn cứ vào sự giống nhau về cốt truyện. Căn cứ vào những nhân vật chính có thể chia thành các nhóm truyện như sau :
    +Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi dũng sĩ.
    +Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh
    3. Đặc trưng của truyện cổ tích:
    - Tính chất cổ của sự việc. Truyện cổ tích được xác định trước tiên ở phong cách cổ của nó. Gần như bất cứ cổ tích nào cũng không ra ngoài những quy ước về màu sắc cổ của nhân vật và không khí cổ của câu chuyện.
    - Trong sự việc được kể có các yếu tố gần gũi với bản sắc dân tộc. Nghệ thuật cổ tích cho phép tác giả bịa đặt mọi tình tiết, thậm chí bịa đặt những tình tiết không hợp lý. Nhưng đã là cổ tích của một dân tộc thì sự bịa đặt không thể vượt ra khỏi bản sắc văn hóa
    - Thường giàu tính cộng đồng, thể hiện tư tưởng và tính nghệ thuật.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat