HOCMAI đang ngoại tuyến

Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Nhạc điệu
  • Đối
  • Thi luật
  • Lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ trong câu
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Tri thức ngữ văn - Phần 2

Độ dài: 36 phút - Số lượt học 703

3 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Nguyễn Hồng Ngọc Hân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Nhạc điệu - 5s Chiều xuân
    “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
    Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

    Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
    Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
    Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
    Những trâu bò thong thả củi ăn mưa.

    Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
    Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
    Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
    Cái cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”
    Có những từ láy nào được sử dụng ở bài thơ trên?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1394139

    Chào em, các từ láy trong bài thơ trên là:
    êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc
  • Nguyễn Hồng Ngọc Hân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Nhạc điệu - 5sĐọc bài thơ sau:
    “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
    Một bàn cờ thế phút sa tay.
    Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
    Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
    Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
    Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
    Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
    Nở để dân đen mắc nạn này?”
    Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật của bài thơ. Nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1394142

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    Các biện pháp nghệ thuật của bài thơ: phép đối, đảo ngữ, từ láy, câu hỏi tu từ,...
    * Biện pháp đảo ngữ:
    Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy.
    Mất ổ bầy chim dảo dác bay.
    Bến Nghé của tiền tan bọt nước ,
    Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
    ( Trật tự thông thường : Lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ; Bầy chim mất ổ bay dảo dác; Của tiền Bến Nghé tan bọt nước; Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây)
    - Tác dụng:
    + Tăng nhịp điệu, tính biểu cảm cho câu thơ
    + Đặc tả và nhấn mạnh đối tượng được nhắc đến.
    . Trong hai câu: "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy. Mất ổ đàn chim dảo dác bay" : dùng biện pháp đảo ngữ đẻ nhấn mạnh tình cảm : "bỏ nhà, mất ổ" và trạng thái hoạt động : "lơ xơ chạy, dảo dác bay" để tô đậm thêm tình.
    . Hai đối tượng "lũ trẻ" , "bầy chim" là những sinh linh nhỏ bé, tội nghiệp, vậy mà vì bọn giặc đến cướp bóc, đàn áp khiến trẻ em phải bỏ chạy, đàn chim tan tác . Một nỗi hoảng sợ đến kinh khủng !
    * Biện pháp nghệ thuật đối:
    + Bến Nghé >< Đồng Nai: là hai địa danh trù phú và giàu có. Vậy mà trong phút chốc mọi thứ trở nên tan hoang. Sự đảo vị trí hai địa danh này lên đần câu thơ là để nhấn mạnh sự mất mát, đau thương, chứa đựng cả sự tiếc nuối, xót xa của nhà thơ.
    + của tiền tan bọt nước >< tranh ngói nhuốm màu mây: Tiền của, tài sản của nhân dân bị bọn giặc cướp bóc, phút chốc tan thành bọt nước, những mái nhà tranh, những xóm làng bị đốt, khói nghi ngút như nhuốm màu mây .
    * Các từ láy: lơ xơ, dáo dác cho thấy sự tan tác, nổi hoảng sợ đến khủng khiếp.
    * Câu hỏi tu từ: "Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,/Nở để dân đen mắc nạn này?" thể hiện sự xót xa, đồng cảm trước cảnh nhân dân loạt lạc, làng xóm, quê hương tiêu điều, xơ xác khi bọn giặc đến cướp bóc, tàn phá. Đồng thời còn cho thấy nhà thơ có ý trách móc quan triều đình, yếu hèn thất trận để giặc chiếm đóng quê hương và dường như trong câu fhỏi ấy, ta thấy được cả sự tự trách móc chính bản thân mình của nhà thơ, lực bất tòng tâm. Câu hỏi cuối bài thơ còn là sự mong ngóng, chờ đợi có những anh hùng ra tay cứu nước, giúp dân thoát khỏi cảnh lầm than.
  • Võ Ngọc Minh Thư khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    nêu cảm nhận của em về bài thơ haiku sau: Ôi hoa triêu nhan/dây gàu vương hoa bên giếng/ đành xin nước nhà bên

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1369583

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Đọc bài thơ "Ôi hoa triêu nhan/ Dây gàu vương hoa bên giếng/ Đành xin nước nhà bên", ta không khỏi xúc động trước tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ Chi-y-ô. Ngay dòng thơ đầu tiên "Ôi hoa triêu nhan!", tác giả đã bày tỏ cảm xúc trực tiếp thông qua câu cảm thán. Đây không chỉ là sự phát hiện đầy bất ngờ của thi nhân mà nó còn cho thấy sự trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tự nhiên. Khi chứng kiến "Dây gàu vương hoa bên giếng", bà "Đành xin nước nhà bên". Mục đích của hành động này chính là để cho sự sống và cái đẹp được tiếp tục hiện hữu. Dung lượng bài thơ vô cùng ngắn gọn kết hợp với hình ảnh trong sáng, giản dĩ đã cho người đọc cảm nhận về thái độ trân quý tự nhiên của tác giả. Đồng thời, bài thơ còn đem đến thông điệp ý nghĩa về việc sống hòa hợp với thiên nhiên

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào