Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Yêu cầu cần đạt
  • Những lưu ý về yêu cầu đối với kiểu bài
  • Đọc và phân tích bài viết tham khảo (1)
  • Đọc và phân tích bài viết tham khảo (2)
  • Thực hành viết theo các bước
  • Luyện tập
  • Mở rộng
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Viết

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Độ dài: 43 phút - Số lượt học 1.706

41 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Hãy viết 1 đoạn văn NLXH khoảng 200 chữ trả lời cho câu hỏi '' Bạn có dám đấu tranh cho công lý''.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1475301

    Chào em, với đề bài như vậy, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Bạn có dám đấu tranh cho công lý.
    2. Thân đoạn
    a. Giải thích
    - Đấu tranh là gì? (dùng sức mạnh để chống lại hay diệt trừ hoặc bảo vệ hay giành lấy)
    - Công lý là gì? (lẽ phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội)
    --> Câu hỏi đặt vấn đề, để mỗi người suy nghĩ và lựa chọn về con đường của chính bản thân mình...
    b. Bàn luận: Thể hiện ý kiến, quan điểm của bản thân, ví dụ:
    - Phải đấu tranh để bảo vệ công lý vì:
    + Nhờ có việc đấu tranh bảo vệ công lý mà con người mới đẩy lùi cái xấu, cái ác trong đời sống; qua đó, con người mới đón nhận được hạnh phúc, niềm vui không chỉ cho mọi người mà cho những người xung quanh; bởi có một thực tế: môi trường xã hội tác động trực tiếp đến mỗi người...
    + Việc bảo vệ công lý giúp cho con người không bị lầm đường, lạc lối, bị cám dỗ bởi những tệ nạn xã hội.
    + Việc đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải giúp bạn trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh; không đồng lõa với cái ác, cái xấu...
    3. Kết đoạn: Bài học cho bản thân: dám nói, dám làm, dám lên tiếng trước những điều sai trái...
  • Hồ Bùi Quỳnh Mai khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thầy/cô có thể đưa ra cho em xin dàn ý và một bài mẫu về chủ đề như sau: Thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen về vấn đề đó là "thói quen lười học của các bạn học sinh hiện nay" ạ.
    Nhờ thầy/cô hỗ trợ giúp em ạ. Em xin cảm ơn.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1472552

    Chào em, xin lỗi em, các ad không có bài mẫu cho đề bài này đâu em ạ, em tham khảo một số gợi ý sau:
    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cần từ bỏ thói quen lười học của các bạn học sinh hiện nay.
    2. Thân bài
    - Giải thích: Lười học là gì? (tình trạng học sinh chán nản, không có ý thức học tập, thường xuyên không làm bài tập hay hoàn thành các nhiệm vụ học tập khác mà giáo viên yêu cầu)
    - Biểu hiện của sự lười học ở học sinh?
    + Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường: chơi game, ngủ gật, ra nhà vệ sinh để hút thuốc lá điện tử, xuống căng-tin để ăn quà vặt,...
    + Thường xuyên không làm bài tập về nhà.
    - Cần từ bỏ thói quen lười học vì:
    + Với bản thân: học tập sa sút, kết quả học tập kém; dần dần chán nản việc học, dễ nảy sinh những thói hư, tật xấu - nghịch, phá lớp, làm ảnh hưởng tới những người xung quanh; với nhiều bạn, sự lười biếng trong học tập sẽ đánh mất tương lai, cơ hội, cuộc sống tốt đẹp phía trước của chính bản thân.
    + Với gia đình: lo lắng, khó tập trung vào công việc thường ngày,...
    + Với xã hội: một mối lo lớn vì tuổi trẻ là tương lai của đất nước, nếu lười học, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của một xã hội văn minh, hiện đại...
    3. Kết bài: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân.
    Hồ Bùi Quỳnh Mai khoảng 1 năm trước

    1472654

    @Phạm Văn TuânEm cảm ơn ạ.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1472857

    Không có gì em nhé, chúc em luôn học tốt!
  • TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 26sMong Thầy cô góp ý cho bài viét của em.
    Có quan niệm cho rằng “ sống khác biệt chính là sống dị biệt với xã hội này ” . Hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người để họ nhìn nhận được giá trị của việc SỐNG KHÁC BIỆT.

    Thời đại ngày càng đổi mới, đi kèm theo đó là sự phát triển tiên tiến về công nghệ kĩ thuật, lối tư duy rộng mở, đa chiều của xã hội. Bởi lẽ đó, giới trẻ ngày nay chẳng ngần ngại khám phá thế giới. Họ luôn có những suy nghĩ độc lạ, luôn không ngừng phát triển bản thân, kiếm tìm những điều thú vị, những gam màu khác lạ, những phong cách sống mới, riêng biệt cho bản thân mình. Ta có thể thấy điều đó là một sự phát triển rất tích cực. Thế nhưng, lại có quan niệm cho rằng “Sống khác biệt chính là sống dị biệt với xã hội này ”. Liệu quan niệm ấy là đúng hay sai ?

    Vậy ta hiểu khác biệt và dị biệt là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Ta có thể thấy sống khác biệt và sống dị biệt đều là hai phong cách sống riêng biệt, không giống với đa số mọi người xung quanh. Thế nhưng sống khác biệt chính là theo đuổi những phong cách, sở thích riêng của bản thân, tìm kiếm những màu sắc mới lạ nhưng không vi phạm những điều sai trái, thuần phong mỹ tục. Mặt khác, sống dị biệt chính là mù quáng chạy theo những xu hướng độc lạ nhưng mang tính chất tiêu cực, dị lập, sai trái, vi phạm đạo đức cũng như chuẩn mực xã hội. Qua đó, ta có thể thấy sống khác biệt và sống dị biệt là hai khái niệm, hai phong cách sống mang tính chất hoàn toàn khác nhau.

    Vậy lối sống “dị biệt” đó đã gây nên những tiêu cực gì cho chúng ta? Thứ nhất, ta có thể thấy lối sống này mang đến cho con người một tầm nhìn mù quáng, bị che lấp bởi những điều sai phạm mang vỏ bọc độc lạ. Điều này là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng bởi nó có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm, vi phạm đến pháp luật, thuần phong mỹ tục xã hội. Một bằng chứng thực tế cho vấn đề trên ta có thể thấy đó chính là sự thoả mãn thể hiện bản thân một cách thái quá của giới trẻ ngày nay. Giới trẻ ngày nay thường có xu hướng thể hiện màu sắc, cá tính của mình qua những bộ trang phục độc lạ. Điều nay sẽ là một điều tích cực và chẳng đáng lên án nêu như không có một số thành phần diện những trang phục ấy không phù hợp với một số địa điểm. Họ diện những bộ quần áo cắt xén quá đà, hở hên, phản cảm đến những nơi linh thiêng như chùa, đền, miếu thờ những vị anh hùng. Việc đó đã làm xấu hình ảnh linh thiêng, trang nghiêm của nơi tôn thờ, cúng bái. Hay những thanh niên trẻ thích thể hiện khả năng của bản thân, muốn cho mọi người nhìn mình bằng ánh mắt ngưỡng mộ mà làm những hành vi nguy hiểm, ngu ngốc, thiếu chín chắn. Đó có thể là những thanh niên lạng lạc, đánh võng, rú ga ầm ĩ khi đi xe trên đường hay có những việc hành hạ động vật một cách dã man,… Những hành động sai trái mang lớp vỏ độc lạ đó là rất nguy hiểm, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hơn cả thế, những người thiếu sáng suốt, mất phương hướng như thế sẽ bị xã hội dị nghị, e dè, khinh thường.

    Ta có thể thấy lối sống dị biệt sai trái mang đến những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực. Vậy lối sống khác biệt mang đến cho ta những lợi ích gì? Cuộc sống rộng lớn luôn cho phép mọi người thể hiện cá tính, cái tôi của bản thân dù trong bất kỳ độ tuổi nào. Lối sống trên mang đến những sự khám phá những điều thú vị, mới lạ trong cuộc sống. Nó cho phép ta được thoả mình với đam mê, được tìm hiểu, tìm tòi những lẽ hay, điều phải. Bằng chứng rõ ràng nhất cho lối sống trên chính là giới trẻ ngày nay. Cũng là những bộ trang phục độc lạ, đầy màu sắc cá tính, thế nhưng ở lối sống tích cực này, nó lại được khai thác triệt để những mặt tốt nó đem lại. Diện lên mình những bộ quần áo hợp thời, đa dạng mẫu mã, phong cách, cá tính ấy ở những nơi phù hợp, năng động đã khiến cho giới trẻ thể hiện được màu sắc, tính cách riêng, sự tự tin toả sáng của bản thân mình. Họ thu hút mọi người xung quanh, thu về những ánh mắt trầm trồ, ngưỡng mộ. Đồng thời, họ cũng đã làm đa dạng hoá ngành thời trang hiện nay với nhiều kiểu mẫu độc lạ, đầy sáng tạo hơn. Một minh chứng sống rõ ràng hơn cho vấn đề trên đó chính là Marco Pierre White – “Bố già của nền ẩm thực đương đại”. Vì sao nói ông là minh chứng cho lối sống khác biệt? Đó là bởi ở độ tuổi 16 xuân xanh, ở độ tuổi rực rỡ của những năm tháng cắp sách tới trường, chơi đùa, học tập cùng bạn bè, ông đã chọn từ bỏ con đường học tập mà chạy theo đam mê nghề bánh. Thử hỏi có mấy ai ở cùng lứa đó dám liều lĩnh lựa chọn nguy hiểm như thế? Ông đã không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện tay nghề, trau dồi kỹ năng. Ông đã sống hết mình với đam mê nhiệt huyết ấy. Để rồi sự nỗ lực đó đã chẳng phụ lòng ông. Năm 1987, Marco Pierre White đã mở cửa hàng bánh đầu tiên của mình tại London – Harvey’s. Đến năm 33 tuổi, ông đã lập kỉ lục người trẻ tuổi nhất nhận được ngôi sao danh giá Michelin, đồng thời cũng góp phần to lớn trong việc nâng tầm các công thức nấu ăn ở Anh. Qua đó, ta có thể thấy lối sống khác biệt mang đến cho ta không chỉ là sự tự tin, thể hiện bản thân hay những cái nhìn ngưỡng mộ, tự hào từ mọi người xung quanh, những thành tích danh giá mà hơn cả thế là những trải nghiệm. Những trải nghiệm, bài học ấy là kho báu đáng giá nhất sau những nỗ lực, sự tin tưởng chính mình mà không ngừng cố gắng đó.

    Qua những dẫn chứng trên, ta có thể thấy lối sống khác biệt đem đến cho ta biết bao lợi ích cũng như tầm nguy hiểm của lối sống dị biệt. Vậy làm thế nào để ta có thể phân biệt, minh mẫn giữa những điều mới lạ ấy? Thứ nhất chính là ta cần phải chắt lọc, chọn lọc thông tin thật kỹ lưỡng, minh mẫn khi tìm hiểu về một điều gì đó, cần phải biết đúng sai, lẽ phải. Ngoài ra, khi đã lầm lỡ theo đuổi những điều sai trái, ta cần phải nhanh chóng nhận ra và dứt khoát từ bỏ nó. Đồng thời, để tránh tiếp cận, gần gũi những điều sai trái, phạm pháp, ta cũng cần nhìn nhận lại bạn bè, những xung quanh ta, nằm trong vòng tròn quan hệ xã hội của ta. Cần phải dứt khoát xa lạ, tránh gần gũi với những người có hành vi dị lập, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội. Có như thế, ta mới có thể ngày càng trở nên tốt hơn, thoả sức là chính mình, thể hiện cái tôi cá nhân, màu sắc, phong cách, cá tính riêng của bản thân.

    Ta có thể thấy, quan niệm “sống khác biệt là sống dị biệt” hoàn toàn sai trái. Khác biệt không giống với dị biệt là bởi lẽ nó chỉ cho thấy một gam màu, phong cách sống của riêng một cá thể nào đó trong một cộng đồng. Đồng thời, điều đó không hề phạm tới những lý tưởng, đạo lý hay vượt ngoài những quy chuẩn về đạo đức và thuần phong mỹ tục của xã hội. Nhận thức được điều đó, bản thân em sẽ không ngừng trau dồi kiến thức, tìm hiểu về những điều tốt đẹp xung quanh, tự tin sống là chính mình, mang những màu sắc riêng biệt của mình và theo đuổi những quan điểm tốt đẹp.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1471309

    Chào em theo ad thì em đang hiểu sai khái niệm dị biệt đấy em ạ, dị biệt chỉ là khác hẳn hoặc trái ngược khi so sánh với nhau hoặc so với những cái cùng loại --> tức là chưa chắc đã vi phạm pháp luật, chỉ là họ đi ngược lại với số đông, họ lựa chọn cuộc sống khác người, thậm chí là tự cô lập bản thân khỏi thế giới; hiện nay còn có văn hóa dị biệt ở một số quốc gia trên thế giới cơ em ạ, em nên đọc để hiểu rõ hơn, tránh cách lập luận sai, không chặt chẽ em nhé.
  • TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Những lưu ý về yêu cầu đối với kiểu bài - 55sMong thầy cô giúp em đề này: Có quan niệm cho rằng “ Sống khác biệt chính là sống dị biệt với xã hội này ” . Hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người để họ nhìn nhận được giá trị của việc SỐNG KHÁC BIỆT.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1471085

    Chào em, với đề bài như vậy, em tham khảo một số gợi ý sau để làm em nhé:
    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: SỐNG KHÁC BIỆT.
    2. Thân bài
    * Giải thích: Sống khác biệt là gì? (“Khác biệt” nghĩa là khác nhau, có những nét riêng làm cho có thể phân biệt với nhau. Sống khác biệt là sống khác với những gì nhàm chán, tẻ nhạt ở xung quanh, sống tích cực, năng động, sáng tạo, đầy nội lực và sức sống.)
    * Khẳng định sống khác biệt không phải là sống dị biệt với thế giới này vì:
    - Bạn sinh ra là duy nhất, độc nhất vô nhị, không giống ai. Mỗi người có một dấu vân tay khác nhau, có một cuộc đời, số phận khác nhau, không ai là bản sao của ai, ngay cả những người sinh đôi, sinh ba - họ cũng có những điểm khác biệt để họ là chính họ mà không phải là người khác...
    - Bản chất của cuộc sống là muôn màu muôn vẻ, con người được phép thể hiện cá tính riêng của mình, để mình không lẫn vào ai khác...
    - Một thực tế cho thấy những người sống khác biệt họ không hề dị biệt, mà chính những người sống khác biệt ấy đã tạo nên một lối đi riêng, một con đường riêng, góp phần cho xã hội thay đổi. Như trước đây, mọi người không chấp nhận phong cách thời trang unisex, không chấp nhận những người chuyển giới --> họ cho đấy là dị biệt, vì người bình thường đâu có giới tính, cảm xúc như vậy, song hiện tại, đó là điều bình thường, người ta đã chấp nhận và thậm chí là ủng hộ những sự khác biệt đến từ cuộc sống...
    * Giá trị của sống khác biệt:
    - Hạnh phúc, vui vẻ với những sự lựa chọn của bản thân.
    - Nổi bật, được nhiều người quan tâm, chú ý.
    - Mang đến sự thành công trong cuộc sống.
    - Góp phần tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ hơn...
    (Lấy dẫn chứng chứng minh trong đời sống)
    3. Kết bài: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân.
    TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước

    1471248

    @Nguyễn Thị Thanh ThủyEm cảm ơn cô nhiều ạ.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1471254

    Không có gì em nhé, chúc em học tốt.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    dạ thầy cô có thể xây dựng đề cương cho em về bài báo cáo nhiên cứu về văn hoá của người Ê-đê qua sử thi đăm săn không ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1470864

    Chào em, em tham khảo nhé!
    1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần phân tích
    2. Thân bài
    - Khái quát về thể loại sử thi: người Êđê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Hát kể klei khan không phải là hát kể thông thường mà bao gồm ý nghĩa ngợi ca.
    - Hình thức biểu diễn sử thi của người dân Ê đê là hình thứ hát, hát kể,…
    + Hát kể sử thi là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đã có từ lâu đời của cộng đồng người Ê đê, được tồn tại bằng hình thức truyền miệng từ đời này qua đời khác.
    + Nội dung của hát kể sử thi chủ yếu ca ngợi các anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công tạo lập buôn làng, những người anh hùng có công bảo vệ cộng đồng thoát khỏi sự diệt vong, áp bức và sự xâm chiếm của các thế lực khác; …
    + Ngôn ngữ diễn xướng của sử thi Êđê là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời và nhạc.
    - Sự ảnh hưởng của sử thi đến đời sống người dân Ê đê:
    + Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần: Người Ê đê thực hiện hát sử thi trong cuộc sống hàng ngày, trong lễ nghi và lao động.
    + Sự tôn sùng của người Ê đê về sử thi.
    3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
    TrucphuongNh2324 khoảng 1 năm trước

    1471247

    @Nguyễn Thị Thúy NgaEm cảm ơn cô nhiều ạ.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1471253

    Không có gì em nhé, chúc em học tốt.
Xem thêm 36 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat