Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Bài thơ số 2: Hình ảnh trung tâm
  • Bài thơ số 2: Mối quan hệ giữa hai hình ảnh
  • Bài thơ số 2: Phát hiện của nhân vật trữ tình
  • Bài thơ số 2: Triết lí trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên (1)
  • Bài thơ số 2: Triết lí trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên (2)
  • Bài thơ số 3: Hình ảnh trung tâm
  • Bài thơ số 3: Ấn tượng về hai hình ảnh
  • Hành trình “chậm rì” của con ốc
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản - Phần 2

Độ dài: 47 phút - Số lượt học 969

4 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Bài thơ số 2: Hình ảnh trung tâm - 5p:1snêu cảm nhận của em về bài thơ haiku sau: Trên cành khô/cánh quạ đậu/chiều thu
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1495167

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Bài thơ "Trên cành khô/ cánh quạ đậu/ chiều thu." của Ba-sô đã đưa chúng ta đến với không gian tĩnh mịch, u buồn. Lấy hình ảnh "cánh quạ đậu" làm trung tâm, nhà thơ trực tiếp bày tỏ tâm trạng buồn bã trước cảnh sắc. Con quạ được đặt trong không gian "cành khô" và thời gian "chiều thu". Nếu như hình ảnh "cảnh khô" gợi ra vẻ lụi tàn của sự sống thì "chiều thu" lại tô đậm không gian đìu hiu, tĩnh mịch buổi chiều tà. Bức tranh thiên nhiên vì thế cũng trở nên ảm đạm, cô quạnh. Tuy dung lượng ngắn nhưng tác phẩm lại mang nhiều giá trị sâu sắc. Cả bài có ba dòng, mỗi dòng ba chữ. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc để cho người đọc tự bước vào khám phá văn bản. Nét độc đáo này cũng chứa đựng điểm đặc trưng của thể thơ Hai-cư truyền thống Nhật Bản.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Bài thơ số 2: Hình ảnh trung tâm - 4p:49sEm muốn học phần ngữ pháp luyện từ và câu thì học ở đâu ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1462462

    Chào em, phần đó làm gì có trong chương trình Văn 10, đó chỉ là nội dung được học ở cấp tiểu học thôi em ạ.
  • Võ Ngọc Minh Thư khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Bài thơ số 2: Hình ảnh trung tâm - 37snêu cảm nhận của em về bài thơ haiku sau: Trên cành khô/cánh quạ đậu/chiều thu
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1369581

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Trên cành khô
    Chim quạ đậu
    Chiều thu.
    Mặc dù bài thơ này không tuân thủ theo quy luật thông thường 5/7/5 của Hai-cư thường vẫn luôn được coi là thi phẩm mẫu mực bởi cấu tứ, ý tưởng và sự bứt phá trong cái hài hòa mà nó mang lại cho cảm giác của người đọc. Bài thơ, các nhà nghiên cứu thường nhận xét, đúng là một bức tranh thủy mặc nhưng chưa có người nào đi vào lí giải lí do của sự so sánh đó. Theo chung tài, trước hết là bởi gam màu trầm với các đường nét kì hà của nó.
    Cành khô màu nâu xám, chim quạ chắc chắn là màu đen (hoặc xám). Đây là những gam màu chủ đạo của hội họa thủy mặc, một loại hình nghệ thuật mà châ liệt chính là màu nước đen và giấy trắng. Đọc bài thơ, ta như thấy hiển him trẽn nền trời của buổi chiều thu hoang vắng hình ảnh một cánh chim ủ rũ đậu trên cành cây khô héo, và chắc chắn là không thể được tạo dựng bằng những đường nét mềm mại mà phải bằng sự gân guốc, cứng cáp và đối xứng trong cách mang tính kì hà ấy cũng là phong cách của thủy mặc.
    Nhưng còn một yếu tố không kém phần quan trọng khiến thi phẩm “con quạ” my củi Ba-sô trở nên bất hủ là sự tương phản, đối lập một cách hài hòa trong sử dụng hình ảnh. Trên cành khô quạ đậu và chiều thu là hai phần hoàn toàn độc lập, tương phản với nhau. Một bên nhỏ hẹp, hiện hữu, một bên rộng lớn. mc hồ. Chiều thu là một khái niệm chung chung còn cành khô quạ đậu mói là ái có thể nắm bắt. Mai vật thể đòi lập ấy đã tạo thành một chỉnh thể, một bức tranh hoàn chỉnh: trên cái nền hoang vắng mơ hồ của buổi chiều thu, nổi bật lên hình hài màu đen của một chú quạ đậu trên cành khô. Yếu tố cổ tích (Sí-bi) trong bài thơ này thể hiện đậm nét hơn bất cứ thi phẩm nào khác của Ba-sô. Đến với không gian của chiều thu buồn vắng ấy là độc giả đã cùng
    Với thi nhân đắm chìm vào miền tịch tĩnh giữa bao la đất trời.
    Hình ảnh trong bài thơ có lẽ phần nào thể hiện tâm cảm thi nhân mặc dù nó như chi được chớp lấy trong một ánh nhìn, một không gian, thời gian nhất định. Bài thơ mang nỗi buồn của buổi chiều tà, của lúc tàn thu, sự ngưng đọng, lặng im của cảnh vật... Giống như mọi bài thơ Hai-cư khác, cái tôi thi nhân không bao giờ xuất hiện trong thi phẩm nhưng từ những gì nhà thơ gửi gắm sẽ khởi sự cho trí tưởng tượng vô biên của độc giá.
    Trong bài thơ này, yếu tố mùa củng thể hiện rất rõ ở từng câu chữ chứ không đợi đến quy ngữ cuối bài. Đây là bài thơ về mùa thu và thời điểm chính xác có lẽ là cuối thu, khi chim quạ đã xuất hiện, khi lá cây đã rụng hết chỉ còn lại cành khô.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Bài thơ số 3: Ấn tượng về hai hình ảnh - 22se hãy viết đoạn văn trình bày điểm e thấy thú vị nhất ở thế thơ Hai -cu . e cảm ơn thầy cô ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 3 năm trước

    1364284

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường mang chủ đề thiên nhiên với hình ảnh trung tâm là cây cỏ, động vật. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Có thể nói, đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.

    1364288

    @Nguyễn Thị Thanh Thủye cảm ơn ạ
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 3 năm trước

    1364301

    Không có gì em nhé, chúc em học tốt.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat