×
Cần trợ giúp?
Nhân viên của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ
Tư vấn trực tiếp tại đây

Ngữ văn 10 - Bộ KNTT&CS

  Mục lục bài giảng
  • Yêu cầu cần đạt
  • Đặc trưng của văn bản thông tin
  • Bản tin
  • Văn bản nội quy, văn bản hướng dẫn nơi công cộng
  • Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

Đọc

Tri thức ngữ văn

Độ dài: 4 phút - Số lượt học 321

5 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Văn bản thông tin có các thể loại nào?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1430584

    Chào em, em tham khảo nhé!
    - Có hai loại văn bản thông tin: văn bản báo chí và văn bản khoa học.
    - Tác dụng: dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn quy trình thực hiện một công việc nào đó,…
    - Văn bản thông tin giống như một bài báo.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Yêu cầu cần đạt - 9sThưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    - Cách xác định chủ đề trong tác phẩm truyện kể?
    - Nêu cấu trúc của bài văn phân tích đánh giá chủ đề , nhân vật trong đoạn trích cuả truyện kể ạ. Cho ví dụ minh họa ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1420476

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    I. Cách xác định chủ đề: Trả lời cho câu hỏi văn bản viết nhằm mục đích gì?
    II. Tham khảo gợi ý
    1. Mở bài:
    - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
    2. Thân bài:
    2.1. Tóm tắt nội dung chính: câu chuyện kể về một con khướu được gia đình nọ nuôi dưỡng. Nó mang đến tiếng hót vừa vui, vừa xao xuyến, khiến lòng người cảm thấy thanh thản. Trong một lần sơ ý, con trai lớn của nhân vật "tôi" đã làm chim bay đi. May mắn thay, nó bay đi rồi lại quay về. Tuy nhiên, lần thứ hai thoát ra khỏi chiếc lồng, chim đã không quay lại nữa.
    2.2. Khái quát chủ đề của truyện: tình yêu thiên nhiên, loài vật.
    2.3. Phân tích, đánh giá chủ đề và nội dung tác phẩm:
    a. Con khướu qua lời giới thiệu của nhân vật "tôi":
    - Được nuôi trong lồng, luôn có thức ăn đồ uống đầy đủ, chỉ việc ca hót.
    - Lông đen, trên đầu có cái chóp trắng.
    - Tiếng hót: vừa vui, vừa xao xuyến.
    -> Con khướu là niềm vui của cả gia đình, giống như một thành viên chính thức trong nhà.
    b. Cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:
    * Trong lần đầu tiên con khướu bay đi:
    - Con trai út: bồn chồn "đón tôi từ ngoài cổng, vừa thấy tôi, nó dang hai tay vừa chạy xô tới vừa la: Ba ơi! Chim bay rồi", trăn trở thao thức.
    - Nhân vật "tôi": hụt hẫng "Cái lồng trống, lòng tôi cũng trống".
    * Khi chim khướu bay về:
    - Cả nhà đều vui sướng, reo lên.
    - Nhân vật "tôi" mải mê suy nghĩ về tiếng hát buồn rượi của chim.
    * Khi con chim sà vào lồng:
    - Cả nhà vui mừng lao ra, giành nhau bưng chiếc lồng.
    - Các thành viên trong nhà có ý kiến khác nhau về việc chim quay trở lại, nhân vật "tôi" thì cho rằng chiếc lồng đã giam hãm con khướu quá lâu, khiến nó cảm thấy chới với khi bay ra bên ngoài rộng lớn.
    * Lần thứ hai con khướu bay đi:
    - Cả nhà: Không ai cảm thấy lo lắng, phập phồng như lần thứ nhất, chỉ có con trai út háo hức rình khoảnh khắc chim bay về và chui vào lồng.
    * Khi con khướu cánh kề cánh cùng con chim mái và không bay về nữa:
    - Con trai lớn tin tưởng khướu sẽ quay trở về, kiên nhẫn treo cái lồng ra ngoài trời.
    - Nhân vật "tôi" thấu hiểu và chấp nhận sự thật.
    2.4. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:
    - Sử dụng thành công ngôi kể thứ nhất.
    - Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu.
    3. Kết bài:
    - Khẳng định giá trị của tác phẩm.
  • Nguyễn Hồng Ngọc Hân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh "hàng rào" trong truyện ngắn "Một truyện đùa nho nhỏ" của An-tôn Sê-khốp.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1408239

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đa-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.
  • Nguyễn Hồng Ngọc Hân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Viết đọc văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh (trong "Dưới bóng hoàng lan") ở đoạn văn cuối của phần kết truyện.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1408238

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    Dưới bóng hoàng lan là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng và đặc biệt là tâm trạng của Thanh trong đoạn văn cuối của phần kết truyện đáng để ta suy nghĩ. Sau khi về thăm nhà, Thanh đã gặp lại người bà kính yêu của mình, được ngắm nhìn lại khung cảnh quê hương sau hai năm vắng nhà và được gặp lại cô bé hàng xóm – Nga, người bạn thuở nhỏ của anh. Tâm trạng của Thanh ở đoạn văn cuối là một tâm trạng nửa buồn lại nửa vui, nó xen lẫn sự hạnh phúc vì bà vẫn khỏe mạnh, ngôi nhà để anh có thể về nghỉ ngơi với sự đau thương cho một tình cảm vừa mới bắt đầu đã phải cách xa. Thanh vui vì bà vẫn khỏe, ngôi nhà vẫn như xưa và anh có thể thường xuyên về nghỉ ngơi ở đây nhưng anh buồn vì tình cảm của anh và Nga vừa bắt đầu mà anh lại phải đi xa. Nhưng giữa cái buồn ấy vẫn có một hi vọng, một niềm tin rằng dù anh có đi xa thì Nga vẫn sẽ đợi anh quay về, tình cảm của hai người vẫn như xưa, không gì có thể chia tách họ cả. Mỗi mùa Nga sẽ hai hoa hoàng lan cài lên tóc như một sự nhớ thương gửi đến Thanh và Thanh cũng biết điều đó, anh vẫn sẽ nhớ về mùi hoa hoàng lan trên người Nga, về bông hoa mà anh đã cài trên tóc cô, tình yêu của họ cũng như cây hoàng lan vậy. Đoạn văn cuối không chỉ kết lại tác phẩm mà nó cũng kết lại tâm trạng của Thanh sau khi về thăm nhà và đồng thời là một cái kết mở cho tình yêu của Thanh và Nga.
  • Nguyễn Hồng Ngọc Hân khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đọc văn (khoảng 150 chữ) trình bày ý kiến của mình về vấn đề này. (Trích sgk ngữ văn 10 kntt tập 2 trang 45)
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1408237

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm cúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lỹ, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào