Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Mở đầu
  • Định hướng
  • Thực hành
  • Luyện tập
  • Mở rộng
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

NÓI & NGHE

Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

Độ dài: 29 phút - Số lượt học 271

4 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1p:10sthuyết minh về 1 trò chơi/hoạt động dân gian(trò chơi kéo co)
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1397495

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Cho các em từ 6 đến 15 tuổi.
    Mỗi em một bên, chọn cho mình 25 hòn sỏi cho 5 ô dân và 10 hòn sỏi cho ô quan. Bàn ô có thể vẽ trên sân, trên nền hiên,... gồm một hình chữ nhật dài 60 - 65 cm, ngang 35 - 40 cm, vẽ một đường dọc chính giữa chia ra làm 2 nửa đều nhau, vẽ thêm 4 vạch ngang chia bàn ra làm 5 phần (10 ô nhỏ) hai bên và vẽ trên mỗi đầu bàn một nửa hình tròn mà đường kính là chiều ngang của bàn. 10 ô nhỏ là 10 ô dân, 2 ô to là ô quan. Mỗi bên chơi ngồi nhìn sang nhau ở giữa chiều dài ngoài bàn.

    Mỗi em bầy vào 5 ô dân của mình, mỗi ô 5 hòn sỏi và ô quan của mình 10 hòn sỏi. Có thể oẳn tù tì hay tập tầm vông để chọn ai đi trước.
    Cách chơi: em nào được đi bốc lấy số quân (5 hòn sỏi) trong bất cứ ô dân nào của mình chia đều cho mỗi ô (cả dân và quan - cả của mình và của bạn) một hòn sỏi, theo phía nào cũng được. Nếu số sỏi chia hết ở ô nào thì bốc tiếp tất cả số sỏi ở ô kế để chia tiếp. Nếu chia đến đúng ô sát ô quan thì vừa hết là không được bốc số quan của ô quan để chia tiếp. Phải chuyển lượt cho bạn đi. Còn nếu chia sỏi lại hết ở một ô dân nào đấy mà kế lại là một ô không có quân (vì bốc chia) thì được ăn số quân ở ô kế ô không này. Và nếu sau ô bị ăn này lại có ô có quân ở cách một ô không quân thì vẫn được ăn quân ở các ô ấy cho đến hết ô có quân cách ô không quân.
    Lưu ý: chỉ được ăn quân của các ô cách một ô không, kể cả ô quan. Không được bốc quân ô quan để đi. Mỗi bên chỉ được đi một lần dù được ăn hay không.
    Cuộc chơi diễn tiến đến khi hai ô quan đều bị ăn hết quân thì xóa đi chơi ván khác (một ô quan còn quân thì vẫn cứ chơi tiếp). Lúc này hai bên điểm số sỏi xem ai thừa, ai thiếu. Nếu thiếu 10 hòn thì phải bán 1 ô dân của mình cho bên được để nhận sỏi về cho đủ 25. Khi bầy quân ván tiếp chỉ được bầy 4 ô dân (bán ô nào đánh dấu vào ô ấy), nhưng nhớ lúc đi (chia quân) vẫn phải chia cho ô đã bán như thường lệ. Người chủ ô ấy được nhặt số sỏi xuất hiện trong ô này để làm của riêng (số lượng không hạn chế).
    Vì vậy chơi ô ăn quan có câu:
    Hết quan
    Tàn dân
    Cu lân bán ruộng
    Cuộc chơi tiếp tục, nếu ván sau bên thua ăn được nhiều quân thì được chuộc lại ô đã bán. Số quân vay dưới 10 quân được để ván sau tính cộng vào số quân thiếu mới. Thua bán hết ô dân của một bên thì tan 1 cuộc.
    Xưa chỉ hai bên chơi. Gần đây các em có nâng lên chơi 3, 4 bên bằng cách cải tiến cách vẽ bàn. Còn mọi thứ khác không thay đổi.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    viết bài văn phân tích nhân vật trong 1 tác phẩm văn học mà em đã được học
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1396484

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

    Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

    Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

    Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

    Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

    Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

    1396550

    @Nguyễn Thị Thúy Ngacô ơi lớp 7 mà cô không có dế mèn phiêu lưu kí
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1396641

    Dế Mèn em đã được học ở lớp 5 rồi em nhé!

    1396709

    @Nguyễn Thị Thúy Ngadạ em cảm ơn ạ
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1397585

    Không có gì em nhé, hocmai chúc em luôn học tốt!
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở rộng - 4p:39sthuyết minh về 1 trò chơi dân gian (trò ô ăn quan )
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1396395

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Bây giờ nhiều trò chơi của con trẻ ngày xưa không còn nữa. Những trò chơi luyện sức khỏe như đánh khăng, luyện khéo tay như đánh bi, đánh đáo, luyện cho đôi mắt tinh nhanh như rải ranh, chuyền chắt, tất cả không còn thấy chơi. Còn cách chơi thì chắc cũng không còn đứa trẻ nào biết. May ra chỉ còn ở một số vùng nông thôn hẻo lánh. Trong các trò chơi đó, có một trò luyện trí bây giờ cũng không còn, đó là trò chơi ô ăn quan đã rất phổ biến ở các vùng nông thôn. Cho đến bây giờ trò chơi ấy cũng chưa thấy một nhà nghiên cứu xã hội học nào bàn đến… May mà trò chơi này được họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đưa vào bức tranh lụa nổi tiếng cùng tên nên mọi người còn biết, còn nhớ.

    Để chơi trò ô ăn quan, bọn trẻ phải đào trên mặt đất hai hàng lồ song song, mỗi bên 5 lỗ là 5 ô ruộng. Còn hai đầu là hai lồ to là hai ô quan. Số hạt sỏi ô quan là 10, ô ruộng là 5. Để giành quyền đi trước phải oẳn tù tì xem ai thắng. Khi đến lượt, người ta bốc sỏi ở ô nhỏ rải theo vòng thuận chiều kim đồng hồ. Rải hết thì bốc sỏi ở ô tiếp theo. Cho đến khi nào tạo ra được một lồ không có viên nào thì được ăn toàn bộ số quân của ô cách đó. Đứa trẻ nào khôn ngoan biết tính toán chọn ô cất quân mà chén được ô quan đầu tiên là thắng. Bao giờ ô quan cũng có số quân lớn. Lối chơi như thế tưởng như sẽ kéo dài mãi vì để tạo ra được một ô trống trước ô quan không phải chuyện dễ. Vả lại số quân trong tất cả các ô cộng lại là 70, đâu có ít. Vậy mà cũng chỉ vài chục phút, có khi mươi phút đã kết thúc ván chơi nếu biết tính toán chọn ô ruộng để cất quân.

    Trong trò chơi này, khi ăn được ô quan kết thúc ván chơi lũ trẻ nào cũng đều thuộc câu: hết quan – tàn dân – thu quân – bán ruộng và bày lại cuộc chơi. Ngẫm lại thấy trò chơi khá giống câu chuyện xã hội. Một xã hội khi quan tan tác thì dân tàn lụi, đó là lúc ngừng cuộc chơi để bày ván khác. Rõ ràng trò chơi ô ăn quan không đơn thuần chỉ là giải trí hoặc rèn luyện cách tính toán mà còn là câu chuyện xã hội, là một lời cảnh báo chứa trong trò chơi mang tính quy luật của mỗi cuộc hành trình.

    1396407

    @Nguyễn Thị Thúy Ngaem cảm ơn ạ

    1396410

    @Nguyễn Thị Thúy Ngadạ em cảm ơn ạ

    1396421

    @Nguyễn Thị Thúy Ngadạ em xin cảm ơn
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1396464

    Không có gì em nhé, chúc em luôn học tốt!
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 2p:39s Viết một đoạn văn ngắn thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng
    (Gợi ý:
    -Tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng
    -Vận động và tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng)

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1392767

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    Mối quan hệ giữa rừng và cuộc sống của con người đã trở thành mối quan hệ mật thiết. Chắc hẳn, không có một dân tộc hay bất kỳ một đất nước nào mà không biết rõ vai trò của rừng trong cuộc sống. Nhưng ở rất nhiều quốc gia hiện nay, nhiều con người, nhiều cộng đồng đã không bảo vệ được rừng trước sự khai thác, chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng cạn kiệt, không thể nào phục hồi được. Muốn phục hồi rừng phải mất và cần một thời gian rất dài, giống như xây dựng thì khó nhưng đạp đổ thì rất dễ. Có nhiều nơi mà rừng không thể phục hồi, khiến đất trở thành đồi trọc, sạt lở, sa mạc, nước mưa trở thành những dòng lũ cứ thế “bào mòn”, rửa trôi đi hết biết bao nhiêu chất dinh dưỡng, tạo nên lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng, gây thiệt hại rất nhiều về tài sản, tính mạng của những người dân khu vực đấy. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường lúc nào cũng là một đề tài vô cùng nóng hổi và cấp bách, dành được sự quan tâm của mọi người trên toàn thế giới. Rừng giữ không khí trong lành; điều tiết nước, ngăn ngừa lũ lụt, chống xói mòn; bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng ở đất; chống cát di động ven biển, bảo vệ bờ đê của biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, cải hóa vùng bị chua do phèn, cung cấp gỗ cho con người,… Đặc biệt, rừng là ngôi nhà của biết bao loài động vật quý hiếm, chúng ta phải bảo vệ rừng thì mới mong duy trì được những tập tính, thói quen của các loài động vật hoang dã ấy. Hơn nữa, rừng còn cung cấp thực phẩm, dược liệu và là nguồn gen quý hiếm cho nhân loại. Vì vậy, mọi người hãy cùng chung tay có những hành động cụ thể để bảo vệ rừng của chúng ta như: trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, đưa các nội dung giáo dục về tầm quan trọng của rừng vào chương trình học ở nhà trường để nâng cao nhận thức của học sinh, nhà nước cần có biện pháp xử lí đối với những đối tượng cố ý chặt phá rừng bừa bãi. Mỗi chúng ta từ những hành động nhỏ sẽ tạo nên hành động lớn để bảo vệ những "lá phổi xanh" của nhân loại!

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat