Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Mở đầu
  • Tìm hiểu chung
  • Ngôi kể và người kể chuyện
  • Bối cảnh
  • Tình huống và cốt truyện
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Thực hành đọc hiểu: Nhật trình Sol 6 (En - đi Uya) - Phần1

Độ dài: 32 phút - Số lượt học 565

7 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 3p:5ssự kiện tập đoàn hàng không vũ trụ spaceX của mỹ sẽ đưa đợt du khách đầu tiên lên sao hỏa vào ngày nào ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1378473

    Chào em, đó là: vào khoảng 7 giờ 5 ngày 16.9/2021 (giờ Việt Nam)
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Ngôi kể và người kể chuyện - 1p:27strong bài có blah blah blah là gì ạ ?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1377651

    Chào em, em có thể nêu rõ hơn những từ này xuất hiện ở phần nào trong bài được không để Ad hỗ trợ cho em!
    Thông thường trong cuộc sống hằng ngày khi chúng ta liệt kê một điều gì đó mà điều đó còn nhiều thì sẽ nói blah blah blah. Ví dụ: tối tớ còn phải nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, học bài, blah blah blah....
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1snêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1369509

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáo - Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Ông đồ” (Vũ Đình Liên)
    cô viết ngắn gọn thôi có đc ko ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1369492

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp không khí ngập tràn sắc xuân của Tết Nguyên đán "hoa đào nở". Nổi bật trong khung cảnh tấp nập của phố đông người, ông đồ già xuất hiện cùng những vật dụng quen thuộc như "mực tàu, giấy đỏ". Với đôi tay tài hoa của mình, ông đã viết nên những nét chữ "Như phượng múa, rồng bay" làm người đời ngưỡng mộ mà tấm tắc khen ngợi. Nhưng khi Nho học lụi tàn, con người dần quên đi những truyền thống tốt đẹp thì ông đồ vẫn kiên trì ngồi nơi góc phố cùng "giấy đỏ", "mực", "nghiên". Tiếc rằng, trong không khí nhộn nhịp của phố phường ngày Tết, người ta đã lãng quên đi ông đồ già viết câu đối đỏ. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay" không chỉ khắc họa khung cảnh lạnh lẽo, buồn bã mà còn là gợi nên tâm trạng cô đơn, tủi buồn khi thời thế thay đổi. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ" như một lời tiếc thương cho số phận của ông đồ, cho những tàn lụi của những giá trị Nho học. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, giọng điệu trầm lắng cùng biện pháp tu từ nhân hóa "Giấy đỏ buồn không thắm",... đã bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước một lớp người tài năng nhưng do thời cuộc mà đi vào dĩ vãng. Bài thơ như lời nhắc nhở mỗi người về việc trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 8sHãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Ông đồ” (Vũ Đình Liên)
    cô viết cụ thể hơn có đc ko ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1369470

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.
Xem thêm 2 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat