Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Mở đầu
  • Giải mã và xác định yêu cầu đề bài
  • Tìm hiểu văn bản mẫu
  • Lưu ý trước khi viết
  • Quy trình viết bài văn
  • Thực hành chuẩn bị và tìm ý, lập dàn ý
  • Viết
  • Kiểm tra và chỉnh sửa
  • Vận dụng và mở rộng
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

VIẾT

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Độ dài: 48 phút - Số lượt học 1.616

24 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • linh nguyen thi my khoảng 6 tháng trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:

    Đề bài: tập làm văn dài tối thiểu 02 trang giấy thi kể lại sự kiện liên quan đến nhân vật lịch sử, trong cái đề bài trên em muốn viết về Bác Hồ mong được thầy cô giúp đỡ (em đang cần gấp)

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1496532

    Chào em, em đã tìm hiểu về sự kiện lịch sử nào rồi em nhỉ?
    linh nguyen thi my khoảng 6 tháng trước

    1496606

    @Phạm Văn Tuândạ chiếc rễ đa tròn
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1496782

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau để tự viết bài em nhé:
    1. Buổi sớm hôm ấy, sau khi tập thể dục. Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:
    - Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
    2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác bảo:
    - Chú nên làm thế này.
    Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựu vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
    Chú cần vụ thắc mắc:
    - Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
    Bác khẽ cười:
    - Rồi chú sẽ biết.
    3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
  • Hoàng Mai Hương khoảng 6 tháng trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đề bài: tập làm văn dài tối thiểu 01 trang giấy thi kể lại sự kiện liên quan đến nhân vật lịch sử, trong cái đề bài trên em muốn viết về Bác Hồ mong được thầy cô giúp đỡ (em đang cần gấp)
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1495895

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Bác Hồ là người cha già vĩ đại và đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều những câu chuyện, sự kiện ý nghĩa về Bác được truyền tụng. Đặc biệt là những câu chuyện về Bác và thiếu nhi. Trong đó, câu chuyện được nhiều bạn nhỏ biết đến nhất, chính là câu chuyện về Bác Hồ và chiếc rễ đa tròn.
    Chuyện xảy ra ở khu vườn trong ngôi nhà sàn mà Bác sinh sống. Một đêm nọ, trời có mưa bão lớn, khiến cây đa già sau Bác bị gãy rơi rất nhiều đoạn rễ. Sáng hôm sau, lúc đi tập thể dục, Bác đã nhặt được các đoạn rễ đó. Trong số đó, có một nhánh rễ khác dài, bác tần ngần một chút, liền nghĩ ra ý kiến hay. Thế là Bác bèn gọi một chú cần vụ đang ở gần đó lại, nhờ chú trồng chiếc rễ đa này xuống phần đất trống ở góc vườn. Bác dặn anh cần vụ là trồng chiếc rễ thành hình tròn, nhưng anh vẫn không hiểu lắm. Nhìn chiếc rễ đã được cuộn lại trên tay, anh nghi hoặc hỏi lại Bác cách trồng. Thế là, Bác liền chỉ anh từng bước một. Đầu tiên là tìm hai chiếc cọc gỗ nhỏ, rồi đào hai cái lỗ để vùi rễ xuống. Hai cái lỗ đó cách nhau vừa bằng đúng đường kính của vòng rễ tròn vừa cuộn. Sau đó, vùi hai đầu của vòng rễ tròn xuống, và cố định thân vòng rễ vào hai chiếc cọc. Nhờ vậy, vòng rễ tròn được cố định đứng thẳng trên mặt đất. Chú cần vụ cứ thắc mắc mãi, vì sao lại phải trồng cầu kì như thế, dù sao rễ đa rất khỏe, cứ vùi xuống là sẽ mọc thành cây thôi mà. Nhưng Bác Hồ không giải thích gì, chỉ mỉm cười hiền từ nói rằng sau này anh sẽ hiểu. Rất nhiều năm sau, rễ đa nhỏ bé ngày nào đã lớn lên thành một cây đa cuộn tròn lại như cái cổng xinh xắn. Trẻ em đến thăm vườn Bác, bạn nào cũng thích thú lắm. Rủ nhau làm đoàn tàu chạy qua chạy lại gốc cây vui vô cùng.
    Từ câu chuyện ấy, em càng thêm thán phục sự thông minh, sáng tạo của Bác Hồ. Nhưng hơn cả là tình yêu thương, quý mến của Bác dành cho các em thiếu nhi. Tình cảm ấy thật ấm áp và thiêng liêng biết bao nhiêu.
    Hoàng Mai Hương khoảng 6 tháng trước

    1496142

    @Phạm Văn TuânEm cảm ơn nhiều ạ.
    Trợ giảng Online - Lê Thị Bích Thoa khoảng 6 tháng trước

    1496615

    Chúc em học tốt nhé!
  • Nguyễn Ngọc Diệp khoảng 7 tháng trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Giải mã và xác định yêu cầu đề bài - 26sThầy/cô giúp em viết dàn ý bài văn /bài văn kể lại sự việc Trần Quốc Toản tham gia cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Giúp em nhanh với ạ.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 7 tháng trước

    1494611

    Chào em, ad đã hỗ trợ cho em câu hỏi này trong bình luận trước đó em nha.
  • Nguyễn Ngọc Diệp khoảng 7 tháng trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 2sThầy/cô giúp em viết bài văn kể lại sự việc Trần Quốc Toản tham gia cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 7 tháng trước

    1494608

    Chào em, em có thể tham khảo đoạn trích sau để tự kể lại câu chuyện của mình em nhé:
    (Trở về từ hội nghị Bình Than, Quốc Toản chiêu binh mãi mã, luyện tập võ nghệ, dựng cờ lớn thêu sáu chữ "Phá cường địch báo hoàng ân". Quân Nguyên xâm lược, Quốc Toản dẫn quân đi tìm giặc đánh. Chàng phối hợp với Nguyễn Thế Lộc, một thủ lĩnh người Mán ở đạo Lạng Giang, bày mưu đan hình nhân khổng lồ giả làm thần tướng, đục thân cây giả như bị tên thần bắn xuyên qua để uy hiếp tinh thần quân giặc. Hai vị tướng bố trí quân sĩ mai phục chuẩn bị chờ giặc vào thế trận...)
    Các tráng sĩ Mán và sáu trăm gã hào kiệt chia nhau đi bố trí trên các ngọn núi. Trên động, chỉ để một số tráng sĩ giữ việc giật bẫy đá và điều khiển thần tướng. Bên thần tướng, dựng một lá cờ đại đề sáu chữ: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG N.
    Lúc ấy đã quá trưa sang chiều. Mây mù phủ trên các chòm cây mỏm núi. Nấp trong rừng, Hoài Văn nhìn quân giặc đang lọt thỏm vào thế trận của mình. Bạt ngàn san dã những người và ngựa. Áo xanh, áo đỏ, áo tím, áo đen lốc nhốc. Chúng đều đi hia da thú dữ, đội mũ lông vằn vèo như lông cáo, lông cầy. Những ngọn giáo rất dài nhấp nhô theo vó ngựa. Những bao tên lắc lư trên vai, tua tủa những mũi tên bịt sắt. Chúng lồng

    tiến, đầu ngựa sau húc vào mông ngựa trước. Hoài Văn nín thở nhìn quân giặc, người chàng run bắn lên. Chàng nghiến chặt răng cố lấy lại bình tĩnh.
    Thành núi âm vang tiếng ngựa hí ầm ầm. Quân giặc đã lọt vào giữa cánh đồng. Viên tướng giặc xông xáo đi trước. Tới gần dãy núi Ma Lục, nó bỗng dừng lại. Các chiến sĩ của Hoài Văn và Thế Lộc đều nắm chặt đốc gươm, cán giáo. Những đội bắn giỏi thì kéo thử dây cung cho dẻo gân tay, ngắm sẵn đường tên cho trúng đích.
    Viên tướng giặc nhìn lên lưng chừng núi Ma Lục, nơi vị thần tướng đứng sừng sững bên lá cờ đại. Quân giặc ngồi im trên mình ngựa. Ngựa đi chậm chậm lại, chúng nhìn lên, rồi ngơ ngác nhìn nhau. Viên tướng giặc giơ roi chỉ trỏ và quay lại như truyền một lệnh gì cho quân sĩ. Giặc lại tiến từ từ. Chúng nó biết thần tướng là giả hay sao? Hoài Văn tự hỏi mình và tim đập đến vỡ ngực. Nhưng quân giặc tiến một cách rụt rè. Viên tướng giương cung hướng lên thần tướng trên núi, quân nó cũng răm rắp lắp tên. Vừa lúc ấy trong đám giặc, có những tiếng kêu kinh hãi. Nhiều ngón tay giặc chỉ lên thân cây đa cao đã bị một mũi tên thần xuyên thủng. Chúng hốt hoảng chỉ những cây cổ thụ khác cũng bị bắn xuyên. Nhiều đứa lắc đầu lè lưỡi. Trên núi, vị thần tướng bước đi mấy bước, mũi tên thần lắp trên cái nỏ to lớn khác thường đã chĩa thẳng xuống đám quân giặc. Lá cờ đại phồng lên như ra lệnh, nổi rõ sáu chữ kiêu kì. Tiếng trống trên núi vang lên, rung cả bầu trời. Cả cánh đồng ầm ầm như chợ vỡ. Viên tướng quay ngựa chạy ra, và quân giặc cũng giạt lại đằng sau. Ầm ầm, ầm ầm, cả ngọn núi cao như ập đổ xuống đầu giặc. Những tảng đá lăn trên núi xuống đè bẹp gí những hàng đầu người ngựa. Quân giặc tranh nhau chạy. Ngựa xô vào nhau ngã lổng chổng. Ngựa giẫm lên những tên giặc nằm sóng soài. Ngựa kéo lê những thằng lúng túng chưa gỡ được chân ra khỏi vòng kiềng.
    Hoài Văn vỗ đùi kêu đôm đốp:
    – Cha chả là vui. Quân ta đánh xuống thôi!
    Tiếng tù và rúc một hồi dõng dạc. Toán giặc chạy ra đầu tiên ngã chúi dưới một trận mưa tên nỏ dữ dội. Những tên sống sót chạy lộn vào, va ập vào đám quân đang hộc tốc chạy trở ra, người văng từ trên ngựa xuống, ngã tứ tung dưới đất. Tiếng kêu, tiếng gọi thất thanh. Tiếng khóc như ri. Quân giặc tối tăm mặt mũi, chỉ nghe thấy tiếng núi lở ầm ầm, tiếng hò reo của thiên binh vạn mã. Các chiến sĩ áo chàm leo trèo nhanh như vượn, đã tới trước mặt quân thù từ lúc nào, vung những con dao to bản chém giặc như chặt chuối. Giặc không phân biệt trời đất, ngày đêm, lúng túng chẳng biết chạy đi đâu. Viên tướng giặc dẫn một cánh quân liều chết đánh và chạy thoát khỏi cánh đồng Ma Lục khủng khiếp. Chúng đang cắm đầu chạy trên một con đường hẻm, bỗng nghe tiếng chiêng trống vang lừng. Trên dốc cao, một đạo quân đã chắn ngang đường. Một tiếng thét lanh lảnh:
    – Bớ quân giặc, đây là đường cùng của chúng bay. Chúng bay còn chạy đi đâu? Viên tướng giặc nhìn lên trên dốc hắn giật mình vì lại trông thấy một lá cờ đề sáu chữ, giống như sáu chữ trên núi cao. Tưởng như thần tướng đã lại xuống đây rồi. Thần tướng bây giờ là một người trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, ngồi trên lưng một con ngựa bạch, tay cắp ngang một ngọn giáo dài.
    Hoài Văn chỉ vào mặt tên tướng giặc:
    – Bại tướng, đến nước này, chúng mày còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quy hàng, thì còn được toàn tính mạng.
    Đằng sau người tướng trẻ, bụi bốc mù mịt, như còn hàng nghìn hàng vạn binh mã. Tên tướng giặc hốt hoảng, từ trên yên ngựa nhảy xuống quỳ trước con ngựa bạch của Hoài Văn Hầu. Lá cờ thêu sáu chữ đã nhoà trong bóng tối, nhưng vẫn reo phần phật. Quốc Toản bỗng thấy ai giật áo mình. Cúi xuống thì ra Thế Lộc. Chàng xuống ngựa, nắm tay người bạn núi rừng và nói:
    – Chỉ có vài tên chạy thoát, nhưng thế mới tốt. Để cho chúng nó về mà báo với nhau tin thua trận.
    Thế Lộc nói:
    – Hôm nay vui lắm, tao phải kết nghĩa anh em với mày. Được không? – Ai hơn tuổi là anh. Thế Lộc là anh ta vậy.
    Trong bóng tối, Quốc Toản thoáng thấy Thế Lộc mỉm cười.
    (trích Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm chọn lọc. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội, 2009)
  • Nguyễn Ngọc Minh Anh khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Vận dụng và mở rộng - 8p:16sThầy/cô giúp em viết bài văn kể lại câu chuyện về sự kiện trận chiến Bạch Đằng(1288).
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1463958

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại độc lập cho nhân dân vùng Tĩnh Hải quân nhưng sau đó chưa lâu thì bị tướng Kiều Công Tiễn giết hại, âm mưu đoạt chức Tiết độ sứ. Nhận được tin dữ cha vợ bị tên giặc giết hại, Ngô Quyền tập hợp quân lính đem quân ra Bắc đánh tên nghịch tặc vì tội phản chủ. Nghe tin Ngô Quyền sắp đem quân ra đánh, Kiều Công Tiễn sợ hãi, chạy sang cầu cứu quân Nam Hán. Không bỏ lỡ cơ hội này, vua Nam Hán nhanh chóng tập binh lực lượng, giao cho con trai thứ chin là Hoằng Thao đem quân sang xâm lược một lần nữa.
    Nhận được tin Hoằng Thao đem quân sang đánh, sau khi tập hợp các đạo quân chính nghĩa, Ngô Quyền mang quân tiến ra thành Đại La giết chết Kiều Công Tiễn – kẻ đã “cõng rắn cắn gà nhà”, rước giặc xâm lược bờ cõi nước ta. Ông nói rằng:
    - Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
    Các tướng lĩnh nghe theo chiến lược của Ngô Quyền, cho là phải lắm. Vừa lợi dụng được lòng hiếu chiến và non nớt của tướng địch, lại vừa có thể dựa vào sức mạnh thiên nhiên, thật không gì có thể tốt hơn được nữa!
    Ngô Quyền nhanh chóng cho lính chặt những cây gỗ lớn nhất, chờ đến khi đêm xuống mới bắt đầu vát nhọn đầu, bọc sắt, chờ ngày ra trận. Bởi vậy mà mật thám quân thù không hề hay biết, chúng cứ ung dung tiến tới bờ cõi nước ta với thái độ ngông nghênh ngạo mạn.
    Vào một ngày cuối đông năm 938, tại cửa sông Bạch Đằng, chiến thuyền của quân địch đã tới sát cửa sông. Hoằng Thao vừa đi vừa thét lớn:
    - Giao Chỉ bé nhỏ này, chỉ một tay ta là ôm được tất!
    Ngô Quyền cho lính bơi thuyền nhẹ ra khiêu khích. Giặc hối hả bắn cung, tốt gươm sáng loáng, ta vờ thua lui về phía thượng lưu. Thấy quân sĩ ta chỉ có thuyền nhỏ, quân lại ít, giặc tưởng có thể dễ dàng ăn tươi nuốt sống nên hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền lại cho quân lùi sâu hơn nữa. Hoằng Thao hung hăng cho quân lính tiến theo, âm mưu giết sạch hết binh sĩ của ta nhưng không thể ngờ rằng hắn đã sa vào bẫy quân ta giăng sẵn! Chiều đã ngả, triều cường bắt đầu rút xuống rất nhanh. Thuyền giặc lớn nên bị mắc cạn, rơi vào thế “Tiến thoái lưỡng nan”, tiến không được mà lui cũng chẳng xong. Lúc này, Ngô Quyền mới hạ lệnh binh sĩ từ hai bên tả hữu sông Bạch Đằng sông ra đánh. Hoằng Thao hét lên:
    - Binh sĩ đâu, tiến lên giành lấy đất Giao Chỉ cho ta!
    Nhưng thuyền giặc sao có thể tiến thêm được nữa! Quân ta bơi thuyền nhỏ, xông ra tấn công kẻ thù dữ dội. Thuyền lớn của quân địch bị cọc đâm thủng hết, từng tên giặc lần lượt giơ kiếm đầu hàng. Quân Nam Hán thua chạy, còn Hoằng Thao đã tử trận cùng với nửa đám quân sĩ từ lúc nào. Thuyền giặc bốc cháy ngùn ngụt trên dòng sông Bạch Đằng, tiếng reo hò vang dội của quân sĩ ta vang lên. Đó là cái giá phải trả cho những kẻ đi cướp nước!
    Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng ở biên giới, nghe tin con là Hoằng Thao đã tử trận bèn khóc thương rồi cho quân lui về. Từ ấy, nước Nam Hán không còn ôm mộng xâm lược nước ta nữa. Còn về phần Ngô Quyền, sau chiến thắng rực rỡ trên sông Bạch Đằng năm 938, trận thủy chiến oanh liệt của dân tộc ta, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lập ra nhà Ngô, đóng quân ở thành Cổ Loa.
    Người đời còn nhắc tên vua Ngô Quyền với trận thủy chiến trên sông ấy mãi. Người ta nói rằng đó vừa là một vị tướng tài ba, lại là người am hiểu địa hình của đất nước, xứng đáng trở thành người đứng đầu cho một chính quyền còn non trẻ bấy giờ.
Xem thêm 19 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat