Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Kết luận
  • Luyện tập
  • Vận dụng
  • Mở rộng, còn lại
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Văn bản 1: Ếch ngồi đáy giếng - Phần 2

Độ dài: 30 phút - Số lượt học 290

3 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở rộng, còn lại - 7p:46scô/thầy có thể viết một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" được không ạ?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1478072

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Mở bài
    Giới thiệu về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và hình tượng con ếch.
    2. Thân bài
    * Con ếch khi ở dưới đáy giếng:
    - Môi trường sống: Dưới một đáy giếng cạn, hàng xóm là những loài cua, ốc nhỏ bé
    - Thái độ, hành động của ếch:
    + Huênh hoang, kiêu ngạo, cho mình là nhất.
    + Cất lên những tiếng kêu ộp ộp khiến các con vật khác phải khiếp sợ
    - Nhận thức:
    + Coi mình là loài vật lớn nhất, là chúa tể muôn loài
    + Bầu trời chỉ nhỏ như chiếc vung
    - Nhận xét về nhận vật:
    + Hình ảnh con ếch kiêu ngạo, thiếu hiểu biết cũng chính là hình ảnh phản chiếu của những con người sống kiêu căng, ngạo mạn, tầm hiểu biết hạn hẹp nhưng không chịu tiếp thu, học hỏi.
    + Luôn cho bản thân là nhất không chỉ làm nảy sinh những ảo tưởng không thật về bản thân mà còn gây ra những hậu quả khôn lường.
    * Khi ra khỏi đáy giếng:
    - Hoàn cảnh: Mưa lớn, nước dâng cao -> Ếch ra khỏi giếng.
    - Nghênh ngang đi lại mà không chút đề phòng → Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
    - Nhận xét nhân vật : Kết cục bi thảm nhưng thích đáng cho những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra hơn người, coi thường mọi người, mọi thứ xung quanh.
    * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, tình huống hợp lí, cách kể ngắn ngọn,
    * Bài học:
    + Thế giới vô cùng rộng lớn nên mỗi người cần không ngừng học hỏi, trau dồi vốn hiểu biết.
    + Nếu chỉ biết kiêu ngạo, không chịu tiếp thu, học hỏi sẽ phải trả cái giá đắt.
    ...
    3. Kết bài
    Rút ra ý nghĩa và bài học sâu sắc và liên hệ với bản thân: Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta cần đặt mình trong nhiều mối quan hệ, cần nhìn nhận thế giới bằng con mắt khách quan và tinh thần ham học hỏi để có thể thích nghi và phát triển trong cuộc sống ấy.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Viết đoạn văn nêu cảm xúc về đoạn thơ
    " Mẹ ru khúc hát ngày xưa
    Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn
    Chân trần mẹ lội đầu non
    Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai…
    Vì ai chân mẹ dẫm gai
    Vì ai tất tả vì ai dãi dầu
    Vì ai áo mẹ phai màu
    Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1399978

    Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm và những ấn tượng của bản thân về đoạn thơ cần nêu cảm nhận (một đoạn thơ hay, chan chứa cảm xúc yêu thương)
    2. Thân đoạn
    - Trước hết, đoạn thơ gây được ấn tượng với người đọc với hình ảnh một người mẹ tảo tần, chan chứa yêu thương:
    + Người mẹ hiện lên với câu hát ru hời đã gắn bó đồng hành với con từ những ngày thơ bé. Nếu như sữa mẹ nuôi phần "xác" thì chính những câu ru hời đã nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cho con từ những ngày thơ bé.
    + Mẹ là người phụ nữ giàu đức hi sinh. Trải qua bao "mưa nắng", "bão giông" của cuộc đời với những nhọc nhằn, lam lũ không thể đong đếm được (châm giẫm gai, áo phai màu, mái tóc bạc trắng vì sương gió cuộc đời) để mang đến "tiếng cười" - hạnh phúc cho con.
    => Mẹ là một người phụ nữ vĩ đại, tuyệt vời mà con có được...
    - Nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ:
    + Thể thơ lục bát quen thuộc với âm điệu của lời hát ru.
    + Hình ảnh giản dị, mộc mạc.
    + Nghệ thuật điệp ngữ "vì ai..." kết hợp với liệt kê đã tô đậm sự vất vả, lam lũ cũng như công ơn của mẹ dành cho con...
    3. Kết đoạn: Thêm yêu, thương và kính trọng người mẹ của mình.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở rộng, còn lại - 7p:46sViết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 dòng nêu lên bài học cho bản thân từ câu chuyện ếch ngồi đáy giếng đoạn văn có sử dụng một thành ngữ ếch ngồi đáy giếng
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1396642

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Sau khi đọc xong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, em hiểu được mỗi người đều có sự hạn chế của bản thân, dù cho họ có là người hiểu biết đến đâu. Cũng chính vì vậy mà em cảm thấy cần phải trau dồi kiến thức, kỹ năng, phát triển bản thân hàng ngày, không ngừng. "Ếch ngồi đáy giếng" không chỉ là tên một câu chuyện ngụ ngôn mà nó đã trở thành một thành ngữ để nói đến những người như chú ếch trong truyện. Đã có người từng nói: "Ai cũng là con ếch, chỉ khác nhau cái giếng mà thôi". Em rất tâm đắc với câu nói đó. Cũng vì vậy, em sẽ cố gắng trau dồi bản thân nhiều hơn.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat