Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Tìm hiểu nhân vật Phrăng
  • Tìm hiểu nhân vật thầy Ha - men
  • Giá trị văn bản
  • Luyện tập - vận dụng
  • Mở rộng
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Văn bản 2: Buổi học cuối cùng (An - phông - xơ - Đô - đê) - Phần 2

Độ dài: 46 phút - Số lượt học 1.183

Lưu ý: Bài tập tự luyện đi kèm bài giảng sẽ được cập nhật muộn nhất ngày 10/6/2022.

6 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1452897

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tìm hiểu nhân vật Phrăng - 1sViết 1 đoạn văn trình bày về ước mơ của em mong thầy giúp em
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1451999

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Mỗi người đều có ước mơ, em cũng vậy. Ước mơ của em là trở thành một vận động viên bơi lội. Từ năm lớp một, em đã được học bơi. Em còn tham gia một số giải bơi lội của thiếu nhi nữa. Thành tích tốt nhất của em là giải nhất cấp thành phố. Hằng ngày, em đều tập luyện chăm chỉ. Em rất thích cảm giác được bơi lội dưới nước. Em sẽ biến ước mơ của mình thành hiện thực.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tìm hiểu nhân vật Phrăng - 1sViết đoạn văn trình bày về ước mơ của em
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1452000

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Mỗi người đều có ước mơ, em cũng vậy. Ước mơ của em là trở thành một vận động viên bơi lội. Từ năm lớp một, em đã được học bơi. Em còn tham gia một số giải bơi lội của thiếu nhi nữa. Thành tích tốt nhất của em là giải nhất cấp thành phố. Hằng ngày, em đều tập luyện chăm chỉ. Em rất thích cảm giác được bơi lội dưới nước. Em sẽ biến ước mơ của mình thành hiện thực.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
    '' Bài học pháp văn cuối cùng...... thầy vụt thước kẻ''
    Câu 4: Viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch phân tích sự thay đổi của nhân vật Phrăng ( 10-12 câu, trong đoạn có sử dụng 1 câu hỏi tu từ và thành phần trạng ngữ. Ngạch chân và ghi chú thích )
    Em cần gấp lắm ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1374693

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Hôm ấy, chú bé Phrăng định sẽ trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Nhưng rồi lời của bác phó rèn Oát-stơ đã thôi thúc cậu đến lớp. Khi đến lớn cậu bắt gặp bầu không khí im ắng của lớp học – một điều thật kỳ lạ. Cậu cảm thấy thật xấu hổ khi đã đến muộn trong buổi học. Nhưng Phrăng cảm thấy càng kỳ lạ hơn khi thầy Ha-men không quở mắng mình. Chỉ đến khi nghe thầy giáo thông báo đó là buổi học Pháp văn cuối cùng, Phrăng mới hiểu ra. Cậu cảm thấy ngạc nhiên, buồn bã và hối hận. Chú bé thấy bài giảng của thầy dễ hiểu đến lạ lùng, cậu ân hận tại sao bấy lâu nay mình không trận trọng cơ hội được học tiếng mẹ đẻ. Xấu hổ vì bấy lâu nay không chịu học, cậu ước rằng mình có thể đọc trôi chảy tất cả những câu mà thầy giáo đã yêu cầu mình đọc. Tình yêu tiếng mẹ đẻ có lẽ khiến cậu cảm thấy đau đớn giống như thầy giáo của mình.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Buổi học cuối cùng” Thầy cô giúp em trước 8 giờ tối nay ạ.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 3 năm trước

    1357165

    Chào em, để viết được đoạn văn nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản "Buổi học cuối cùng" em cần bám sát vào nội dung và nghệ thuật của văn bản để tự mình viết đoạn văn nhé!
    - Đặc sắc về nội dung: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí : "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù ...".
    - Đặc sắc về nghệ thuật:
    + - Người kể chuyện là nhân vật Phrăng - một học sinh lớp thầy Ha-men. Sử dụng ngôi kể thứ nhất, có tác dụng giúp cho Phrăng vừa kể vừa bộc lộ được những thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của mình về quang cảnh ngoài đường, trong trường và những sự việc xảy ra trong lớp học, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Tư tưởng ấy đã được thể hiện trực tiếp qua lời của thầy Ha-men, nhưng nó trở nên thấm thía, gần gũi qua diễn biến nhận thức và tâm trạng của Phrăng
    + Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.

    Dựa vào gợi ý đó, em hãy tự mình viết đoạn văn nhé!
Xem thêm 1 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat