Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Mở đầu
  • Định hướng
  • Các bước tiến hành
  • Thực hành chuẩn bị
  • Thực hành tìm ý
  • Thực hành lập dàn ý
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

NÓI & NGHE

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống - Phần 1

Độ dài: 31 phút - Số lượt học 635

5 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 5p:5s Từ câu chuyện "Ông tôi", em rút ra cho mình những bài học nào? Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn khoảng 4 đến 6 câu
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1367868

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau nhé!
    - Sự quan tâm, dịu dàng thương con cháu từ những điều nhỏ nhất của ông nội
    - Sự quan tâm, thương mến và kính trọng ông nội từ con cháu trong gia đình
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thực hành tìm ý - 1p:22sdạ em mong thầy cô giúp em ảnh dưới ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1360811

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    * Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
    - Xác định đề tài:
    + Trước tiên, em cần trả lời câu hỏi: Yêu cầu của đề bài là gì? Mục đích viết bài này là gì?
    -> Mục đích viết bài là kể lại một sự kiện có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử em biết.
    + Người đọc bài viết này có thể là ai?
    -> Người đọc bài viết này có thể là tất cả mọi người, các bạn học sinh…
    ==> Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu, chân thực.
    - Thu thập tư liệu:
    + Em cần thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ tài liệu thực tế: hình ảnh, lời kể…. đến các tài liệu lưu trữ.
    - Ngôi kể: Kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi.
    * Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
    a. Mở bài:
    – Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
    – Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
    b. Thân bài:
    1. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật sự kiện:
    – Câu chuyện, huyền thoại liên quan.
    – Dấu tích liên quan
    2. Thuật lại nội dung diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử:
    - Bắt đầu – diễn biến – kết thúc.
    – Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả.
    3. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật, sự kiện lịch sử.
    c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 18sPHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
    Văn bản kể lại sự việc gì?
    Ai là người kể chuyện
    Sự việc ấy liên quan đến nhân vật hay sự kiện lịch sử nào?
    Diễn biến của sự việc như thế nào?
    Sự việc có ý nghĩa ra sao?
    Người viết bày tỏ suy nghĩ gì về sự việc được kể?
    Những câu văn nào thể hiện sự kết hợp yếu tố miêu tả với yếu tố tự sự. Việc đan xen các yếu tố miêu tả đó có tác dụng gì?
    Em có thể chia bố cục bài viết thành mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.
    Ở dưới là văn bản ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1360602

    Chào em, em tham khảo nhé!
    - Văn bản Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác Tiến quân ca kể lại sự việc bài hát Tiến quân ca ra đời như thế nào do tác giả Ngọc An tổng hợp lại.
    - Sự việc Tiến quân ca ra đời liên quan đến nhạc sĩ Văn Cao và liên quan đến sự kiện lịch sử là đất nước sắp bước sang một thời kì mới, thời kì kháng chiến chống Nhật năm 1945.

    - Những câu văn kết hợp yếu tố tự sự với yếu tố miêu tả là:

    + “Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen.”

    + Nhưng với tất cả lòng nhiệt huyết của chàng trai trẻ yêu nước, trên căn gác nhỏ… Văn Cao thấy mình như đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia.

    + Bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn.

    + Bài Tiến quân ca đã nổ ra như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi

    + Ở cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay băng vàng…Anh là người đã buông cờ đỏ sao trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1s 2/Đọc kĩ văn bản: Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài Tiến quân ca và trả lời vào phiếu số 1
    PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
    Văn bản kể lại sự việc gì?
    Ai là người kể chuyện
    Sự việc ấy liên quan đến nhân vật hay sự kiện lịch sử nào?
    Diễn biến của sự việc như thế nào?
    Sự việc có ý nghĩa ra sao?
    Người viết bày tỏ suy nghĩ gì về sự việc được kể?
    Những câu văn nào thể hiện sự kết hợp yếu tố miêu tả với yếu tố tự sự. Việc đan xen các yếu tố miêu tả đó có tác dụng gì?
    Em có thể chia bố cục bài viết thành mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1360447

    Chào em, em vui lòng cung cấp văn bản giúp ad thì ad mới có thể hỗ trợ cho em em nhé.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1sThưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    giúp em nhanh với ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1360442

    Chào em, phiếu rất rõ ràng mà em, có gì khó hiểu đâu. Em tham khảo gợi ý sau để tự làm bài:
    1. Chuẩn bị:
    - Xem lại cách viết bài văn kể chuyện, chú ý các yếu tố thời gian, địa điểm, nhân vật, sự việc, tình tiết, cốt truyện và ngôi kể,...
    - Xác định ngôi kể, trình tự kể; ghi chép lại các chi tiết, sự việc, lời nói của các nhân vật cần chú ý từ văn bản đã đọc.
    2. Tìm ý và lập dàn ý
    - Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời câu hỏi sau:
    + Ai là người kể chuyện?
    + Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?
    + Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
    + Những sự việc nào liên quan đến sự ra đời của câu chuyện/ sự kiện lịch sử?
    + Người kể có suy nghĩ gì về câu chuyện, sự kiện lịch sử đó?
    - Lập dàn ý:
    + Mở bài: Nêu lí do kể chuyện.
    + Thân bài: Dựa vào câu chuyện, lần lượt kể lại câu chuyện/ sự kiện lịch sử.
    + Kết bài: Phát biểu suy nghĩ của người kể lại câu chuyện.
    3. Viết bài
    - Bám sát dàn ý để viết bài văn
    - Chú ý sử dụng lời kể phù hợp với ngôi kể của người mà em nhập vai
    - Cần sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả khi kể chuyện
    4. Kiểm tra và chỉnh sửa
    - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa.
    - Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat