Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Mở đầu
  • Định hướng
  • Thực hành 1
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

VIẾT

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ - Phần 1

Độ dài: 33 phút - Số lượt học 329

7 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Nếu như trường cấp 1 những bước chân chập chững đầu tiên của chúng em trên con đường tri thức thì cấp 2 chính là thời điểm chất chứa biết bao kỷ niệm đẹp đẽ về tình thầy trò và tình bạn. Trường của em vinh dự mang tên vị anh hùng áo vải – Quang Trung, người đã ghi dấu ấn lẫy lừng trong lịch sử nước nhà. Đây không chỉ là nơi học tập, mà còn là ngôi nhà thứ 2 chắp cánh biết bao ước mơ, hoài bão của lớp lớp học trò.
    Năm nay, em mới là học sinh lớp 7. Ấn tượng đầu tiên của em khi đặt chân tới ngôi trường trung học cơ sở Quang Trung là khuôn viên trường với những hàng cây xanh mát, cổng trường được sơn màu vàng với bảng hiệu tên trường màu đỏ trông rất nổi bật. Từ cổng trường nhìn vào là những tòa nhà giảng dạy. Trên sân trường cột cờ đỏ thắm luôn tung bay phấp phới.
    Em đã gắn bó với ngôi trường gần 2 năm và giờ đây không còn bỡ ngỡ như thuở ban đầu, thay vào đó là những kỷ niệm đầy ắp . Em nghe mẹ kể, ngày trước mẹ cũng từng học ở đây, khi đó trường còn là những lớp học nhà tranh vách đất chứ không được khang trang đẹp đẽ như bây giờ. Mặc dù vậy, em vẫn thấy ngôi trường ẩn chứa nét gì đó rất cổ kính và trang nghiêm dù đã được tu sửa.
    Các giáo viên của trường em luôn giảng dạy rất nhiệt tình. Các thầy cô luôn quan tâm, lắng nghe và nỗ lực hết mình để mỗi học sinh đều tiến bộ . Mỗi thầy cô đều có những phương pháp dạy học khác nhau, thế nhưng điểm chung của tất cả chính là trái tim nhiệt huyết yêu trường, yêu nghề . Thầy cô không chỉ truyền đạt cho chúng em những kiến thức từ sách vở mà còn dạy chúng em những bài học quý giá về đạo đức, cách sống và lòng yêu thương. Mỗi lời chỉ bảo của thầy cô như nguồn động lực vô tận, khơi dậy trong em niềm khát khao vươn lên và tiếp thêm sức mạnh để vững vàng trên con đường chinh phục ước mơ của mình
    Em cảm thấy vô cùng may mắn khi được học tập trong một môi trường thân thiện, nơi thầy cô không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức mà còn là những người đồng hành, luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu tâm tư của học sinh. Từng bài giảng của thầy cô không chỉ đơn thuần là những con chữ trong sách vở, mà còn chứa đựng tâm huyết, tri thức và tình cảm . Những lời dạy bảo của thầy cô không chỉ giúp em mở rộng tri thức mà còn định hướng cho em cách sống đúng đắn, biết yêu thương và sẻ chia với mọi người xung quanh.
    Mỗi khi gặp khó khăn trong học tập hay cuộc sống, em luôn nhận được sự động viên kịp thời từ thầy cô, khiến em cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn để đối mặt với mọi thử thách. Sự tận tâm của thầy cô không chỉ thể hiện qua những bài giảng chỉn chu, mà còn qua những lần thầy cô kiên nhẫn ngồi lại với chúng em để giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tỉ mỉ từng bài toán khó, từng đoạn văn dài.

    Chính nhờ sự chăm lo và tâm huyết đó, em càng thêm trân trọng những giờ học, những khoảnh khắc quý giá dưới mái trường này. Từng lời động viên, từng cử chỉ quan tâm của thầy cô không chỉ giúp em tiến bộ hơn mỗi ngày mà còn khắc sâu trong lòng em những kỷ niệm đẹp đẽ, đáng trân quý. Em hiểu rằng, hành trình học tập của mình không chỉ được xây dựng từ sự cố gắng cá nhân mà còn nhờ vào nền tảng vững chắc của tình thầy trò, của tấm lòng tận tụy từ những người thầy, người cô đáng kính.
    Nhìn lại một năm học vừa qua, em không chỉ cảm thấy niềm vui từ những thành tích đạt được mà còn tràn ngập lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc đối với thầy cô – những người đã hết lòng dạy dỗ và đồng hành cùng em. Em nhận ra rằng, mọi tiến bộ và thành công không chỉ là kết quả của sự nỗ lực cá nhân, mà còn được vun đắp bởi sự kiên nhẫn, tâm huyết và tình yêu thương vô bờ từ thầy cô. Chính thầy cô đã thắp lên trong em ngọn lửa đam mê học hỏi, luôn cổ vũ và khích lệ em vượt qua mọi khó khăn và thử thách trên hành trình chinh phục tri thức.

    bài này của em viết có cần sửa gì không ạ


    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 6 tháng trước

    1495061

    Chào em, yêu cầu của đề bài ở đây là gì em nhỉ?
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 36s1. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em đã học ( hoặc đã đọc ) để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
    2. Viết đoạn văn trình bày cảm xúc suy nghĩ của em sau khi đọc một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc ( 15-20 câu )
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1479674

    Chào em, ad sẽ gợi ý cho em đề số 1, đề số 2, em tự làm em nhé:
    Mỗi câu chuyện ngụ ngôn đều chứa đựng bài học sống ý nghĩa mà ông cha ta để lại. “Đẽo cày giữa đường” là một câu chuyện như vậy. Truyện với nhân vật người thợ mộc giúp chúng ta hiểu thêm về cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
    “Đẽo cày giữa đường” kể về anh thợ mộc có cửa hàng ngay bên vệ đường, mọi người thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Ai nói gì anh cũng nghe theo. Có người bảo đẽo cho to, cho cao mới dễ cày, anh ta cũng làm theo. Có người lại bảo phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn, anh ta lại đẽo nhỏ lại. Người thì xúi anh đẽo to gấp đôi cho voi cày trên miền núi, anh ta cũng nghe theo. Cuối cùng, đẽo cày của anh cái thì to, cái thì nhỏ, chẳng thể dùng được và cũng chẳng có ai mua. Bao nhiêu vốn liếng đa hết sạch, đến khi anh hiểu ra thì đã quá muộn.
    Anh chàng thợ mộc là người có chí làm ăn. Anh biết mở cửa hàng bên đường, nơi nhiều người qua lại. Đó là điều rất thuận lợi để anh buôn bán. Thế nhưng, anh lại là người thiếu hiểu biết, thiếu chính kiến của bản thân. Cửa hàng ở vị trí đắc địa, nhiều người qua lại, chắc chắn sẽ kéo theo nhiều lời nhận xét, đánh giá về chiếc cày mà anh làm. Thế nhưng, điều này phần nào lại là thứ cản trở anh. Ai đi qua, nói thế nào, anh thợ mộc cũng sửa sang lại như vậy, mà không suy xét cho thật chắc chắn. Anh không tìm hiểu kĩ chiếc cày như thế nào thì vừa vặn, người nông dân có thể sử dụng được, và dùng nó như thế nào, cần có hình dáng như thế nào ở mỗi địa hình khác nhau. Vì không có hiểu biết, thấy ý kiến nào cũng đúng, nên cuối cùng anh không tạo được sản phẩm ưng ý nhất. Nhân vật anh thợ mộc gợi ta nhớ tới chàng trai trong truyện “Treo biển”, cũng gió chiều nào theo chiều ấy, cho rằng lời nói của ai cũng đúng đắn nên anh ta chẳng thể có cái biển hiệu hoàn chỉnh, đành phải cất đi.
    Người thợ mộc trong “Đẽo cày giữa đường” được đặt vào tình thế hài hước. Các sự việc diễn ra đơn giản, góp phần bộc lộ bản chất ba phải, thiếu chủ kiến của nhân vật. Thông qua người thợ mộc, chúng ta phần nào hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội, đó là thiếu hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ đó, ta rút ra bài học cần thiết trong cuộc sống: Trong bất cứ việc gì, ta cũng cần phải có hiểu biết, có kiến thức về lĩnh vực đó. Hơn nữa, cần biết lắng nghe chia sẻ từ mọi người, song cũng cần biết suy xét, chắt lọc, biết giữ lập trường cho bản thân. Không biết lắng nghe đã là điều đáng trách, nhưng chê trách hơn cả là khi lắng nghe mà không có chọn lọc. Ý nghĩa của câu chuyện cho đến ngày nay vẫn còn đúng đắn.
    Đọc “Đẽo cày giữa đường”, ta ấn tượng mãi hình ảnh chàng thợ mộc chăm chỉ đẽo cày. Đọng lại sâu sắc trong ta hơn cả, chính là bài học sống thiết thực.
  • Nguyen Van Thuc khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Định hướng - 7p:13snêu cảm xúc sau khi đọc bài thơ mẹ và quả
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1478579

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    "Mẹ và quả" là một tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ngay từ nhan đề bài thơ, ta đã thấy được những ẩn ý sâu xa của người nghệ sĩ. Hình ảnh về "những mùa quả" được lặp lại nhiều lần tượng trưng cho sự chảy trôi của thời gian. Chúng cứ nối đuôi nhau "lặn rồi lại mọc", như Mặt Trời và Mặt Trăng, khiến ta cảm nhận được thời gian trôi qua với một tốc độ khủng khiếp. Điều đó đồng nghĩa với việc mẹ đang ngày một già đi, dần dần "mỏi" và không còn có thể ở mãi bên các con được nữa. Nó khiến cho nhân vật trữ tình vô cùng hoảng sợ. Cả đời mẹ vất vả, tần tảo, không màng khó khăn để nuôi các con "lớn lên", chăm giàn bầu, giàn bí "lớn xuống". Hình ảnh đối lập hết sức độc đáo kia làm cho bài thơ trở nên ấn tượng hơn rất nhiều. Những quả bí, quả bầu mang hình dáng "giọt mồ hôi mặn" hay chính công sức, thời gian mẹ đã hi sinh để nuôi lớn đàn con. Vậy mà "thứ quả" duy nhất mẹ mong lại đơn giản là sự trưởng thành, khôn lớn của đứa con ấy. Chủ thể trữ tình đã hoảng sợ, không phải vì áp lực phải thành công, mà là sợ mình sẽ không "chín" kịp lúc để báo đáp, phụng dưỡng mẹ. Mẹ vất vả vì ta suốt bao nhiêu năm, liệu ta có thể đỡ đần, lo lắng cho người trước khi tay người "mỏi"? Đó là câu hỏi, là nỗi trăn trở khôn nguôi trong lòng người con cũng như độc giả. Và giờ đây, ta mới hiểu rõ ràng hơn về nhan đề "Mẹ và quả". "Quả" có thể là bí, là bầu, là loài cây được tay mẹ vun trồng, chăm sóc và cũng là đứa con bé bỏng, ngây dại. Hai hình ảnh đặt cạnh nhau khiến cho cảm xúc của bài thơ dâng trào mãnh liệt. Qua đó, người đọc lại càng thêm yêu quý, biết ơn và trân trọng người mẹ đáng kính của mình hơn.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1sViết một bài văn phân tích nhân vật trong truyện ngụ ngôn đã học
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1414259

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn. Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày. Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại. Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Định hướng - 2p:16sNhờ thầy cô giúp em bài văn này vs ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1411356

    Chào em, theo ad, hình ảnh cánh buồm ở đây tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con.
    + Hình ảnh cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm gợi một con thuyền đã mạnh mẽ vượt qua những thử thách, giông tố của cuộc đời và trở nên vững chãi. Nếu hiểu theo nghĩa này, hình ảnh cánh buồm có mối liên hệ gần gũi với “bố”.
    + Đó cũng là cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của con người trong hành trình khám phá và chinh phục cuộc sống. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ “con” đi đến những tương lai tươi đẹp.
Xem thêm 2 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat