Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Mở đầu
  • Tìm hiểu chung
  • Ngôi kể & người kể chuyện
  • Bối cảnh
  • Cốt truyện
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Văn bản 2: Chất làm gỉ (Rây Brét - bơ - ry) - Phần 1

Độ dài: 29 phút - Số lượt học 499

8 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1s1. Truyện kể về sự kiện gì? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
    2. Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Ý tưởng về "chất làm gỉ" của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?
    3. Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của "chất làm gỉ' được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?
    4. Ý tưởng dùng "chất làm gỉ" để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?
    5. Hãy nêu nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá trong truyện
    6. Người viết gửi gắm ước mơ gì qua câu chuyện? Điều đó còn có ý nghĩa với xã hội hiện nay không? Vì sao?


    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1464507

    Chào em, ad sẽ gợi ý cho em câu số 2, những câu còn lại, em tự làm rồi đăng lên đây em nhé:
    Em hiểu "chất làm gỉ" ở đây là chất tạo ra phản ứng khiến cho các loại vũ khí bằng kim loại đều bị gỉ, tan thành bụi.
    Ý tưởng làm hoen gỉ các vật bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định.
    Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy: "- Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy ... tôi có thể bắt nó tan vụn ra thành bụi ngay".

    1464670

    @Phạm Văn Tuâne không biết làm thầy cô giúp em với ạ mai em kiểm tra rồi ạ
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1464681

    Chào em, những câu hỏi cơ bản trong sách giáo khoa, em chỉ cần đọc và soạn bài thôi, sao lại không biết làm? Ad sẽ gợi ý cho em câu hỏi số 3 nữa, những câu hỏi còn lại, em tự làm, các ad sẽ đọc và nhận xét cho em em nhé:
    Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn:
    "- Tôi muốn sống không có chiến tranh... như vậy đó".
    "- Không, tôi nói hoàn toàn ... thành bụi ngay".
    "Ông sờ các túi áo... những chiếc lốp cao su lăn đi một cách vô định trên mặt đường".
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1sviết đoạn văn ngắn 5 đến 10 câu cảm nhận đoạn thơ
    "Mọc giữa dòng sông xanh

    Một bông hoa tím biếc

    Ôi con chim chiền chiện

    Hót chi mà vang trời

    Từng giọt long lanh rơi

    Tôi đưa tay tôi hứng"
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    thầy cô viết gắn gọn và đầy đủ cho em với ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1375574

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    * Bức tranh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng được gợi lên từ những hình ảnh thiên nhiên rất đẹp: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, tiếng chim chiền chiện.
    - Cùng với đó là những sắc màu tinh tế được Thanh Hải chọn lọc: sắc xanh của nền trời, sắc xanh của dòng sông hòa quyện với sắc tím mộng mơ đặc trưng cho xứ Huế cổ kính và thâm trầm.
    - Cách nói đảo ngữ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp và sức sống của bông hoa xuân, nhấn mạnh sự sinh sôi, nảy nở của bông hoa giữa dòng nước. Bông hoa trở thành trung tâm của bức tranh, như đang dần vươn lên, xòe nở, phô màu.
    - Là một bức tranh được dệt nên bởi ngôn từ, Thanh Hải còn vẽ thêm trong bức tranh ấy âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện. m thanh ấy vang ngân, xáo động cả bầu trời, xao xuyến tâm hồn thi nhân.
    * Cảm xúc của nhà thơ:
    - Nhà thơ say sưa, ngây ngất, nâng niu trân trọng trước vẻ đẹp kì diệu của đất trời vào xuân:
    + Các tiếng “ơi … chi mà” tạo ra phép tu từ nhân hóa khiến cho câu thơ mang giọng điệu trò chuyện, tâm tình giữa thi nhân cùng chim chiền chiện.
    + Nhà thơ đã sử dụng giác quan tinh tế để cảm nhận bức tranh thiên nhiên: “Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay tôi hứng”.
    Có thể hiểu “giọt long lanh” là những giọt mưa xuân long lanh dưới ánh sáng của trời xuân.
    Cũng có thể hiểu âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã ngưng đọng thành hình, thành khối, long lanh như ngọc, rơi xuống thành chuỗi. Và nhà thơ, như một lẽ tự nhiên, như một bản năng đưa bàn tay ra hứng mùa xuân. Hiểu như vậy thì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: từ âm thanh tiếng chim (cảm nhận bằng thính giác) đến giọt long lanh (cảm nhận bằng thị giác) và đưa tay hứng (cảm nhận bằng xúc giác).
    => Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp cùng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1s
    viết đoạn văn cảm nhận đoạn thơ
    "Mọc giữa dòng sông xanh

    Một bông hoa tím biếc

    Ôi con chim chiền chiện

    Hót chi mà vang trời

    Từng giọt long lanh rơi

    Tôi đưa tay tôi hứng"
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1375559

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    (1) Trong khổ thơ mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả Thanh Hải đã thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất trước bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. (2) Đôi mắt của nhà thơ hướng ra các tầng không gian mở, rộng rãi, khoáng đạt của dòng sông và bầu trời để thu trọn trong đó những hình ảnh đẹp nhất của tự nhiên. (3) Tác giả liệt kê các hình ảnh: dòng sông, bông hoa, con chim, giọt long lanh và gợi tả ấn tượng đặc biệt về chúng qua màu sắc, đường nét, âm thanh. (4) Ở tầng thấp của dòng sông, tác giả gợi tả vẻ đẹp hài hòa, đậm chất thơ của xứ Huế qua hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím. (5) Trên mặt sông bao la, vô tận nổi bật một sắc tím làm say đắm lòng người, Thanh Hải sử dụng đảo ngữ “mọc” lên đầu để nhấn mạnh vào sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của bông hoa - đó chính là dáng xuân đang căng tràn, phô bày một cách mạnh mẽ vẻ đẹp xuân nguyên của mình. (6) Phải tinh tế lắm nhà thơ mới bắt được cùng một lúc hai vẻ đẹp rực rỡ nhất của bông hoa: dáng xuân làm hiện lên sắc xuân. (7) Dáng xuân đã được gợi tả qua từ “mọc” còn sắc xuân được gợi tả qua từ “tím biếc”. (8) Ở đây, nếu như “tím” là từ cho ta cảm nhận về phần màu thì “biếc” là từ cho ta cảm nhận về phần sắc của bông hoa – bông hoa ấy đang ở thì đẹp nhất để khoe sắc, tỏa hương. (9) Có thể nói, những gam màu của tự nhiên từ xanh đến tím cũng là những gam màu đặc trưng nhất của thiên nhiên xứ Huế, tạo hóa đã thật khéo sắp đặt để hiện ra trước mắt thi sĩ một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa. (10) Từ tầng thấp của dòng sông, nhà thơ hướng ra tầng cao của bầu trời, ông sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ “ơi” để gọi chim chiền chiện như gọi một người bạn thân thiết từ lâu – tiếng gọi đó thể hiện sự ngỡ ngàng đến thích thú. (11) Sau tiếng gọi ấy là câu hỏi tu từ “Hót chi mà vang trời” phảng phất âm điệu của người dân xứ Huế, câu hỏi đầy tình tứ ấy cho thấy ấn tượng đặc biệt của nhà thơ về âm thanh của tiếng chim – chỉ một tiếng chim thôi cũng đủ để vang trời.(12) Đứng trước bức tranh xuân ấy, mọi giác quan của nhà thơ như được đánh thức để cuối cùng thi sĩ phát hiện ra một hình ảnh vô cùng độc đáo của mùa xuân – hình ảnh “giọt long lanh”. (13) Giọt long lanh ở đây vừa có thể hiểu là giọt nước, giọt sương, giọt mưa xuân vừa có thể hiểu là hình ảnh ẩn dụ cho giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. (14) Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác để ngắm nhìn bông hoa, giọt sương đến thính giác để lắng nghe âm thanh của tiếng chim chiền chiện, nhà thơ còn dùng cả xúc giác để “đưa tay” và “hứng” lấy tất cả những gì tinh túy của thiên nhiên ban tặng. (15) Những cử chỉ nhẹ nhàng, tinh tế ấy là cử chỉ của một con người đang say sưa, ngây ngất, đang nâng niu và trân trọng vẻ đẹp của tự nhiên. (16) Một điều đáng chú ý, các hình ảnh thuộc về tự nhiên trong khổ thơ đều xuất hiện dưới dạng số ít: một bông hoa, một dòng sông, một con chim, từng giọt long lanh, phải tinh tế lắm nhà thơ mới phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp của hồn cảnh trong bức tranh xuân ấy.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đất nước bốn nghìn năm

    Vất vả và gian lao

    Đất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước.
    câu 1nêu nội dung
    câu 2 tìm các cặp gieo vần và cho biết nó gieo vần gì

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1375528

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    - Nội dung: cảm xúc tự hào của nhà thơ trước lịch sử dân tộc Việt Nam.
    - Cách gieo vần: lao - sao --> vần chân, vần liền.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 1sviết bài văn dài biểu cảm về 1 mùa mà em thích
    Khi những con đường trong thành phố bắt đầu có tiếng ve râm ran, những khóm hoa phượng vĩ đỏ thắm bắt đầu nở rộ thì khi ấy là lúc một mùa hè mới, một kỳ nghỉ thú vị sắp bắt đầu.
    Nghỉ hè – đó là hai tiếng quen thuộc đối với mỗi người học sinh. Đó là khoảng thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi. Sau suốt một năm học bận rộn. Đó cũng là khoảng thời gian mà họ dành cho gia đình nhiều nhất.
    Một buổi sáng thức dậy với ánh nắng sớm tinh khiết rọi vào gian phòng nhỏ bé của mình, tôi bỗng thấy có một cảm giác kỳ lạ trong lòng. Cái ánh nắng dịu nhẹ của buổi sớm, tiếng chim ca líu lo đầu hè, tiếng tấp nập của xe cộ ngoài phố như giải thích cho cái cảm giác kỳ lạ ấy. Tôi bắt đầu một kỳ nghỉ hè bằng những chuyến đi chơi với gia đình mình, về thăm quê nội, quê ngoại tôi thấy mình biết thêm được thật nhiều điều. Quê tôi đẹp lắm! Rồi những lần đi biển tôi vui đùa thỏa thích với sóng biển dưới bầu trời trong xanh không gợn chút mây. Những khoảnh khắc yêu thương, những tình cảm chan chứa và niềm vui ấy chỉ có vào ngày nghỉ hè mà thôi.
    Nghỉ hè như đã trở thành một khoảng không gian mà ai cũng mong ước nó đến thật nhanh, thật gần để được sum họp gia đình, để được vui đùa thỏa thích bên nhau. Nghỉ hè là lúc mà những dấu ấn, những kỷ niệm đẹp nhất của mỗi người được tạo dựng nên, được vun đắp bằng tình yêu thương của mỗi người. Phải cảm ơn mùa hè, cảm ơn những kỳ nghỉ đã cho chúng ta những giây phút thư giãn.
    Nơi đầu tiên mà tôi nhớ tới chính là miền quê yêu dấu và thanh bình của tôi. Hè năm nay, tôi sẽ đến đó. Quê tôi đẹp biết bao! Đang vào gặt lúa, đâu đâu cũng thơm phức mùi thóc, vàng suộm một màu lúa chín, ánh nắng lại trải lên làng quê tạo nên một bức tranh thật sinh động. Tôi đi dọc đường làng, ngắm nhìn những bông lúa nặng trĩu, những vườn cây ăn quả trái xum xuê, những ao cá rộng lớn… Lòng tôi tự nhiên cũng tràn ngập một niềm vui khó tả, vui vì biết những công sức của các bác nông dân giờ đã có thành quả, vui vì thấy sự thay da đổi thịt của nơi đây nơi từng in dấu của bom đạn chiến tranh. Đi một quãng nữa là tới nhà ông bà nội tôi. Đó là một ngôi nhà đẹp và khang trang. Tôi thích nhất được đón những làn gió hay ngắm nhìn những con mưa rào của mùa hè ở đây. Khu vườn bà tôi trồng biết bao nhiêu là cây. Nơi đây, lúc nào công rộn vang tiếng chim hót và bản hòa tấu bất tận của những chàng ve sầu. Bạn hãy tưởng tượng mà xem, nếu bạn là tôi, được sống giữa bầu không khí trong lành, mát mẻ và êm dịu của thiên nhiên như thế này thì chắc chắn cõng sẽ có cảm giác như tôi bây giờ, thư thái và dễ chịu. Cây gắn bó với tôi nhất chính là cây hồng xiêm. Nhớ những năm tháng xưa, tôi thường giúp bà chăm sóc cây và câu cá trong ao dưới bóng mát của nó. Những ngày tháng ôm đềm ấy tưởng như mới hôm qua mà giờ đã xa.
    Nhưng không phải mùa hè lúc nào cũng cười, lúc nào cũng vui. Có những lúc, người ta ngồi thu mình lại một góc, nghĩ về những kỷ niệm của năm học cũ, nghĩ về những gì đã thả mình vào sự vui sướng với gia đình mà quên mất bạn bè, những người đã gắn bó với ta trong suốt chặng đường học tập, quên mất những ký ức của tuổi học trò suốt năm học vừa qua. Mùa hè cũng làm cho ta phải xa bạn bè một thời gian, xa thầy cô mà mình quý mến. Cũng thật buồn!
    Có thể vì những lý do đó mà có người yêu kỳ nghỉ hè hoặc có người lại không thích kỳ nghỉ hè. Mỗi người có một ý nghĩ khác nhau vể mùa hè cũng như mùa hè mang lại cho mỗi người một cảm giác khác nhau. Còn với tôi, mùa hè thật không quá nóng bỏng hay khó chịu, nó thực sự là một kiệt tác, là một sản phẩm vô cùng rực rỡ.
    cô tra mạng à cô em thấy bài cô viết trên mạng .
    em còn cứ tưởng cô tự viết đấy . khinh
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1373209

    Chào em, em ăn nói cho lịch sự em nhé, cô giáo cho em một bài viết tham khảo, em đọc và tự viết bài của mình, chứ em sao chép lại nộp cho cô giáo của em thì đó là hành vi gian lận rồi em ạ.
Xem thêm 3 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat