Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Mở bài
  • Định hướng
  • Thực hành
  • Mở rộng
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

VIẾT

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Độ dài: 41 phút - Số lượt học 368

8 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở bài - 40sthầy cô có thể lập giúp em một dàn ý chi tiết về đề bài:
    trình bày suy nghĩ về vấn đề sau: Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1482768

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công.
    2. Thân bài
    a. Giải thích
    - Tự học là tư duy bên trong của con người; là sự tìm hiểu, tìm tòi, học hỏi tri thức trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng để tích lũy kiến thức.
    - Thành công: đạt được mục tiêu, dự định mà bản thân đề ra.
    --> Ý kiến muốn nhấn mạnh đến vai trò, ý nghĩa của tự học.
    b. Bàn luận
    + Những kiến thức mà chúng ta tiếp nhận được ở trường lớp chỉ là những kiến thức cơ bản, là phương pháp, tri thức công cụ để chúng ta mở cánh cửa vào kho tàng tri thức nhân loại. Mà tri thức nhân loại là vô hạn trong khi hiểu biết của cá nhân lại vô cùng nhỏ bé. Một người ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến sẽ nhận ra rằng càng học càng nhận thấy mình chỉ là một giọt nước bé nhỏ trong đại dương bao la của tri thức. Tự học chính là phương thức để thỏa mãn sự ham hiểu biết của con người, để tâm hồn và trí tuệ của con người ngày càng hoàn thiện hơn.Trong tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội hiện đại ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa tri thức, con người sẽ trở nên lạc hậu và tụt lại phía sau nếu chỉ bằng lòng với những hiểu biết hạn hẹp của bản thân…
    + Có ý thức tự học sẽ tiết kiệm được thời gian học thêm ở thầy, tiết kiệm được kinh tế, sức khỏe nhất là đối với những người ít có điều kiện.
    + Tự học là chìa khóa vàng mở vào tương lai của mỗi người.
    + Tự học là con đường thử thách rèn luyện và hình thành ý chí của mỗi người trên con đường chiếm lĩnh tri thức và lập nghiệp…
    (Dẫn chứng: Hồ Chí Minh)
    c. Mở rộng vấn đề: Phê phán những người lười biếng, học thụ động, học vẹt, học tủ…
    d. Liên hệ bản thân.
    - Mỗi người cần tạo thói quen tự học.
    - Việc học như là một cuốn sách không có trang cuối cùng. Cần xem việc học không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc sống.
    3. Kết bài: Khẳng định vấn đề.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở rộng - 11p:29sthầy cô có thể viết cho em tham khảo một bài văn trả lời câu hỏi thế nào là lối sống giản dị mà ko chép mạng dc ko ah
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1481263

    Chào em, các ad không viết hộ bài đâu em ạ, em phải tự viết em nhé, trong đó, em cần chú ý một số ý chính sau:
    - Lối sống giản dị là gì?
    - Biểu hiện của lối sống giản dị trong đời sống:
    + Trong cách ăn uống
    + Trong trang phục
    + Trong lời nói, sinh hoạt hằng ngày
    - Ý nghĩa, giá trị của lối sống giản dị:
    + Với cá nhân
    + Với cộng đồng, xã hội
    - Phản đề: phê phán những người xa hoa, lãng phí, chỉ thích thể hiện bản thân...
    - Bài học, liên hệ bản thân
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    em học đọc tập được gì từ cách viết bài văn NLXH của tác giả qua bài tượng đài vĩ đại nhất
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1480127

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau em nhé:
    - Khi viết bài văn NLXH, chúng ta cần:
    + Sử dụng bằng chứng, lí lẽ hợp lí, thuyết phục.
    + Lập luận chặt chẽ.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Định hướng - 12sBên cạnh bài học ý nghĩa cô mang đến, em còn học được ở cô từ "đúng không nhờ". Em cảm ơn cô rất nhiều!
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1426028

    Chào em, đó là dấu ấn riêng của cô em nhé!
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở bài - 2sThưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Giúp em nghị luận về 1 vấn đề: ý kiến tán thành về nội dung câu tục ngữ thương người như thể thương thân
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1423402

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” dù ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học rất sâu sắc. Đầu tiên, “thương thân” có nghĩa là tự yêu thương, chăm sóc và trân trọng chính mình. Người biết yêu thương chính mình là người nhìn thấy những mặt tốt đẹp của bản thân, phát triển điều đó để hoàn thiện chính mình. Còn “thương người” có nghĩa là tình cảm quý mến, sự chia sẻ hay giúp đỡ với những người xung quanh. Cách nói so sánh “như thể” nhằm nhắn nhủ mỗi người rằng hãy yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương và trân trọng chính bản thân mình. Chúng ta sinh ra có hoàn cảnh riêng có người được sống trong sung sướng, hạnh phúc; nhưng cũng có người nghèo khó, bất hạnh. Bởi vậy mà sự yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau sẽ đem đến những điều tốt đẹp. Không chỉ vậy, khi chúng ta yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh cũng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp từ họ. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Nhân dân ta đã đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, cũng bởi từ một phần không nhỏ lòng yêu thương dành cho nhân dân. Ngày hôm nay, điều đó lại càng được phát huy. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên như chương trình “Cùng em đến trường”, “Trái tim cho em” , “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”... Tóm lại, câu tục ngữ tuy ngắn gọn, nhưng đã giúp mỗi người có được bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Từ đó, chúng ta biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.
Xem thêm 3 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat