Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Mở đầu
  • Đọc và tìm hiểu từ khó
  • Tìm hiểu chung về tác phẩm
  • Bối cảnh - Nhan đề
  • Cốt truyện
  • Ngôi kể
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Thực hành đọc hiểu: Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) - Phần 1

Độ dài: 24 phút - Số lượt học 1.311

Lưu ý: Bài tập tự luyện đi kèm bài giảng sẽ được cập nhật muộn nhất ngày 1/7/2022.

48 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Tìm hiểu chung về tác phẩm - 2p:36scô có thể cho e biết thêm về tiểu thuyết Búp sen xanh đươc ko ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 9 tháng trước

    1488680

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Tháp Mười đẹp nhất bông sen

    Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

    Người Việt Nam chúng ta, mỗi khi nhắc đến hai chữ thiêng liêng “Bác Hồ” thì có lẽ không ai là không khỏi xúc động, lòng dâng trào một tình cảm trân trọng, nhớ ơn vô cùng. Tình cảm ấy giống như một mạch nước ngầm thẩm thấu chân thành đến những tâm hồn xa lạ. Trong cuộc đời mỗi chúng ta không thể thiếu những cuốn sách gối đầu giường, những cuốn sách mang đầy ý nghĩa đã theo chúng ta suốt chặng đường đời, theo năm tháng góp phần hình thành nên nhân cách mỗi con người. Với bản thân cô có lẽ những cuốn sách viết về Bác Hồ là những cuốn sách mà cô thích đọc nhất.

    Cuộc đời 79 mùa xuân với hơn 60 năm hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một đề tài lớn trong văn học và nghệ thuật. Đã có biết bao tác phẩm văn học ca ngợi trong đó tác phẩm Búp sen xanh là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về Người và cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng. Bằng tất cả lòng kính yêu, ngưỡng mộ đối với Bác, nhà văn Sơn Tùng đã dành trọn cả cuộc đời mình để nghiên cứu sưu tầm tư liệu và chắp bút trong suốt khoảng thời gian hơn ba mươi năm. Bắt đầu từ năm 1948 đến năm 1980 thì cuốn sách được hoàn thành. Ông đã viết nên và dựng lại quãng đời thời niên thiếu của Người 1 cách rất công phu. Tác phẩm Búp sen xanh đã khắc họa rõ nét cuộc đời đầy những gian truân của Người từ khi cất tiếng khóc chào đời tại làng Trù quê mẹ cho đến khi Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

    Nhà văn Lê Phương Liên từng nói cảm xúc của mình khi cầm trên tay bản thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh”: “Chưa bao giờ tôi được đọc một cuốn sách rất hay nói về tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh như vậy. Trước đây những cuốn sách về Bác Hồ chỉ là những mẩu chuyện về Bác, như tập “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” được kí tên Trần Dân Tiên. “Búp sen xanh” là cuốn tiểu thuyết có văn chương, với những trang văn xúc động mô tả cuộc sống thời thơ ấu của một cậu bé sinh trưởng ở vùng xứ Nghệ trong một gia đình nề nếp Nho giáo. Tác giả đã mô tả sống động không khí ở cả vùng Nghệ An giàu truyền thống yêu nước nuôi dưỡng ý chí của một nhân cách rất lớn, một vị lãnh tụ vĩ đại sau này".

    Nhà văn Sơn Tùng đã viết rất nhiều tác phẩm về Bác, mỗi tác phẩm là một câu chuyện riêng nhưng hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua những câu chuyện đó rất đỗi bình dị giản đơn. Tuy nhiên “Búp sen xanh” vẫn là tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng và thành công nhất? Tại sao vậy? Vì đơn giản đã có rất nhiều người đã đọc và tìm hiểu. Có những người đọc nó để nghiên cứu, có những người đọc nó để hiểu rõ hơn về cuộc đời của Bác,… Đọc từng trang của “Búp sen xanh” cô tưởng tượng ra hình bóng của Bác qua những trang sách. Sự tinh nghịch của cậu bé Côn, sự uy nghiêm của thầy giáo Nguyễn Tất Thành và cả sự quyết định đúng đắn của anh Ba khi rời quê hương đặt chân đến vùng đất lạ,…Tố chất đó đã được “Làng sen”- quê hương - gia đình nuôi dưỡng tâm hồn Bác:

    “ Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

    Nhị vàng bông trắng lá xanh

    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

    Loài hoa sen tinh khiết được ví như tâm hồn Bác vậy, luôn giản dị đến cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” quả đúng như vậy.

    Cuốn sách Búp Sen Xanh dày 363 trang, khổ sách 13 x 19cm, sách do nhà xuất bản Kim Đồng in tái bản lần thứ 7 năm 2001 với số lượng 2000 bản. Trang bìa cuốn sách được trang trí bằng gam màu xanh đậm, nổi bật với biểu tượng bông sen cách điệu mầu trắng tượng trưng cho sự tinh tuý thanh cao đáng trân trọng nhất. Cuốn sách được chia làm 3 chương:

    + Chương 1: Thời thơ ấu

    + Chương 2: Thời niên thiếu

    + Chương 3: Tuổi hai mươi

    Đến với tác phẩm Búp sen xanh tác giả đã đưa người đọc về với làng quê xứ Nghệ những năm đầu thế kỉ XX nơi ấy có làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại của Bác. Với những làn điệu dân ca, bài vè và cả những câu hò ví dặm, từ đó ta biết được đến một cậu bé Côn thông minh – hiếu học – hiếu thảo, rồi người thanh niên Nguyễn Tất Thành luôn đau đáu trong mình một sự trăn trở trước nỗi đau nước mất nhà tan.

    Và rồi bạn đọc lại được trở về với kinh thành Huế cổ kính với dòng sông Hương lững lờ trôi, đình Dương Nổ, trường Pháp Việt Đông Ba, trường Quốc học Huế hay bến cảng Nhà Rồng .

    Đặc biệt để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc là cuộc chia tay đầy lưu luyến trên Bến Nhà Rồng vào ngày 5/6/1911 giữa cô út Huệ và anh Ba. Cả hai đã kịp nén những tâm sự sâu xa thầm kín, một người gửi tâm sự vào những dòng nước mắt, còn anh Ba nhìn thấy gương mặt người con gái Sài Gòn trước mắt như một búp sen quê hương và cả khuôn mặt Việt Nam choàn lấy trái tim anh.

    “Búp Sen Xanh” tác phẩm nổi tiếng nhất viết về chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi tiểu thuyết và lịch sử đã gặp nhau hoạ nên một giai đoạn trong cuộc đời người Cha già của dân tộc Việt Nam. Nơi ấy, có quê nhà xứ Nghệ, có làng Sen, có khung dệt của mẹ, có lời dạy của cha, có những người bạn và những kỷ niệm ấu thơ…

    Tác phẩm đã làm cho người đọc phải rung động đến rơi nước mắt trong đêm chia ly, khi người con từ biệt cha ra đi để tìm một con đường cho chính mình và cho dân tộc. Một phần cuộc đời, trọn vẹn lý tưởng và dấn thân... Tác phẩm góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục, động viên thế hệ trẻ Việt Nam nâng cao tinh thần trách nhiệm với vận mệnh Tổ quốc, rèn luyện bản thân thành người có phẩm cách lớn.

    Búp sen xanh có lẽ là món quà thiêng liêng nhất mà nhà văn Sơn Tùng nói riêng và nhân dân cả nước Việt Nam nói chung kính dâng lên Người – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua bao năm tháng thăng trầm mà tác phẩm vẫn giữ vững được nét đẹp, giá trị đích thực của nó bởi trong đó có chứa đựng một tâm hồn cao cả, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Nhiều năm gần đây cuốn sách đã được đưa vào tủ sách vàng của nhà xuất bản, được in đi in lại nhiều lần, được dịch ra tiếng Anh và được in song ngữ. Lang thang qua những vỉa hè, những cửa hàng sách lớn hay quầy sách nhỏ, khu du lịch văn hóa di tích Bác Hồ đâu đâu ta cũng thấy cuốn sách này như một lời biết ơn sâu sắc gửi tới Bác.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Mở đầu - 17scô có thể cho e biết bố cục văn băn ko ạ

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 9 tháng trước

    1488681

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    - Phần 1 (từ đầu đến “không cam chịu nộp mình cho giặc”): Câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy và đền thờ Thục Phán
    - Phần 2 (tiếp theo đến “có chứa trọng quyền cao đó, con ạ”): Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Qủa Sơn
    - Phần 3 (còn lại): Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Viết đoạn văn khoảng 10 câu bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài mẹ [Đỗ Trung Lai]
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1369322

    Chào em, em tham khảo dàn ý và bài mẫu sau:
    1. Mở đoạn
    - Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Đỗ Trung Lai và bài thơ Mẹ
    - Ấn tượng, cảm xúc khái quát về bài thơ. (Lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ)

    2. Thân đoạn
    - Chia sẻ cảm xúc của em về ý nghĩa đề tài tình mẫu tử thiêng liêng mà nội dung bài thơ đề cập
    - Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về tác dụng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ mà tác giả đã thể hiện:
    + Thể thơ bốn chữ nhẹ nhàng, dung dị
    + Nghệ thuật đối lập xuyên suốt bài thơ; nghệ thuật hoán dụ: lưng còng, đầu bạc; câu hỏi tu từ,… đã thể hiện được nội dung thông điệp của tác phẩm
    + Cảm xúc của em về bài thơ: Cảm ơn tác giả đã dành cho mẹ những ngôn từ tuyệt vời. Trân quý những sản phẩm văn chương đã lưu lại và lan tỏa tình cảm mẫu tử thiêng liêng cao quý

    3. Kết đoạn
    - Khẳng định lại giá trị của bài thơ và rút ra bài học cho bản thân: Bài thơ vẫn còn nguyên giá trị. Yêu quý mẹ, thương mẹ, tự hào về mẹ, luôn sẻ chia cùng mẹ trong cuộc sống
    ----------------------
    Bài mẫu:
    Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáo - Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Kể lại 1 câu chuyện ls có thật , ngày xưa là 1 ng nổi tiếng
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1359667

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

    Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

    - Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

    Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

    - Các chú đã chia đều rồi chứ?

    Hai đồng chí trả lời:

    - Thưa Bác, rồi ạ!

    Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:


    - Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

    Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

    Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

    - Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

    Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

    Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

    Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.

    1359686

    @Nguyễn Thị Thúy NgaEm cảm ơn cô nhiều ạ
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 3 năm trước

    1359689

    Không có gì em nhé, chúc em luôn học tốt!
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thầy cô giúp e bài này với ạ , em cảm ơn
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1357573

    Chào em, thực sự là hình ảnh của em cung cấp mờ quá em ạ, ad không đọc được nên chưa thể hỗ trợ cho em được em ạ; em vui lòng cung cấp hình ảnh khác giúp ad em nha; cảm ơn em nhiều.
Xem thêm 43 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat