Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Thực hành 2
  • Luyện tập 1
  • Luyện tập 2
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

VIẾT

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ - Phần 2

Độ dài: 40 phút - Số lượt học 218

6 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thị Thủy Phạm khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thực hành 2 - 1sViết 1 đoạn văn nêu cảm xúc của em về bức tranh mùa thu trong đoạn thơ sau trích bài thơ Hương Sắc Mùa Thu của Nguyễn Lãm Thắng
    Thuyền gió chở hương mùa thu
    Đi qua dòng sông cổ tích
    Trái na mở mắt nằm mơ
    Nắng trưa lò cò tinh nghịch

    ....Chị nắng hôm nay điệu thế?
    Áo vàng thơm nức hương hoa
    Lá khô nhớ ngày xưa bé
    Xạc xào trên những lối qua
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1481965

    Chào em, với đề bài như vậy, em tham khảo một số gợi ý sau em nhé:
    1. Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần nghị luận: Bức tranh mùa thu trong "Hương sắc mùa thu".
    2. Thân đoạn
    - Một bức tranh mùa thu hiện lên sống động với những hình ảnh đẹp, nên thơ:
    + Mở đầu đoạn thơ, tác giả viết: "Thuyền gió chở hương mùa thu - Đi qua dòng sông cổ tích" --> tác giả gợi một không gian thật thơ mộng, đẹp như trong cổ tích. Không phải là một mùi hương cụ thể, nhà thơ sử dụng "hương thu" như gom tất cả những mùi hương quen thuộc, đặc trưng của mùa hòa trong gió, lan tỏa vào không gian, đánh thức bao sự vật thiên nhiên "bừng tỉnh" vào thu.
    + Hình ảnh của trái na, của nắng hiện lên sống động như những đứa trẻ tinh nghịch với những trò chơi của tuổi thơ như lò cò, vẫn lim dim, lim dim đôi mắt mơ màng.
    + Cả không gian ngập tràn mùi thơm của hoa cỏ, của màu vàng rực rỡ - vốn là sắc màu của mùa thu.
    + Trong không gian, có âm thanh "xào xạc" của tiếng lá như gợi về tuổi nhỏ, như thân quen trên mỗi lối đi...
    - Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật:
    + Nhân hóa, câu hỏi tu từ
    + Từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh...
    3. Kết đoạn: Đoạn thơ khiến người đọc thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tươi đẹp vào mùa thu.
  • Phạm Anh Quân khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thực hành 2 - 20sViết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc khổ thơ cuối của bài Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm). Đoạn thơ: "Và chúng tôi, một thứ quả trên đời / Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái / Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
    Dài khoảng 1 trang giấy kiểm tra ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1479362

    Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    - Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người (khổ thơ cuối). Tác giả ví mình như một thứ quả mà người mẹ đã gieo trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi để xứng đáng với tấm lòng người mẹ đã cất công nuôi nấng dạy dỗ, và kì vọng vào tương lai của con mình.
    + Băn khoăn về trách nhiệm của bản thân người con
    + Lo lắng khi mẹ ngày một già yếu
    - Nhưng sau đó, là nỗi "hoảng sợ" của đứa con:" Tôi hoảng sợ... non xanh": Nỗi "hoảng sợ" đó là sự lo lắng sâu sắc của đứa con. Nó chính là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Chữ "mẹ" ở đây có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc. Đó là tư tưởng của bài thơ.
    - Nghệ thuật:
    + Ẩn dụ
    + Hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu ý nghĩa
    + Kết hợp giữa biểu cảm và tự sự...
  • Thị Thủy Phạm khoảng 1 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thực hành 2 - 24s“Cỏ giấu mầm trong đất
    Chờ một ngày đông qua
    Lá bàng như giấm lửa
    Suốt tháng ngày hanh khô
    Búp gạo như thập thò
    Ngại ngần nhìn gió bấc
    Cánh tay xoan khô khốc
    Tạo dáng vào trời đông.” Đoạn thơ này của tác giả nào ? Tên bài thơ là gì ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1474986

    Chào em, xin lỗi em, các ad cũng không tìm được nguồn trong bài thơ này em ạ, em nên hỏi lại trực tiếp thầy cô giáo mình thì hay hơn em nha.
  • Lê Trần Anh Thư khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thực hành 2 - 19sThưa thầy/cô. Em có vẫn đề chưa hiểu, e xin đặt câu hỏi như sau:
    (1) Sau khi học bài thơ “Những cảnh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ em ạ . Em cảm ơn.


    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1413520

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

    Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói, hành động của cậu bé trong bài:

    “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
    Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
    Để con đi…”

    Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng” để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.

    Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:


    “Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
    Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”

    Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.

    Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Nguyễn Trung Thông.
    Xuyên suốt toàn bài thơ, cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ, bao gồm cả thế hệ cha và thế hệ con. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. Ngoài ra, cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Cảm nhận và cảm xúc có giống nhau không ạ.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1409220

    Chào em, khác nhau em ạ, cảm nhận là nhận biết bằng cảm tính hoặc bằng giác quan; còn cảm xúc là tình cảm nảy sinh do có sự rung động trong lòng em nhé.
Xem thêm 1 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat