Ngữ văn 7 - Bộ Cánh diều

  Mục lục bài giảng
  • Hồ sơ nhân vật
  • Thông điệp
  • Kết luận
  • Luyện tập_Mở rộng
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Văn bản 2: Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương) - Phần 2

Độ dài: 32 phút - Số lượt học 263

1 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Hồ sơ nhân vật - 36sviết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện đẽo cày giữa đường

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1478711

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Mỗi câu chuyện ngụ ngôn đều chứa đựng bài học sống ý nghĩa mà ông cha ta để lại. “Đẽo cày giữa đường” là một câu chuyện như vậy. Truyện với nhân vật người thợ mộc giúp chúng ta hiểu thêm về cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
    “Đẽo cày giữa đường” kể về anh thợ mộc có cửa hàng ngay bên vệ đường, mọi người thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Ai nói gì anh cũng nghe theo. Có người bảo đẽo cho to, cho cao mới dễ cày, anh ta cũng làm theo. Có người lại bảo phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn, anh ta lại đẽo nhỏ lại. Người thì xúi anh đẽo to gấp đôi cho voi cày trên miền núi, anh ta cũng nghe theo. Cuối cùng, đẽo cày của anh cái thì to, cái thì nhỏ, chẳng thể dùng được và cũng chẳng có ai mua. Bao nhiêu vốn liếng đa hết sạch, đến khi anh hiểu ra thì đã quá muộn.
    Anh chàng thợ mộc là người có chí làm ăn. Anh biết mở cửa hàng bên đường, nơi nhiều người qua lại. Đó là điều rất thuận lợi để anh buôn bán. Thế nhưng, anh lại là người thiếu hiểu biết, thiếu chính kiến của bản thân. Cửa hàng ở vị trí đắc địa, nhiều người qua lại, chắc chắn sẽ kéo theo nhiều lời nhận xét, đánh giá về chiếc cày mà anh làm. Thế nhưng, điều này phần nào lại là thứ cản trở anh. Ai đi qua, nói thế nào, anh thợ mộc cũng sửa sang lại như vậy, mà không suy xét cho thật chắc chắn. Anh không tìm hiểu kĩ chiếc cày như thế nào thì vừa vặn, người nông dân có thể sử dụng được, và dùng nó như thế nào, cần có hình dáng như thế nào ở mỗi địa hình khác nhau. Vì không có hiểu biết, thấy ý kiến nào cũng đúng, nên cuối cùng anh không tạo được sản phẩm ưng ý nhất. Nhân vật anh thợ mộc gợi ta nhớ tới chàng trai trong truyện “Treo biển”, cũng gió chiều nào theo chiều ấy, cho rằng lời nói của ai cũng đúng đắn nên anh ta chẳng thể có cái biển hiệu hoàn chỉnh, đành phải cất đi.
    Người thợ mộc trong “Đẽo cày giữa đường” được đặt vào tình thế hài hước. Các sự việc diễn ra đơn giản, góp phần bộc lộ bản chất ba phải, thiếu chủ kiến của nhân vật. Thông qua người thợ mộc, chúng ta phần nào hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội, đó là thiếu hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ đó, ta rút ra bài học cần thiết trong cuộc sống: Trong bất cứ việc gì, ta cũng cần phải có hiểu biết, có kiến thức về lĩnh vực đó. Hơn nữa, cần biết lắng nghe chia sẻ từ mọi người, song cũng cần biết suy xét, chắt lọc, biết giữ lập trường cho bản thân. Không biết lắng nghe đã là điều đáng trách, nhưng chê trách hơn cả là khi lắng nghe mà không có chọn lọc. Ý nghĩa của câu chuyện cho đến ngày nay vẫn còn đúng đắn.
    Đọc “Đẽo cày giữa đường”, ta ấn tượng mãi hình ảnh chàng thợ mộc chăm chỉ đẽo cày. Đọng lại sâu sắc trong ta hơn cả, chính là bài học sống thiết thực.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat