Ngữ văn 7 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  Mục lục bài giảng
  • Những tình huống thực tế
  • Nhận biết biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • Luyện tập
  • Sơ đồ tư duy tổng kết bài học
  • Những tình huống không nên sử dụng cách nói giảm nói tránh
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

THTV1_Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

Độ dài: 42 phút - Số lượt học 1.732

4 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Luyện tập - 1p:16sEm đã tự sưu tầm một vài câu thơ để làm bt 2 ạ. Mong thầy cô sửa giúp.
    1/ Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si
    Và người chồng ấy đã ra đi…

    (Cuộc chia ly màu đỏ, Nguyễn Mỹ)
    2/ Đồng đội của tôi, đồng đội của tôi
    Nói gì được nữa đây trong buổi mai toàn thắng

    (Khoảng lặng yên tháng Tư, Ngô Thế Oanh)
    3/ Nằm lại rừng sâu một thời khói lửa
    Những anh hùng mãi mãi thuở hai mươi.

    (Lính chiến gặp nhau, Nguyễn Đình Huân)
    5/ Người bạn gái gục trước lằn đạn lửa
    Một sườn đồi cháy nát dưới ban trưa,

    (Ngày về, Nguyễn Khoa Điềm)

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1453159

    Chào em, những dẫn chứng em nêu ra về nói giảm nói tránh nhắc đến cái chết của lính rất tốt nhé!
  • Đoàn Mạnh Kha khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Trong bài thơ EM TÔI ( Phan Thị Thanh Nhàn)
    1. Từ “ sống” đặt trong ngữ cảnh câu thơ "Nó sống cùng đồng đội/ Vĩnh viễn tuổi hai mươi" được hiểu theo nghĩa nào?
    2. Biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng trong câu nào?
    A. “Nó ngã xuống chiến trường/ Giữa những ngày ác liệt”.
    B. “Đài liệt sĩ vô danh/ Nấm mồ chung cỏ xanh”.
    C. “Nó sống cùng đồng đội/ Vĩnh viễn tuổi hai mươi”.
    3. Có những vấn đề đời sống nào được gợi ra từ bài thơ " Em tôi"?
    4. Trong 2 từ " nấm mộ " và "nấm mồ" từ nào là từ ngữ địa phương?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1391206

    Chào em, em hãy trích dẫn bài thơ, trích dẫn đề bài đầy đủ em nhé!
    Đoàn Mạnh Kha khoảng 2 năm trước

    1391556

    @Nguyễn Thị Thúy Nga Nguyên bài thơ đây ạ:
    EM TÔI

    Em tôi đi bộ đội
    Năm nó tròn hai mươi
    Chưa một lần gặp lại
    Em đã hi sinh rồi!

    Nó ngã xuống chiến trường
    Giữa những ngày ác liệt
    Đồng đội chưa tìm ra
    Nơi tạm chôn hài cốt

    Mẹ khóc khô nước mắt
    Tôi tìm hỏi nhiều nơi
    Nhưng vẫn chưa biết được
    Nấm mộ nào em tôi?...

    Thế rồi kì lạ quá
    Trong tất bật tháng ngày
    Tôi nhiều lần sửng sốt
    Chợt gọi thầm: “Khải ơi!”...

    Có phải chính em tôi
    Vai tựa vào chiếc nạng
    Ánh mắt nhìn điềm đạm
    Trong đêm mừng chiến công?

    Rồi khu kinh tế mới
    Chính em đang mải làm
    Chợt dừng tay vẫy gọi
    Khi xe tôi qua đường?


    Khi tôi thăm Côn Đảo
    Tàu cập bến – đã khuya
    Chính em ùa ra đón
    Quân hàm sao binh nhì...

    “Em chưa thể về nhà
    Em còn nhiều việc bận
    Chị có hiểu em không
    Mẹ ơi – xin đừng giận”...

    Với mọi người – em tôi
    Không còn tên còn tuổi
    Đài liệt sĩ vô danh
    Nấm mồ chung cỏ xanh

    Nhưng riêng tôi vẫn gặp
    Giữa biển xa, đèo cao
    Trên bao gương mặt trẻ
    Đứa em trai thuở nào

    Nó sống cùng đồng đội
    Vĩnh viễn tuổi hai mươi
    Tôi gọi tên em mãi
    Giữa núi sông ngàn đời...

    (PHAN THỊ THANH NHÀN)

    Câu 1. Nêu nội dung của bài thơ trên.
    Câu 2. Câu nào sau đây có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?
    A. “Nó ngã xuống chiến trường/ Giữa những ngày ác liệt”.
    B. “Đài liệt sĩ vô danh/ Nấm mồ chung cỏ xanh”.
    C. “Nó sống cùng đồng đội/ Vĩnh viễn tuổi hai mươi”.
    Câu 3: Dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép ở mỗi trường hợp sau có công dụng gì?
    A.Khi tôi thăm Côn Đảo
    Tàu cập bến – đã khuya
    B. “Em chưa thể về nhà
    Em còn nhiều việc bận
    Chị có hiểu em không
    Mẹ ơi – xin đừng giận”...
    C. Với mọi người – em tôi
    Không còn tên còn tuổi
    D. Tôi nhiều lần sửng sốt
    Chợt gọi thầm: “Khải ơi!”...
    Câu 4. Trong 2 từ " nấm mộ " và "nấm mồ" từ nào là từ ngữ địa phương?
    Câu 5: Từ “ sống” đặt trong ngữ cảnh câu thơ "Nó sống cùng đồng đội/ Vĩnh viễn tuổi hai mươi" được hiểu như thế nào?
    Câu 6: Viết 1 đoạn văn khoảng 5-6 câu trình bày suy nghĩ của em về những vấn đề đời sống được gợi ra từ bài thơ " Em tôi"?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em !
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1391738

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    Câu 1. Nội dung bài thơ viết về người em của tác giả chính là người lính trong cuộc kháng chiến đã hi sinh không thể trở về, Qua đó ta thấy được những hi sinh mất mát mà thế hệ cha anh đi trước đã trải qua để cho chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay
    Câu 2. C
    Câu 3.
    A.Khi tôi thăm Côn Đảo
    Tàu cập bến – đã khuya --> đánh dấu phần chú thích giải thích.
    B. “Em chưa thể về nhà
    Em còn nhiều việc bận
    Chị có hiểu em không
    Mẹ ơi – xin đừng giận”... --> dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật"
    C. Với mọi người – em tôi --> đánh dấu phần chú thích giải thích, bổ sung thêm
    Không còn tên còn tuổi
    D. Tôi nhiều lần sửng sốt
    Chợt gọi thầm: “Khải ơi!”... --> đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
    Câu 4. Từ "nấm mồ" là từ địa phương.
    Câu 5. Từ “ sống” đặt trong ngữ cảnh câu thơ "Nó sống cùng đồng đội/ Vĩnh viễn tuổi hai mươi" được hiểu là người em đã hi sinh, hi sinh cùng những người đồng đội khi tuổi đời mới hai mươi, nên người em sống mãi với tuổi 20 đó.
    Câu 6. Gợi ý: Vấn đề gợi ra cần phải biết ơn những gian lao vất vả và cả những hi sinh của thế hệ cha anh đi trước để có được sự tự do độc lập cho chúng em như ngày hôm nay. Bài thơ như một lời nhắc nhở em cần phải chăm chỉ học tập để mai này xây dựng và phát triển đất nước để xứng đáng với thế hệ cha anh.
    Đoàn Mạnh Kha khoảng 2 năm trước

    1391908

    @Nguyễn Thị Thanh ThủyCô ơi , ở câu 2, em thấy ý A. “Nó ngã xuống chiến trường/ Giữa những ngày ác liệt”.cũng có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh mà ( ngã- thay cho việc dùng từ chết). Nhờ cô xem lại giúp em với ạ!
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1391910

    Chào em, đúng rồi em nhé, câu đó cũng đúng em nha.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Nhận biết biện pháp tu từ nói giảm nói tránh - 1p:48sEm hãy viết 9-10 dòng nêu cảm nhận về người lính
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 3 năm trước

    1363835

    Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    viết đoạn văn 5-7 câu chia sẻ trải nghiệm của em về đại dịch Covid -19
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 3 năm trước

    1363238

    Chào em, đây là một đề bài mở, em có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để tự làm bài em nhé:
    1. Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Đại dịch Covid-19 là một nỗi ám ảnh ghê gớm với cuộc sống con người; song trong thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, con người cũng có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.
    2. Thân đoạn: Chia sẻ trải nghiệm của bản thân
    - Có thể trải nghiệm của em là được hỗ trợ mọi người làm các suất ăn từ thiện để hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người vô gia cư. Công việc ấy diễn ra từ sáng sớm đến tối mịt, lúc nào em cũng phải luôn tay luôn chân: khi thì xào rau, khi thì đóng cơm vào hộp... Ngày nào về nhà, nằm xuống giường là em cũng chìm luôn vào giấc ngủ. Song tinh thần em luôn thoải mái, vui vẻ và thấy cuộc sống có ý nghĩa vì mình đã và đang góp phần giúp nhân dân vượt qua đại dịch kinh khủng ấy...
    - Có thể là trải nghiệm em cùng gia đình làm bánh; trải nghiệm em may khẩu trang...
    3. Kết đoạn: Cảm xúc của em về trải nghiệm trong đại dịch Covi-19 ấy.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat