Ngữ văn 7 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  Mục lục bài giảng
  • Xếp từ ghép câu
  • Mạch lạc và chức năng của mạch lạc trong văn bản
  • Liên kết và chức năng của liên kết trong văn bản
  • Luyện tập
  • Tập làm biên tập viên
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

THTV1_Mạch lạc và liên kết trong văn bản

Độ dài: 7 phút - Số lượt học 1.063

5 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Xếp từ ghép câu - 5p:40sviết đoạn văn (7 câu) về 1 sự việc có thật về việc bảo vệ môi trường. Thuyết minh ngắn gọn về tính mạch lạc và liên kết của đoạn văn

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1478585

    Chào em, với đề bài đó, em có thể kể lại sự việc em cùng các bạn của mình dọn dẹp vệ sinh trường lớp em nhé. Em cần chú ý miêu tả vào hoạt động của các bạn: người lau bàn, người lau sàn nhà, người lau quạt trần, tủ đồ, người lại dọn dẹp, trang trí cho lớp....
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Xếp từ ghép câu - 2sViết 1 bài văn nghị luận (phản đối):Mạng xã hội chỉ mang lại tiêu cực và phiền toái
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1428235

    Chào em, với đề bài như vậy, em cần nêu rõ mạng xã hội cũng có những tác động tích cực trong đời sống của con người. Ví dụ:
    - Kết nối bạn bè
    - Chia sẻ tin tức, kiến thức
    - Chia sẻ cảm xúc cá nhân
    - Bán hàng, kinh doanh
    - Giải trí
    - ...
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Xếp từ ghép câu - 6sviết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Trong đó sử dụng phép liên kết đã học
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1409273

    Chào em, với đề bài như vậy, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    Định hướng
    Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước.
    * Giải thích về tình yêu quê hương đất nước
    - Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
    - Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình.
    * Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước
    - Trong thời kì chiến tranh:
    + Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm súng đi chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước.
    + Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiền tuyến.
    + “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
    + Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
    - Trong thời bình:
    + Tình cảm với người thân trong gia đình
    + Tình làng nghĩa xóm.
    + Sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,...).
    + Lòng tự hào dân tộc qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc
    + Các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
    + Sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước
    + Không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
    + Những hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
    + Sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
    + Quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.
    * Vai trò của tình yêu quê hương đất nước
    - Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.
    - Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.
    - Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
    - Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
    - Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.
    - Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
    * Phản đề
    - Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc:
    + Chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức.
    + Quên đi cội nguồn, ăn cây táo rào cây sung
    + Xa lánh và rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước
    * Bài học nhận thức, hành động
    - Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
    - Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.
    - Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.
    - Lên án một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,...
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Xếp từ ghép câu - 5snếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hy vọng vào một cuộc sống khác,khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt,khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó . Bằng những hiểu biết của em về ca dao hãy làm sáng tỏ nhận định trên
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1406688

    Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. Mở bài
    - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hy vọng vào một cuộc sống khác,khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt,khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó .
    2. Thân bài
    a. Giải thích
    - Truyện cổ tích là gì? --> nhấn mạnh đến đặc trưng của truyện cổ tích: thể hiện ước mơ của tác giả vào sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái tốt trước cái xấu, cái công bằng trước cái bất công...
    - Ca dao thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân dân lao động, là tiếng lòng xuất phát từ cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả...
    b. Chứng minh
    - Ca dao than thân: tiếng lòng của người phụ nữ phải chịu bao bất công, ngang trái trong xã hội xưa - không được quyết định tương lai, số phận của mình mà hoàn toàn lệ thuộc vào nam giới:
    "Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
    "Thân em như giếng giữa đàng - Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"...
    - Ca dao đã phản ánh tình cảm gia đình trên một số khía cạnh:
    + Tình cảm của con cháu với ông bà.
    + Tình cảm của con cái với cha mẹ.
    + Tình cảm của anh chị em trong gia đình.
    + Tình cảm vợ chồng gắn bó.
    - Ca dao ngợi ca tình bạn quý giá.
    Ví dụ: “Ra đi vừa gặp bạn hiền – Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời”.
    - Ca dao phản ánh niềm thương nhớ bạn.
    Ví dụ: “Rồi mùa tóc rã rơm khô – Bạn về xứ bạn biết nơi mô mà tìm”.
    ...
    3. Kết bài: Khẳng định vấn đề.
  • Nguyen Thuy Chi khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Liên kết và chức năng của liên kết trong văn bản - 1p:48s? Hãy chỉ ra tính mạch lạc và liên kết trong đoạn văn sau:
    “ Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân. Từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. (Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1405802

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    - Tính mạch lạc: đoạn văn có sự thống nhất về mặt nội dung, đoạn văn đã giải thích được vì sao hàng năm lại có mưa gió, bão lụt.
    - Tính liên kết:
    + Phép lặp, lặp từ "Sơn Tinh", "Thủy Tinh" ở câu 1 và câu 3.
    + Sử dụng phép thế để liên kết câu 1 với câu 2: "Thần nước" thay thế cho "Thủy Tinh".
    + Phép nối: sử dụng từ nối "Từ đó" để liên kết câu 2 với 3

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat