Ngữ văn 7 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  Mục lục bài giảng
  • Nhìn hình đoán tên lễ hội
  • Đọc và tìm hiểu chú thích
  • Kiểu văn bản và bố cục
  • Giới thiệu khái quát về hội lồng tồng của đồng bào Việt Bắc
  • Tìm hiểu trò chơi ném còn
  • Tìm hiểu trò chơi múa sư tử
  • Tìm hiểu về hoạt động hát lượn
  • Ý nghĩa, giá trị của hội lồng tồng
  • Đề tài – chủ đề văn bản hội lồng tồng
  • Tình cảm, thái độ của tác giả và hình thức của văn bản
  • Những lễ hội truyền thống của đồng bào Tây Bắc
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Văn bản 3: Hội lồng tồng (Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ)

Độ dài: 42 phút - Số lượt học 783

6 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Nhìn hình đoán tên lễ hội - 26sHãy nêu một vài hiểu biết của em về cảnh sắc thiên nhiên cũng như đời sống của đồng bào vùng Việt Bắc nước ta
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 1 năm trước

    1472139

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, cháy rừng…), do vậy nông nghiệp không phải là thế mạnh, nhưng nó lại góp phần quan trọng cho việc hình thành những nét văn hóa truyền thống của khu vực.
    Đồng bào ở thung lũng Thái Tây Bắc đã xây dựng hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ văn vần: " Mương – Phai – Lái – Lịn", lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc, đồng bào lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai". Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương". Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái". Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số. Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá. Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ, cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng. Và món cá là biểu hiện lòng hiếu khách :
    “Đi ăn cá, về nhà uống rượu
    Ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm”
    Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt. Con người nơi đây còn biết cách kết hợp ruộng với trồng hoa màu để cải thiện đời sống. Ruộng bậc thang cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc. Điều này đã được hàng triệu du khách tới thăm.
    VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA TÂY BẮC
    Nét đặc trưng riêng biệt nhất của văn hóa các dân tộc Tây Bắc phải kể đến ẩm thực. Nhờ sự kết hợp của 34 dân tộc khác nhau khiến ẩm thực của vùng đất này hội tụ nhiều điểm đặc biệt.
    Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng ngày, trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm.
    Đến với Tây Bắc, bạn sẽ được thưởng thức những món độc lạ. Nổi bật nhất trong đó cần kể đến: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác…
    TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
    Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.
    Trang phục của người Thái thường gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, nón, khăn… Người dân còn sử dụng các trang sức được làm bằng bông, kim loại…
    Trang phục của người Dao lại có phần sặc sỡ hơn. Những hoa văn hồng, đỏ, xanh, đen kết hợp lại với nhau giúp tỏa sáng. Một bộ trang phục của cô gái Dao thường gồm áo, xà cạp, yếm, váy. Ngoài ra, các cô gái nơi đây còn kết hợp trang phục để tạo nên sự hoàn chỉnh nhất trong trang phục…
    Người Mông chủ yếu mặc quần áo. Tuy nhiên, những bộ quần áo do người dân thiết kế chủ yếu mang đặc trưng vùng đồi núi. Váy chàm của các cô gái thường được thêu những hoa văn xưa cổ để tạo nên đặc trưng riêng…
    KIẾN TRÚC NHÀ Ở
    Văn hóa dân tộc Tây Bắc còn in đậm trong từng kiến trúc nhà ở của người dân khu vực. Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau nhưng tạo nên được một Tây Bắc rất riêng.
    Người Thái thường xây dựng nhà sàn chuẩn theo “Hướn hạn phủ táy”. Những ngôi nhà sàn xây dựng rất tài hoa và đáp ứng được sự hài hòa giữa không gian sống, thiên nhiên và con người. Người Thái làm nhà có số gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa.
    Người Dao thường tạo nên các công trình nửa trệt nửa sàn phong phú. Kiểu nhà truyền thống của người Dao được thiết kế ba gian, chắp ghép lại với nhau bằng những nguyên liệu rời rạc.
    Người Mông thường xây dựng nhà trệt, không gác. Nhà ở gồm ba gian với kết cấu chắc chắn được làm bằng gỗ. Gian chính được người dân sử dụng đặt bàn thờ tổ tiên. Gian ngoài dành cho nam sinh hoạt, gian trong dành cho việc bếp núc.
    Dù xây dựng theo lối kiến trúc nào đi chăng nữa, mỗi kiến trúc đều thể hiện rõ ràng văn hóa Tây Bắc.

    1472200

    @Nguyễn Thị Thúy Ngaem cảm ơn ạ
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 1 năm trước

    1472240

    Không có gì em nhé, chúc em học tốt.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    một số biện pháp bảo tồn và phát huy lễ hội gầu tào
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1396094

    Chào em, phần này chắc em phải tìm hiểu kĩ gắn với phong tục, tập quán của người dân nơi đây, trong đó, theo ad:
    - Cần phải tuyên truyền lễ hội này đến với du khách trong và ngoài nước
    - Thế hệ đi trước cần ghi chép lại những nét độc đáo của lễ hội dạy bảo thế hệ con cháu của mình
    - Thế hệ trẻ ở vùng đó cần phải tích cực gìn giữ, bảo vệ lễ hội...

    1396096

    @Phạm Văn TuânEm cảm ơn ạ!
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1396102

    Không có gì em nhé, chúc em học tốt.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1396046

    Chào em, với đề bài như vậy, em tham khảo một số gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Văn hóa truyền thống trong xã hội hiện nay.
    2. Thân bài
    a. Giải thích: Văn hóa truyền thống là gì? (Văn hóa truyền thống là hệ thống giá trị văn hóa đã hình thành và luôn được bổ sung để trở thành phẩm chất văn hóa một dân tộc từ xa xưa. Văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc gắn liền với phong tục, tập quán như lễ hội, tập tục xông đất đầu năm, mừng tuổi, gói bánh chưng...).
    b. Thực trạng: Hiện nay văn hóa truyền thống đang ngày càng mai một; không còn được như trước (Thế hệ trẻ đang có xu hướng sính ngoại mà đánh mất những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta: từ cách ăn mặc, suy nghĩ cho đến lối sống của một bộ phận đều đang "đi ngược" lại với phong tục, tập quán của ông cha ta xa xưa: nhiều bạn trẻ ăn mặc hở hang, lòe loẹt đến với những nơi công cộng, thậm chí là những nơi linh thiêng như đền, chùa...)
    c. Nguyên nhân
    - Do thời đại hội nhập 4.0
    - Do suy nghĩ "hàng ngoại tốt hơn hàng nội"
    - Tiếp thu văn hóa nước ngoài nhưng không có chọn lọc...
    d. Hậu quả
    - Có thể làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời do ông cha dày công gây dựng: Những lễ hội, cuộc thi dân gian không còn được nhận nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của các nước trên thế giới. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
    e. Giải pháp
    - Trước hết, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh cần phải tìm hiểu, trau dồi những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thật tốt những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tổ chức nhiều hơn những hoạt động tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức đúng đắn về giữ gìn bản sắc dân tộc. Gia đình, cộng đồng cũng phải cùng chung sức, đồng lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó để không bị phai nhạt trong các luồng văn hóa khác.
    3. Kết bài: Khẳng định vấn đề: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt nam chúng ta. Vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Kiểu văn bản và bố cục - 1p:1sEm thưa thầy, ở bài giảng mục tìm hiểu kiểu văn bản thầy nói VB Hội lồng tồng thuộc kiểu văn bản thông tin ạ.
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1395165

    Chào em, văn bản "Hội tồng ngồng" là kiểu văn bản thông tin sử dụng phương thức biểu đạt là thuyết minh. Ban nãy Ad chưa nói rõ cho em, trong một kiểu văn bản có thể sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
    Ví dụ: văn bản tự sự "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" có sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự, ngoài ra có kết hợp với phương thức miêu tả và biểu cảm.

    1395166

    @Nguyễn Thị Thanh Thủycâu trả lời của thầy/cô là kiểu văn bản thông tin. Vậy kiểu văn bản thông tin và kiểu văn bản thuyết minh có khác nhau không ạ
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1395173

    2 kiểu văn bản này có khác nhau em nhé!
    - Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó,... Văn bản thông tin thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh,...
    - Văn bản thuyết minh là loại văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống có chức năng cung cấp các tri thức về tính chất, đặc điểm, nguyên nhân... của các sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
    --> Dựa vào khái niệm này có thể thấy văn bản thông tin thì được trình bày một cách đa dạng hơn, có kết hợp cả hình ảnh, âm thanh, đồ họa còn văn bản thuyết minh chủ yếu được trình bày bằng chữ viết.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Những lễ hội truyền thống của đồng bào Tây Bắc - 2p:16sEm thưa thầy văn bản Hội lồng tồng thuộc kiểu văn bản thông tin hay văn bản thuyết minh ạ?
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1395162

    Chào em, văn bản "Hội lồng tồng" thuộc kiểu văn bản thuyết minh em nhé!
Xem thêm 1 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat