Ngữ văn 7 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  Mục lục bài giảng
  • Cha nói với con vể vẻ đẹp của người đồng mình
  • Lời căn dặn của cha trước khi con lên đường
  • Đề tài và chủ đề
  • Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ “Nói với con”
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Văn bản 3: Nói với con (Y Phương) - Phần 2

Độ dài: 32 phút - Số lượt học 565

2 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Đoàn Mạnh Kha khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Cha nói với con vể vẻ đẹp của người đồng mình - 22sĐọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
    Ngữ liệu 1:
    Người đồng mình thương lắm con ơi
    Cao đo nỗi buồn
    Xa nuôi chí lớn
    Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
    Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
    Sống trong thung không chê thung nghèo đói
    Sống như sông như suối
    Lên thác xuống ghềnh
    Không lo cực nhọc
    ( Ngữ văn 9,Tập Hai,NXB Giáo dục, tr.72)
    Ngữ liệu 2:
    Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xa có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
    ( Ngữ văn 9,Tập Hai,NXB Giáo dục, tr.117)

    Câu 1. Chỉ ra điểm gặp gỡ ( điểm chung) giữa 2 ngữ liệu trên
    Câu 2. Từ nội dung của 2 ngữ liệu, hãy nêu suy nghĩ của em về cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước đối với mỗi người.

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1426298

    Chào em, đây là đề bài của lớp 9, không phải đề bài của lớp 7 em ạ, em đăng đúng kiến thức mình được học thôi em nhé.
    Đoàn Mạnh Kha khoảng 2 năm trước

    1426304

    @Phạm Văn TuânLớp 7 đang học bài Nói với con mà thầy , kèm theo 1 ngữ liệu khác. Vì chương trình mới các thầy cô toàn ra ngữ liệu ngoài chương trình. Em chưa hiểu nên mới hỏi.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1426305

    Chào em, vậy thì đề bài này không hợp lí, vì văn bản "Những ngôi sao xa xôi" là văn bản của chương trình lớp 9, tách một đoạn ra để hỏi học sinh lớp 7 như vậy là quá sức, em nên đọc toàn bộ văn bản để tự trả lời câu hỏi em nhé. Ad sẽ gợi ý cho em một vài ý chính:
    1. Điểm chung: đều ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
    2.
    - Cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước:
    + Có những con người thể hiện tình cảm ấy một cách lặng thầm: âm thầm cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho quê hương như tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, tham gia vào công tác bảo vệ môi trường,...
    + Có những người thể hiện tình yêu quê hương đất nước một cách trực tiếp, được nhiều người biết đến để góp phần lan tỏa đến những người xung quanh: đó là những nghệ sĩ lớn, là những nhà hoạt động chính trị, là những chiến sĩ đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Hãy giới thiệu văn bản "Nói với con"
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1418240

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Y Phương, một nhà thơ mang tiếng nói riêng rất đặc trưng của dân tộc Tày, thơ của ông rất bình dị, tự nhiên và trong sáng. Những tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn tích cực tốt đẹp với các khía cạnh của cuộc sống. "Nói với con" - một trong những tác phẩm của nhà thơ, bài thơ nói về cuộc trò chuyện thủ thỉ của người cha dành cho con lúc mới lọt. Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình, dân tộc và ý chí mạnh mẽ của người đồng mình. “Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời. Thể thơ tự do, bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat