Ngữ văn 7 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  Mục lục bài giảng
  • Đi tìm trò chơi dân gian
  • Xác định kiểu bài và yêu cầu của kiểu bài
  • Phân tích bài văn tham khảo
  • Lựa chọn đề tài – tìm ý – lập dàn ý
  • Viết bài văn – kiểm tra và chỉnh sửa
  • Lập dàn ý cho đề văn thuyết minh về quy tắc/ luật lệ trong trò chơi nhảy bao bố.
  • Sách hay cùng đọc
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

VIẾT

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Độ dài: 48 phút - Số lượt học 1.177

14 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Sách hay cùng đọc - 1p:48sLập dàn ý cho đề văn sau:
    Thuyết minh về luật lệ của một trò chơi dân gian mà em biết

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1479301

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    - Mục đích:
    Nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể
    - Chuẩn bị:
    + Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1,5-2m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6m. Các em đứng 2 chân rộng bằng vai, thân trên ngả về trước.
    + Em đứng đầu của mỗi hàng cầm một quả bóng (hoặc một chiếc khăn).
    - Cách chơi:
    Giáo viên phát lệnh “Chuẩn bị…!”, những em đứng đầu của mỗi hàng cầm bóng bằng 2 tay giơ lên cao. Khi thấy các em đã chuẩn bị xong, giáo viên hô “Bắt đầu!” hoặc thổi một hồi còi, em cầm bóng nhanh chóng ngửa người, đưa bóng bằng hai tay cho bạn đứng sau mình, bạn số 2 đưa hai tay ra trước nhận bóng rồi đưa bóng ra sau cho số 3 và tiếp tục lần lượt như vậy cho đến em cuối cùng. Em cuối cùng sau khi nhận bóng, bước sang phải một bước rộng hơn vai, kẹp bóng vào giữa hai đùi, bật nhảy bằng 2 chân về phía trước. Khi đến ngang em đứng ở đầu hàng, nhanh chóng đứng vào trước mặt bạn rồi ngửa người chuyền bóng ra sau cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, em cuối cùng sau khi nhảy xong, đứng vào đầu hàng, đứng vào đầu hàng, đưa bóng lên cao bằng hai tay và hô to “Xong!”. Giáo viên căn cứ vào đó xem hàng nào xong trước, ít phạm quy, hàng đó thắng cuộc. Nếu để bóng rơi, nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi bắt đầu từ chỗ bóng bị rơi.
    Những trường hợp phạm quy:
    + Trao bóng trước lệnh.
    + Không trao bóng theo thứ tự mà lăn bóng.
    + Không kẹp bóng nhảy mà ôm bóng chạy.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Bài này đã đủ các yêu cầu trong sách chưa ạ(Thuyết minh luật lệ trò chơi)
    Những trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp rèn luyện sức khỏe. Một trong những trò chơi rất phổ biến đối với học sinh là nhảy dây tập thể.
    Cũng như những trò chơi khác, nhảy dây tập thể có luật lệ riêng. Về dụng cụ, trò chơi này sẽ sử dụng một sợi dây thừng có bề ngang bằng ngón tay cái, dài khoảng tám đến mười mét.
    Về số lượng người tham gia không giới hạn. Nhưng mỗi lần chơi sẽ có tối đa mười người. Hai người phụ trách quay dây, những người còn lại sẽ tham gia nhảy. Người chơi cần có sức khỏe, sự linh hoạt và sức bền tốt. Khi tham gia chơi, người chơi cần mặc trang phục gọn gàng, thoải mái.
    Trò chơi này có luật chơi khá đơn giản. Người chơi sẽ chia làm các đội để thi đấu với nhau. Mỗi đội có mười thành viên. Hai bạn phụ trách quay dây theo chiều kim đồng hồ. Tám bạn còn lại sẽ lần lượt nhảy vào theo thứ tự. Người trước thành công nhảy vào dây, nhảy tại chỗ được năm cái thì người thứ hai mới được nhảy vào. Cứ như vậy lần lượt đến khi cả tám thành viên đều đã vào được dây, cùng nhảy tại chỗ năm lần thì thành công. Đội thành công với số lần thử ít nhất sẽ là đội dành chiến thắng.
    Trò chơi nhảy dây tập thể giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo và bền bỉ. Không chỉ vậy, trò chơi còn giúp củng cố tinh thần đoàn kết giữa người chơi bởi đây là trò chơi có tính tập thể cao.
    Trò chơi nhảy dây tập thể được nhiều học sinh yêu thích, lựa chọn chơi vào mỗi giờ giải lao bởi những lợi ích của trò chơi này
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1429130

    Chào em, bài làm của em đã đảm bảo được các yêu cầu thuyết minh về luật lệ một trò chơi rồi em nhé
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Thầy sửa cho em bài văn này ạ:
    Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
    Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa phong phú, toát lên vẻ đẹp văn hóa độc đáo với những giá trị tinh thần đa dạng. Trong đó, trò chơi dân gian được xem là một nét đẹp văn hóa tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trò chơi kéo co là một trong những trò chơi nhân dân thú vị và phổ biến nhất.
    Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi người Ai Cập cổ đại đã tổ chức các cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên, đồng thời hiện nay trò chơi kéo co trở nên ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, trở thành một trò chơi giải trí của cả người nông thôn và thành thị.
    Để chơi kéo co, người chơi phải chuẩn bị một sợi dây chắc và độ dài phù hợp với số lượng người tham gia. Phần giữa của dây được đánh dấu bằng một vạch màu. Khoảng cách từ vạch giữa sân đến hai đội là khoảng một mét. Mỗi đội thường bao gồm 10-15 người, tất cả phải cùng nhau kéo sợi dây tới phía mình khi có hiệu lệnh hoặc còi. Đội nào kéo được đến vạch cuối cùng trên sợi dây sẽ thắng.
    Để đảm bảo tính công bằng cho trò chơi, có nhiều quy định, chẳng hạn như không vắt chéo dây, không nằm xuống, không gian lận trong khi kéo co. Trong quá trình chơi, các đội sẽ có những chiến thuật khác nhau, và thường có đội trưởng hỗ trợ và chỉ đạo cho các thành viên. Trong tiến trình chơi, các thành viên cũng thường hô to để khích lệ tinh thần đồng đội.
    Trò chơi kéo co thường được chia thành ba hiệp, mỗi hiệp kéo dài từ vài giây đến vài phút. Trò chơi yêu cầu tính kiên nhẫn và lòng đồng đội cao. Trong lúc chơi, có thể tay bạn sẽ bị phồng rộp và đau nhức do ma sát với dây. Tuy nhiên, duy trì sự khích lệ của cả người chơi và người hâm mộ, khiến chiến thắng trong trò chơi trở nên càng thêm vui. Và tất cả những tiếng hô, đồng hành, cổ vũ, đánh trống, tiếng reo hò sau đó sẽ làm tăng thêm niềm vui và sự tự hào cho những người chơi.

    Trò chơi kéo co mang lại nhiều lợi ích cho người chơi. Đặc biệt là trong trường học, nó giúp các học sinh rèn luyện sức bền, tăng cường sức khỏe và nâng cao tính đồng đội, tinh thần hợp tác trong nhóm. Ngoài ra, trò chơi kéo co còn giúp kích thích hoạt động thể chất, giảm stress và tạo ra một môi trường giải trí, thú vị cho tất cả mọi người.
    Cuối cùng, trò chơi kéo co kết thúc với kỷ niệm vui vẻ và tính đoàn kết của tất cả thành viên. Hãy tiếp tục tham gia những trò chơi thú vị để tăng sức khỏe và tạo ra những khoảnh khắc tuyệt vời cùng nhau!
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 2 năm trước

    1428417

    Chào em, bài làm của em Ad nhận xét như sau:
    - Câu văn lặp từ: "Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa phong phú, toát lên vẻ đẹp văn hóa độc đáo với những giá trị tinh thần đa dạng. Trong đó, trò chơi dân gian được xem là một nét đẹp văn hóa tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam." => Bỏ từ "Việt Nam" ở cuối câu đi.
    - Dùng từ chưa chính xác: "Trò chơi kéo co là một trong những trò chơi nhân dân thú vị và phổ biến nhất." => "trò chơi dân gian"
    - Câu văn cuối đoạn văn để đó chưa hợp lí: "Cuối cùng, trò chơi kéo co kết thúc với kỷ niệm vui vẻ và tính đoàn kết của tất cả thành viên. Hãy tiếp tục tham gia những trò chơi thú vị để tăng sức khỏe và tạo ra những khoảnh khắc tuyệt vời cùng nhau!" nên để câu này lên trước phần kết bài.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đi tìm trò chơi dân gian - 19scô ơi giúp em ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1427464

    Chào em, em tham khảo nhé!
    1.Mở bài
    2. Thân bài
    a) Giải thích
    - Danh ngôn có câu: “Một trí óc bảo thủ là một trí óc đang chết dần”. Tác hại mà tư tưởng bảo thủ gây ra với mỗi tập thể, mỗi xã hội là rất rõ ràng. Tác hại của tư tưởng bảo thủ sẽ càng lớn khi nó được áp đặt vào người khác, áp đặt vào tập thể. Do đó sẽ rất nguy hại nếu người mang tư tưởng bảo thủ giữ chức vụ cao, nhất là những người giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
    - Tóm tắt lại câu chuyện và chỉ ra nội dung của câu chuyện: không nên nhìn sự vật, đúc kết vấn đề từ lăng kính, góc nhìn của bản thân, cần phải biết tiếp thu, học hỏi và không nên bảo thủ.
    Từ câu chuyện trên, suy rộng ra cho chúng ta thấy tính chất nguy hại của tư tưởng bảo thủ đối với sự phát triển của xã hội. Nhận thức rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng bảo thủ, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến việc đấu tranh ngăn chặn tư tưởng bảo thủ. Trong Thư gửi đồng bào và cán bộ xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), ngày 13-2-1962, khi đề cập đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”. Trong nhiều bài viết, bài nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích rõ tác hại của tư tưởng bảo thủ. Người ví nó như sợ dây trói buộc, ngăn cản sự tiến bộ của con người, ngăn cản sự phát triển của tập thể.
    3.Kết bài
    + Dám đối mặt, dám đổi thay.
    – Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của bản thân
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Đi tìm trò chơi dân gian - 5sThầy/cô cho em gợi ý để đẫn dắt vào phần mở dầu đoạn nêu ý nghĩa của trò chơi "Bịt mắt bắt dê" ạ
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1427433

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo.

    Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ trong những bức tranh cổ, chúng ta còn lưu lại những hình ảnh về một miền kí ức xưa kia với những cô bé, cậu bé chơi trò chơi hay những người lớn cùng nhau đứng trong một vòng tròn, bịt mắt để bắt dê. Như chính cái tên của trò chơi này, đây là trò chơi nhiều người cùng tham gia, bịt mắt để bắt được dê. Chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao là "bắt dê" chứ không phải bắt một con vật nào khác. Điều này được lí giải bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật nhất định. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, đây được coi là trò chơi khá khó khăn nhưng lại vô cùng thú vị, hấp dẫn.


    Thông thường, theo cách chơi trước kia, đúng nguyên bản của trò chơi, đây là trò chơi thường được tổ chức trong các lễ hội. Với sự tham gia của những người lớn là chủ yếu, đặc biệt là những bạn nam thanh nữ tú tham gia lễ hội. Có hai người chơi chính, họ được bịt mắt để tìm bắt dê. Con dê sẽ được đeo một vật để phát ra được tiếng động giúp cho người tìm dễ nhận biết được. Những người xung quanh không tham gia chơi sẽ đóng vai trò làm khán giả, hò reo cổ vũ người chơi. Tất cả tạo nên một không khí sôi nổi, sinh động và thú vị của lễ hội. Sau một quãng thời gian nhất định, người chơi phải tìm ra được con dê. Nếu cả hai không tìm được, trò chơi kết thúc và nhường lượt chơi cho những người tiếp theo.

    Sau này, trò chơi bịt mắt bắt dê có rất nhiều những biến thể khác nhau. Có khi là hai hay nhiều người cùng chơi, họ vẫn bịt mắt nhưng điều khác biệt là không có con dê nào được bắt cả. Một người chơi chính sẽ bắt những người còn lại, những người còn lại hóa thân thành những chú dê, có thể phát ra những tiếng động để người chơi chính dễ tìm thấy. Vì thế, với biến thể này, nhiều đối tượng có thể tham gia chơi, ngay cả trẻ em cũng có thể chơi trò chơi này để rèn luyện tính phán đoán, sự nhanh nhạy và linh hoạt, rèn luyện các giác quan khác nhau. Cũng chính vì tính phổ biến của trò chơi, bịt mắt bắt dê được tổ chức ở rất nhiều địa điểm, những dịp khác nhau. Trong nhà trường, các hội thi, các lễ hội đều có thể tổ chức trò chơi này.
    Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển, khi nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của con người ngày một cao, có rất nhiều những trò chơi hiện đại, tiên tiến ra đời. Vậy nhưng, những trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi bịt mắt bắt dê luôn là một phần kí ức của tuổi thơ, luôn là một mảnh kí ức đẹp trong tâm hồn người Việt. Cũng chính vì nét đẹp văn hóa này, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh của trò chơi này trong các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh hay thơ ca
Xem thêm 9 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat