Ngữ văn 7 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

  Mục lục bài giảng
  • Chủ đề và đặc sắc nghệ thuật
  • Lập hồ sơ cho các nhân vật trong văn bản
  • Viết kết nối với đọc và sơ đồ tư duy
  • Sách hay cùng đọc – giới thiệu cuốn sách “Các loài chim Việt Nam”
Nhấn để bật tiếng
Thời gian hiện tại 0:00
/
Độ dài 0:00
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Kiểu StreamTRỰC TIẾP
Thời gian còn lại -0:00
 
1x
X

ĐỌC

Văn bản 1: Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều) - Phần 3

Độ dài: 9 phút - Số lượt học 3.093

12 Câu hỏi

Câu hỏi đã được giải đáp Câu hỏi của tôi Câu hỏi hay
Sắp xếp theo Mới nhất Đánh giá cao
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Lập hồ sơ cho các nhân vật trong văn bản - 1p:34snhân vật Mon có ngoại hình như thế nào(chi tiết trong tác phẩm, suy luận của em về nhân vật)
    mon có mối quan hệ gì với các nhân vật khác(chi tiết trong tác phẩm, suy luận của em về nhân vật)
    lời người kể chuyện về nhân vật mon(chi tiết trong tác phẩm, suy luận của em về nhân vật)
    nhận xét trực tiếp về nhân vật mon(chi tiết trong tác phẩm, suy luận của em về nhân vật)
    hành động của nhân vật mon(chi tiết trong tác phẩm, suy luận của em về nhân vật)
    ngôn ngữ của nhân vật mon(chi tiết trong tác phẩm, suy luận của em về nhân vật)
    nội tâm của nhân vật mon(chi tiết trong tác phẩm, suy luận của em về nhân vật)
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Phạm Văn Tuân khoảng 1 năm trước

    1466581

    Chào em, của em có nhiều câu hỏi quá em ạ, ad sẽ chỉ gợi ý cho em một câu hỏi, các câu hỏi khác, em phải tự làm em nhé:
    - Mon là người em trong câu chuyện (thể hiện qua lời thoại mà Mon nói với Mên: Anh Mên ơi, anh Mên!...)
    - Nhận xét về nhân vật Mon: Tình yêu thương sâu sắc với động vật cùng tấm lòng trân trọng sự sống được thể hiện qua lời nói và hành động:
    + Lời nói: những câu hỏi dồn dập về tình hình bên ngoài và sự an nguy của bầy chim chìa vôi dành cho anh Mên.
    + Hành động: theo anh ra bờ sông trong đêm vắng: bì bõm lội theo.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Viết kết nối với đọc và sơ đồ tư duy - 2p:7sviết đoạn văn 5 đến 7 câu kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của nhân vật mên hoặc mon ngôi thứ nhất

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 2 năm trước

    1454712

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau em nhé:
    Bầy chim đã bay lên, tôi thấy mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Bỗng một con chim đuối sức, rơi xuống như một chiếc lá. Tôi và anh Mên hết sức lo lắng, hồi hộp. Nhưng rồi khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Tôi im lặng như nín thở, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Chúng đã thực hiện xong chuyến bay đầu tiên quan trọng nhất trong đời. Cuối cùng chúng đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông, hai anh em tôi vẫn đứng không nhúc nhích.
  • Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    trình bày ý kiến của em về 1 vấn đề đời sống đc gợi ra nhân vật Mon và Mên trong văn bản bầy chim chìa vôi

    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1445623

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Sau khi đọc xong tác phẩm “Bầy chim chia vôi” của Nguyễn Quang Thiều, qua tình yêu thương loài vật của hai nhân vật Mên và Mon, em đã suy nghĩ rất nhiều về tình yêu thương các loài vật hoang dã quý hiếm trong cuộc sống ngày nay.
    Hai anh em Mên và Mon trong tác phẩm đều có tình yêu thương loài vật sâu sắc, nhất là sự quan tâm, lo lắng cho chú chim non chia vôi. Vào ngày mưa lớn, Mon lo cho những chú chim sẽ bị chết úng vì chúng không thể bay được vào bờ. Hai anh em đã rủ nhau đi giải cứu những chú chim đó. Chứng kiến cảnh một chú chim non cố gắng hết sức bay lên bầu trời thực hiện chuyến bay đầu tiên trong đời khiến cho hai anh em cảm động nghẹn ngào. Từ tình yêu thương loài chim của hai anh em trong tác phẩm đã gợi nên trong mỗi người đọc nhiều suy nghĩ về những loài vật hoang dã quý hiếm cũng cần chúng ta dành tình yêu thương.
    Hiện nay trên thế giới còn tồn tại rất nhiều những loài động vật hoang dã, quý hiếm, nhưng sự sống của chúng đang bị đe dọa ở mức báo động và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thật không khó để tìm thấy những thông tin về các vụ việc săn bắn, giết hại động vật hoang dã trên khắp cả nước. Tình trạng săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật đã đẩy nhiều loài vật dến bờ vực tuyệt chủng. Nhiều cánh đồng quê hiện nay, các đối tượng săn bắn đã rải hàng trăm con có giả làm bằng xốp để thu hút chim đến để bẫy. Đó quả là những hành vi đáng báo động, gây thiệt hại và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng rất nghiêm trọng.
    Vậy nguyên nhân các loài vật quý hiếm đang dần bị tuyệt chủng xuất phát từ đâu? Trước hết là bắt đầu từ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, cùng với tốc độ đô thị hóa ở các quốc gia đã thu hẹp dần môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, nguyên nhân lớn hơn vẫn là do ý thức, lòng tham của con người. Do nhu cầu săn bắn, giết thịt hoặc nuôi nhốt các loài vật để làm thú cưng của họ. Những con vật càng quý hiếm thì người ta càng ra sức săn bắn và tận diệt. Ngoài ra còn do bị buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp vì nhiều mục đích khác nhau như là làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức… phục vụ cho con người.
    Đứng trước mối nguy cơ đó, chúng ta cần phải đề ra biện pháp như thế nào? Đối với những hành vi săn bắn, giết án động vật quý hiếm trái phép thì cần phải lên án mạnh mẽ và đưa ra mức phạt và kỉ luật thật nặng. Tổ chức nhiều chương trình hợp tác quốc tế giữa các nước về chăm sóc, chữa trị, bảo vệ, cứu hộ động vật hoang dã hiệu quả. Tích cực tham gia công tác tình nguyện cứu hộ động vật, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã đến cộng đồng. Hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cần phải vận hành có hiệu quả hơn. Có như vậy, chúng ta mới cứu sống được những giống loài động vật quý hiếm đó.
    Mỗi loài động vật hay thực vật đều có giá trị riêng, giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Thiên nhiên đang kêu cứu, vì vậy, chúng ta cần chung tay, nỗ lực để cùng bảo tồn động vật hoang dã.
  • Phùng Hữu Phú khoảng 2 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    Chủ đề và đặc sắc nghệ thuật - 36sbạo lực học đường là một vấn nạn lớn làm đau đầu các nhà quả lý giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quền,gây bức xúc và hoạng mang cho phụ huynh,thầy cô và học sinh ,hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về ý kiến trên
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thúy Nga khoảng 2 năm trước

    1414603

    Chào em, em tham khảo nhé!
    Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
    Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".
    Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.
    Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
    Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
  • Phùng Hữu Phú khoảng 3 năm trước
    Thưa thầy/cô. Em có vấn đề chưa hiểu, em xin đặt câu hỏi như sau:
    viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ sau " hạt gạo làng ta " nghệ thuật nội dung của nó
    Nhờ thầy cô hỗ trợ giúp em ạ. Em cảm ơn.
    Trợ giảng Online - Nguyễn Thị Thanh Thủy khoảng 3 năm trước

    1369746

    Chào em, em tham khảo gợi ý sau:
    * Mở đoạn: Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm và nội dung chính của bài thơ (Bài thơ “Hạt gạo làng ta” xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là những “hạt vàng, hạt ngọc” của quê hương. Trần Đăng Khoa cũng gửi gắm sự biết ơn đến những người dân lao động một nắng hai sương. Từ đó giúp chúng ta biết trân trọng hơn ý nghĩa của sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá.)
    * Thân đoạn:
    + Hạt gạo chắt chiu những tinh túy của trời đất: “Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy/ Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy.”
    + Để làm ra hạt gạo người nông dân đã phải làm lụng vất vả, vượt qua những khắc nghiệt, khó khăn của thời tiết: “Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ”. Vượt qua những gian nan, hiểm nguy của thời cuộc: “Những năm bom Mĩ/ Trút trên mái nhà/ Những năm khẩu súng/ Theo người đi xa/ Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng/ Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông...”
    + Hạt gạo là mồ hôi, công sức bao ngày tháng vất vả của người nông dân: “Giọt mồ hơi sa”, “mẹ em xuống cấy”, “Sớm nào chống hạn/ Vục mẻ miệng gầu/ Trưa nào bắt sâu/ Lúa cao rát mặt/ Chiều nào gánh phân/ Quang trành quết đất.”
    => Từ những khó khăn, vất vả mới làm ra được hạt gạo trắng ngần, nuôi sống người dân, nuôi sống bộ đội để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Do đó, hạt gạo chính là biểu tượng của thành quả lao động chân chính.
    - Đánh giá về nội dung của bài thơ:
    + Bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ dễ thuộc, dễ nhớ.
    + Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị.
    + Biện pháp liệt kê, ẩn dụ được sử dụng thành công.
    * Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của bản thân.
Xem thêm 7 câu hỏi ...

CÂU HỎI HAY

Chưa có câu hỏi hay nào

Chưa có thông báo nào

Let's chat